Quảng Trị: Thực hiện tốt việc huy động học sinh đến trường
Theo thống kê của Ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị, năm học 2015-2016 số học sinh trong toàn tỉnh bỏ học trên 1.000 em đến nay con số này đã giảm mạnh. Năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 643 học sinh bỏ học.
Để thực hiện được con số trên, trong những năm qua, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã huy động học sinh đến trường, lớp và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học đồng thời phối hợp triển khai thực hiện; nhiều đơn vị đã có những cách làm tích cực, vận dụng nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nên tỉ lệ huy động học sinh đến trường khá cao, đặc biệt là ở cấp mầm non và tiểu học.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Đối với cấp học mầm non, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học mẫu giáo tại tỉnh Quảng Trị năm 2018 đạt 96,0%, cao hơn mặt bằng chung của toàn quốc 4,04% (Toàn quốc: 91,96%).
Học sinh bỏ học giảm mạnh, trung bình giảm 200 em/năm. Năm học 2015-2016 số học sinh trong toàn tỉnh bỏ học trên 1.000 em; đến nay con số này đã giảm rất mạnh; năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 643 học sinh bỏ học.
Video đang HOT
Để thưc hiện tốt công tác huy động học sinh đến trường, duy trì số lượng, chuyên cần của học sinh, có giải pháp tích cực ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học đã góp phần duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp, bậc học.
Theo đó, kết thúc năm 2018, Ngành GD-ĐT đã hoàn thành đạt 3/3 chỉ tiêu về huy động học sinh đến trường góp phần hoàn thành bộ chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị.
Theo congly
Trước 3 tuổi, bố mẹ nên thay đổi 4 thói quen xấu này cho con, nếu không tương lai của bé sẽ gặp rắc rối
Nhiều bố mẹ không biết rằng, giai đoạn trẻ con trước 3 tuổi là vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ, bên cạnh đó những thói quen cũng sẽ hình thành từ giai đoạn này.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, thông thường con người sẽ không nhớ rõ những ký ức vào khoảng từ 3 đến 5 tuổi, nhưng những gì diễn ra trước 3 tuổi có lẽ sẽ không dễ gì mất đi. Chúng ta đều biết rằng, thói quen sinh hoạt hằng ngày có tốt có xấu. Những thói quen tốt sẽ có lợi cho trẻ sau khi trưởng thành, ngược lại những thói quen xấu sẽ có ảnh hưởng khôn lường đến tương lai sau này. Vì vậy, các chuyên gia cho biết trẻ con trước 3 tuổi có 4 thói quen không tốt, bố mẹ nên cân nhắc và không nên hình thành thói quen ấy, nếu không tương lai của bé sau này có thể gặp nhiều rắc rối. Cùng xem đó là thói quen nào nhé!
Tã giấy
Mọi người đều biết tã giấy là một phát minh vô cùng tiện lợi cho việc chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên dùng tã giấy cho trẻ sơ sinh, hoặc 1 - 2 tuổi. Khi con chuẩn bị lên 3, bố mẹ nên tập thói quen không dùng tã để hình thành phản ứng sinh hoạt tự nhiên. Có nhiều bố mẹ vì sự tiện lợi của bản thân mà không biết rằng, tã giấy sẽ khiến con khó chịu, quan trọng hơn là ảnh hưởng đến thói quen tiểu tiện của trẻ.
Các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên cho trẻ ngừng mặc tã giấy khi lên 3 tuổi. Việc cho trẻ mặc tã giấy không chỉ ảnh hưởng đến việc vận động tay chân mà quan trọng hơn hết là khả năng đi vệ sinh của trẻ. Đây là độ tuổi mà bố mẹ cần dạy cho trẻ biết tự sinh hoạt cá nhân, để sau đó nếu đi học mẫu giáo, chúng sẽ không bị bỡ ngỡ.
Núm vú giả
Đa số trẻ em nào cũng có thói quen mút tay. Khi còn là trẻ sơ sinh, em bé thường hay cho tay vào miệng và mút. Ở bên cạnh mẹ, bé cũng sẽ tự tìm đến nguồn sữa của mình, đây là hành động có thể mang lại cho chúng cảm giác an toàn. Chính vì lý do này mà nhiều bà mẹ đã sử dụng núm vú giả cho trẻ sau khi cai sữa.
Các chuyên gia cho biết, ở một mức độ nào đó, núm vú giả không những có khả năng tạo được cảm giác an toàn giả, mà cũng có thể giúp trẻ giữ im lặng, không khóc. Nhưng trên thực tế nếu như sử dụng núm vú giả trong một thời gian dài thì sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển răng miệng của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý nhiều hơn và không nên cho trẻ ngậm núm vú giả.
Đút ăn
Đây là hành động thường xuyên của các bậc cha mẹ. Đến một độ tuổi nhất định, bố mẹ cần để trẻ con tự ăn. Có rất nhiều bé không thích tự mình ăn cơm mà lúc nào cũng cần có bố mẹ đút cơm cho ăn. Các chuyên gia cho biết, nhiều bố mẹ có tâm lý nếu để con tự ăn thì sẽ rất lâu và chậm chạp, có những đứa trẻ chỉ ngậm cơm và không nuốt, sau đó họ đã tự mình đút, có khi còn ăn phần thừa còn lại. Trên thực tế, đây là một thói quen không tốt và sẽ có ảnh hưởng đến sự tự lập và tâm lý của trẻ sau này. Không cần đến lúc trưởng thành, chỉ cần đợi đến lúc đi học mẫu giáo, đứa trẻ sẽ không thể tự mình làm bất cứ điều gì, khi bạn bè đồng trang lứa đều có thể tự mình ăn cơm được.
Không đánh răng
Đây là một thói quen tưởng bình thường nhưng nhiều bố mẹ lại vô tình bỏ qua. Nhiều bố mẹ cho rằng, khi một đứa trẻ lớn lên, chúng sẽ phải trải qua quá trình thay răng và mọc răng, nếu như răng hư thì sẽ tự rụng và thay răng mới, không ảnh hưởng đến sức khỏe của răng. Đây là quan điểm hoàn toàn sai. Trên thực tế, việc vệ sinh răng miệng với trẻ là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với trẻ trước 3 tuổi. Nếu như giai đoạn này răng của bé bị sâu và hư thì sẽ có ảnh hưởng đến răng miệng sau khi trưởng thành, thậm chí là ảnh hưởng sự phát triển đến cả khuôn mặt. Các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên tập cho con thói quen đánh răng trước 3 tuổi, dù khó khăn cũng phải cố gắng, đừng xem thường việc này!
Nguồn: Sohu
Lạng Sơn: Gần 140.000 học sinh nghỉ học do rét đậm Hôm nay (12/12), nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xuống thấp ở mức từ 50C đến 70C. Do đó, gần 140.000 học sinh thuộc 438 trường học mầm non và tiểu học trên địa bàn nghỉ học vì rét đậm, rét hại. Để chủ động cho học sinh nghỉ học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Lạng Sơn có công...