Quảng Trị sắp xếp lại quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục
Rà soát quy hoạch và sắp xếp lại quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của Sở GD&ĐT Quảng Trị.
Ảnh minh họa/internet
Với nội dung này, Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh hợp lý, phù hợp với từng vùng, địa phương theo Quyết định số 1322/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã, thôn, bản, khu phố; cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Trong quá trình sáp nhập đã nảy sinh những khó khăn bất cập, cần có giải pháp phù hợp.
Đối với những khó khăn ban đầu do sáp nhập trường lớp, đề nghị các phòng GD&ĐT và các trường sáp nhập ổn định tư tưởng trong đội ngũ; tìm các giải pháp khắc phục khó khăn, nhanh chóng ổn định tình hình.
Đối với những bất cập về cơ chế, chính sách như định mức lao động của giáo viên dạy cả 2 cấp học, bố trí số lượng cán bộ quản lý đối với những trường đặc thù…, Sở GD&ĐT sẽ tham mưu UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT để tháo gỡ.
Đối với trường sáp nhập lại nhưng quy mô trường học có quá nhiều điểm trường lẻ, rất khó trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục hoặc không đảm bảo về khoảng cách đi lại của học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT, các phòng GD&ĐT có sự nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền phương án khắc phục hợp lý.
Thực hiện chủ trương thí điểm xây dựng trường học tự chủ về tài chính trong chi thường xuyên: Sở và các địa phương nghiên cứu để tham mưu cho tỉnh xây dựng phương án tự chủ tiến đến chuyển đổi mô hình từ công lập ra ngoài công lập tại một số cơ sở giáo dục mầm non, THPT ở địa bàn có khả năng xã hội hóa cao sau khi có chủ trương của Bộ GD&ĐT.
Cùng với đó, trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 20/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh theo hướng sắp xếp lại hợp lý mạng lưới trường lớp trên địa bàn tỉnh, giảm dần điểm trường lẻ, đảm bảo khoảng cách đi học của học sinh, trên nguyên tắc đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục; phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng điều kiện KT-XH khó khăn…
Các phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND cấp huyện rà soát, đề xuất phương án mở rộng quy mô trường mầm non công lập và kêu gọi nguồn lực xã hội mở thêm các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, dân lập nhằm tăng tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường.
Video đang HOT
Hải Bình
Theo GDTĐ
Quảng Trị gấp rút bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới
Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có 13.226 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trong nhiều năm qua, chất và số lượng đội ngũ GV đã có sự phát triển đáng kể.
Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện CTGDPT mới thì vấn đề đội ngũ vẫn còn những tồn tại bất cập cần được ngành GD&ĐT đầu tư, chú trọng hơn nữa để làm nên chất lượng tổng thể.
Nỗi lo nhìn từ đội ngũ
Toàn ngành GD&ĐT Quảng Trị có 3.498 GV mầm non; tiểu học 4.179 GV; THCS 3.240 GV; THPT 1.915 GV; trung tâm GDNN-GDTX 264 GV; quản lý nhà nước 129 người;
Bà Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị cho rằng: CTGDPT mới được triển khai trong thời gian tới với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệm... Đây sẽ là những thách thức đối với đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV Quảng Trị nói riêng.
Ngành GD&ĐT Quảng Trị ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ GV dạy lớp 1
Hiện nay, đội ngũ GV Quảng Trị vẫn còn tình trạng mất cân đối, không đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ ở các địa bàn khác nhau (thừa GV ở các trung tâm, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng lại thiếu GV ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn). Việc thừa thiếu cũng đi theo môn học, thừa GV dạy văn hoá, thiếu GVdạy các môn đặc thù, tự chọn và theo ngành nghề đào tạo.
Đáng nói, dù cơ bản đội ngũ GV đạt chuẩn về trình độ đào tạo, nhưng năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà giáo còn hạn chế. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn hạn chế, đặc biệt với nhà giáo công tác ở miền núi, ít có điều kiện nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức...
Để đáp ứng CTGDPT mới
Bà Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD&ĐT khẳng định: Để chuẩn bị thực hiện CTGDPT mới, ngành GD&ĐT Quảng Trị đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng GV.
Ngành đã triển khai kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt của các môn học ở các cấp học.
Ngành GD&ĐT Quảng Trị còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuẩn bị thực hiện CTGDPT mới
Tổ chức quán triệt chương trình giáo dục bộ môn đến tận GV và giao nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích chương trình, đề xuất cách tiếp cận chương trình mới. Xây dựng chương trình dạy học bộ môn. Nêu các khó khăn, đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình mới.
Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học đổi mới CTGDPT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Áp dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, sinh hoạt chuyên môn mới.
Thường xuyên quan tâm xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất trường lớp học, trang thiết bị dạy học từng bước đồng bộ, đạt chuẩn và đáp ứng cơ bản yêu cầu tiếp cận đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Đặc biệt, Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn cho CBQL, GV về thiết kế dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp; Hội đồng bộ môn các môn văn hóa đã tổ chức nhiều chuyên đề dạy học tích hợp liên môn của các môn học.
Trong hè 2019, Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV, trong đó lồng ghép tích hợp các nội dung bồi dưỡng giữa bồi dưỡng thường xuyên và định hướng nội dung bồi dưỡng về đổi mới CT và SGK mới.
Chuẩn bị đội ngũ tham gia các lớp bồi dưỡng cốt cán cấp trung ương, cấp tỉnh tiến tới triển khai các lớp bồi dưỡng đại trà đến tận CBQL, GV các cơ sở giáo dục, trước hết ưu tiên bồi dưỡng GV lớp 1...
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Trị, bên cạnh những thuận lợi trong công tác bồi dưỡng GV thì cũng còn nhiều thách thức.
Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị CNTT, internet hỗ trợ tập huấn ở các trường, đặc biệt là các trường vùng núi chưa đáp ứng được nhu cầu của GV.
Một số GV với năng lực sử dụng CNTT còn thấp thì việc tham gia tập huấn qua mang sẽ gặp nhiều khó khăn, trong lúc một số trường còn thiếu thiết bị, thiếu GV tin học thì việc bồi dưỡng qua mạng, bồi dưỡng trực tuyến lại càng khó khăn hơn.
Việc tổ chức tập huấn qua mạng sẽ khó cho công tác quản lí, giám sát, nếu giáo viên thiếu tinh thần tự học, tự bồi dưỡng... thì hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng có thể không cao.
Đức Trí
Theo GDTĐ
Trường Đông Hà trao quà ý nghĩa cùng em tới trường trước thềm năm học mới Nhiều năm nay, học sinh tại trường Trung học phổ thông Đông Hà ngoài nhiệm vụ học tốt còn có nhiệm vụ giữ gìn sách vở thật tốt để dành tặng các bạn vùng khó. Ngày 1/9, tại Trung tâm Giáo dục thường Xuyên - Giáo dục Nghề nghiệp huyện miền núi Hướng Hóa, Quảng Trị, đoàn Trường Trung học phổ thông Đông...