Quảng Trị đầu tư giáo dục chất lượng đạt chuẩn quốc tế
Sáng 6/4, tại thành phố Đông Hà, UBND tỉnh Quảng Trị và tập đoàn Nguyễn Hoàng đã tổ chức lễ khánh thành trường hội nhập quốc tế iSchool Quảng Trị.
Trường quốc tế iSchool Quảng Trị là cơ sở thứ 13 của Hệ thống iSchool được xây dựng từ tháng 6/2018. Đến tháng 12/2018, trường đưa vào hoạt động khu mầm non. Tổng diện tích gần 50.000m2, diện tích sàn 17.000m2 sẽ đáp ứng nhu cầu học tập cho 2.000 học sinh từ khối mầm non đến PTTH với các khối chức năng và khu nội trú đầy đủ tiện nghi, đáp ứng cho hơn 200 học sinh.
Trường triển khai chương trình học của Bộ GD&ĐT theo hướng tối ưu hóa, giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn Cambridge, chương trình “Kiến tạo doanh nhân trẻ” đào tạo kỹ năng tài chính, kinh doanh cùng các môn giáo dục kỹ năng sống – giá trị sống, âm nhạc – thể thao chuyên sâu.
Sự ra đời của iSchool ở tỉnh Quảng Trị sẽ góp phần giải quyết nhu cầu học tập cho nhân dân trên địa bàn và đa dạng hóa các loại hình đào tạo.
Theo vtv.vn
Thầy cô đừng... đồng lõa với cái ác
Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, liên tiếp những vụ việc như thầy giáo sờ soạng học sinh ở Bắc Giang; thầy giáo tán tỉnh nữ sinh ở Thái Bình, nhóm nam sinh hiếp nữ sinh ở Quảng Trị; 5 nữ sinh lột quần áo, đánh một bạn cùng lớp ở Hưng Yên... đã xảy ra khiến nhiều người lo ngại về môi trường giáo dục.
Sự lo ngại đó hoàn toàn có cơ sở, bởi cái ác đang được phơi bày hiện diện dày đặc, không chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh"...
Video đang HOT
Bạo lực học đường, cái ác đang len lỏi hàng ngày vào trường học. Ảnh minh họa
Khi các em... đơn độc
Vụ việc nữ sinh lớp 9 Trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên bị một nhóm bạn cùng lớp lột quần áo, đánh hội đồng, đang gây rúng động trong xã hội. Theo gia đình em Y (2004) học sinh trường Phù Ủng bị bạn đánh đến mức phải nhập viện tâm thần; thì nguyên nhân là do ngày 22/3, Y không chép bài tập Tiếng Anh cho các bạn nên bị bôi mực vào áo.
Đến 25.3, Y lại không mang mũ calot cho các bạn nên đã bị 5 nữ sinh trong lớp lột quần áo, đánh hội đồng và quay clip tung lên mạng. Thậm chí, 5 nữ sinh này còn dí máy quay để quay vùng kín của nạn nhân. Cô bé lớp 9 cố che chắn nhưng không chống lại được nhóm bạn hoang dã. Cô bé ôm chặt lấy chân bàn kêu la, càng kêu càng bị đánh đá tàn bạo.
Theo nữ sinh này, đây không phải lần đầu tiên em bị nhóm nữ sinh cá biệt của lớp đánh mà từng bị đe dọa, đánh, bắt nạt nhiều lần trước đó. Tuy nhiên, do hoảng sợ, bị đe dọa nếu "báo cô giáo, nhà trường hay phụ huynh" nhóm nữ sinh sẽ tiếp tục đánh nên nữ sinh này thường chỉ âm thầm chịu đựng một mình. Y. kể, trước khi bị đánh vào buổi chiều, ngay từ trưa, nhóm nữ sinh cùng lớp đã gây sự bằng những lời lẽ đe dọa khiến nữ sinh này về nhà không dám ăn cơm trưa. "Đến chiều hôm đó, ở trong lớp, các bạn đóng cửa lại và lao vào đánh em".
Các bạn đánh vào đầu, mắt em khiến bị tụ máu đông, má sưng và còn lột quần áo của em ra để đánh. Vừa đánh các bạn còn chửi bới em". "Em không muốn đi học ở đó nữa...". Nữ sinh này cho rằng, việc bị nhóm nữ sinh này ghét, đánh là do "hiền, không chịu a dua, đua đòi, bôi son phấn như các nữ sinh khác".
Điều đáng sợ, cô giáo chủ nhiệm Y biết học trò bạo hành nhau như thời trung cổ nhưng lại bảo học sinh xoá video làm hoà, giấu phụ huynh. Cô sợ lộ ra sẽ ảnh hưởng đến thành tích của lớp cô chăng? Ảnh hưởng thi đua của cô chăng? Tại sao, cô giáo và nhà trường khi biết chuyện không đưa Y đi khám bệnh, chữa thương?
Đành rằng, tâm lý của mọi ngành, trong đó có ngành giáo dục hễ xảy chuyện xấu thường thanh minh, đổ lỗi, chối bỏ trách nhiệm để chuyện to thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có gì, đóng cửa trong nhà bảo nhau, bởi lo cho " thành tích" nhà trường (!).
Đã tới lúc, trường học không chỉ có điểm số. Một nền giáo dục chỉ chạy theo điểm số mà quên giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho học trò là những hậu quả đang hiện hữu. Những thầy cô giáo chỉ biết lên lớp, soạn giảng, chấm, chăm chỉ ghi chép hồ sơ để rồi hết giờ về, cho dù có chất đống bao nhiêu danh hiệu đi chăng nữa, cũng chỉ là những thợ dạy, những robot lỗi hệ điều hành mà thôi. Và như thế, danh sách nạn nhân sẽ còn nối dài. Rất dài.
Bởi thế, nhiều ý kiến cho rằng, các thầy cô hãy nhìn thẳng để định giá đúng. Điều này không chỉ có ở Hưng Yên, và không chỉ có ở trường Phù Ủng. Phải thẳng thắn hiểu rằng, trước khi 5 nữ sinh độc ác xuống tay những ngón đòn cuối, thì các em học sinh chậm và yếu thường đã bị giáo viên công khai mắng mỏ trước cả lớp rồi. Giáo viên chủ nhiệm thường cho phép các bạn nhân danh giữ kỷ luật để đi kiểm soát, ghi tên vào sổ đen, thậm chí đánh tát những học sinh chậm, học kém hoặc phạm lỗi. Thậm chí học sinh hung hãn càng được giáo viên tin tưởng.
Đội ngũ này như cánh tay nối dài của thầy cô, cánh tay làm những "điều ác thô", còn thầy cô làm "điều ác tinh", là trao quyền cho học sinh này đứng trên học sinh khác. Những học sinh cưng, được đi ức hiếp đánh bạn bè, rồi sẽ lớn lên thế nào với cái mầm mống độc ác đó trong máu.
Rất nhiều thầy cô giáo vẫn quan niệm việc bắt nạt không nguy hiểm bằng việc học sinh đi trễ, nói chuyện trong lớp, hay bài kiểm tra điểm kém, vì nó trực tiếp ảnh hưởng xếp hạng thi đua của lớp. Và thầy cô cũng bực bội ra mặt với những học sinh yếu. Cách ứng xử đó làm cả lớp ngầm hiểu là học sinh yếu sẽ không được bênh vực, sẽ xứng đáng bị "dạy dỗ".
Không chỉ là bạo lực, đó là tội ác!
Cuộc đời một con người với quãng thời gian ở trường học để lại những dấu ấn vô cùng quan trọng với sự phát triển nhân cách sau này. Nếu trẻ không may mắn, bị kỳ thị, bị đánh, rất có thể lớn lên vì mang mặc cảm bị áp bức, coi rẻ... mà trở thành tội phạm. Có nhiều người bị sang chấn tâm lý, chưa kể tới những hậu quả khôn lường.
Đơn cử, vào năm 2015, cuốn sách về bạo lực học đường đã khiến nước Pháp bàng hoàng, cuốn sách "Marion- Mãi mãi tuổi 13" của người mẹ Nora Fraisse, kể về cuộc chiến đấu khi đi tìm công lý cho con gái của mình.
Marion, cô bé thông minh, xinh đẹp, chăm chỉ sống trong một gia đình ngập tràn hạnh phúc, bỗng một ngày tự sát bằng cách thắt cổ. Ước mơ trở thành kiến trúc sư của em không bao giờ thành hiện thực được nữa. Đó là điều khiến gia đình em không thể tưởng tượng và chấp nhận. Tìm hiểu về cái chết của con, người mẹ mới đau đớn biết sự thật, một thời gian dài Marion bị xúc phạm thân thể ở trường và bị bạo hành tinh thần trên mạng xã hội. Em cô độc buộc phải kết thúc nỗi đau khổ triền miên.
Ở góc độ khác, luật sư Luân Lê (Hà Nội) cho rằng: Một xã hội ô nhiễm thế này làm sao con trẻ không bệnh hoạn. Áp lực, sự bất mãn, cay cú, tức giận... cứ tích tụ trong tim mỗi người để rồi bùng phát một cách vô thức và ngấm vào gene để truyền cho thế hệ sau. Bao giờ cải tạo được những gene bị lỗi này? Và khi nào thì các ngôi trường trong hệ thống giáo dục này biết truyền thụ những giá trị về nhân quyền, luật pháp và cách thức bảo vệ những đứa trẻ khỏi mọi sự tấn công và bức hại?
Khi nào sẽ không còn cảnh vài điểm một môn vào sư phạm và chạy chọt để có hợp đồng và biên chế để làm nhà giáo? Khi nào không còn tình trạng cưỡng bách thu các loại phí, quỹ và trục lợi nhờ các dự án học đường khẩu phần ăn, uống? Khi nào thì biết giảng dạy về những giá trị phổ quát của con người và luật pháp? Khi nào thì thôi thúc bách và áp đặt lên đầu những thế hệ lối học vẹt và thành tích như một cái máy? Và khi nào thì dừng lại việc giáo dục một tâm thức nô lệ cho những thế hệ bằng cách nhất nhất nghe lời và không được phản kháng?
Theo luật sư Vũ Hồng Hoa, cần làm cho trẻ có hành vi làm nhục người khác nhìn nhận được hành vi đó là đúng hay sai, nhận thức được về mặt pháp luật, về mặt đạo đức, hiểu được hậu quả của hành vi. Tạo cho trẻ cơ hội sửa sai, răn đe giáo dục để thay đổi nhận thức của trẻ, qua đó điều chỉnh hành vi tích cực hơn cho chính trẻ. Đặc biệt nên đưa những bài học về pháp luật, đạo đức vào các giờ kỹ năng trong hệ thống giáo dục.
Nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà cũng thẳng thắn bày tỏ: Những người đứng đầu ngành giáo dục hãy tự trọng, nhìn thẳng và rõ vấn đề, thoát khỏi cơn ảo tưởng về thành tích giáo dục! Hãy thừa nhận cái ác đang từng ngày len lỏi vào trường học.
Đặc biệt "Bạo lực học đường" không còn là vấn nạn, đó là tội ác! Hai là khắc phục sớm nhất vấn nạn bạo lực học đường trước khi đọc bản thành tích. Cần thay đổi từ hệ thống, từ bên trong "máu"chứ không phải chỉ khắc phục biểu hiện. Một ông hiệu trưởng bị đình chỉ, vài trăm ông hiệu trưởng bị đình chỉ thì mọi chuyện vẫn tồi tệ nếu Bộ Giáo dục vẫn giữ tư duy cũ.
Đồng thời, cha mẹ đừng sống thay, làm thay cho con bất cứ thứ gì! Kể cả tìm cách tháo chạy, chịu lỗi cho con. Hãy dạy con cách phòng vệ, chống lại cái ác, cái xấu. "Hiền" đúng lúc, "dữ" đúng chỗ, biết dũng cảm chống cái sai, bảo vệ cái đúng và xa rời tội lỗi. Hãy để con tự chịu trách nhiệm về lỗi lầm của mình. Hôm nay con lột quần đánh bạn, ngày mai con nhục mạ và đánh bạn nhiều hơn, sẽ có ngày con cầm dao giết người.
Đó là quy luật phát triển của tội ác. Cha mẹ hãy làm bạn với con và thôi áp đặt con theo lối sống của mình. Hãy để trẻ được nói lên tiếng nói của trẻ và sống cuộc đời của nó. Học giỏi không hẳn trở thành người thành công và hạnh phúc. Con có quyền học dốt nhưng kỹ năng sống phải đầy đủ.
Chỉ có con mới tự bảo vệ được mình!
Thêm một nữ sinh bị bạo hành tập thể
Vụ việc xảy ra vào khoảng 17 giờ chiều 31/3, nhóm gồm 5 nữ sinh của trường THCS Diễn Hùng và 2 nữ sinh của trường THCS Diễn Kim, huyện Diễn Châu, Nghệ An (đang học lớp 7 và lớp 8) đưa 1 nữ sinh lớp 7 trường THCS Diễn Hùng ra bãi biển, bắt bạn quỳ xin lỗi rồi đánh bằng cách tát vào mặt.
Trước đó là vụ việc em N.T.B.P. (16 tuổi, lớp 10 trường THPT Nguyễn Hữu Thận, Triệu Phong, Quảng Trị) bị nhóm 6 đối tượng nam hiếp dâm tập thể; trong đó có 2 đối tượng nam học cùng trường và 3 đối tượng học trường cấp 3 cùng huyện.
Nguyễn Mỹ
Theo baophapluat
Viết ước mơ từ ngọn lửa truyền thống Đến bây giờ, Đại úy Hoàng Xuân Biên, trợ lý công tác quần chúng, Phòng Chính trị, BĐBP Quảng Trị vẫn còn nhớ như in lời bố dặn trước ngày lên đồn nhận nhiệm vụ: "Con bây giờ đã trở thành sĩ quan, lên đơn vị phải luôn nhớ mình là con của cựu chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang với...