Quảng Trị: CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học
Ngành GD Quảng Trị đã xây dựng kế hoạch với những bước đi vững chắc để triển khai ứng dụng CNTT trong công tác điều hành, quản lý và dạy học đã nâng cao chất lượng giáo dục.
Học sinh thực hành các bài giảng trên máy tính (Ảnh tư liệu)
Ông Võ Văn Minh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, Sở GD&ĐT Quảng Trị đã xác định rõ việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu lớn của ngành.
Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia để nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT, tổ chức nhiều lớp tập huấn về các phần mềm và phương pháp thiết kế, soạn bài giảng e-Learning cho giáo viên các cấp học theo từng môn học, ngành học.
“Có nhiều đề tài khoa học về lĩnh vực CNTT được học sinh thực hiện để tham gia các cuộc thi Khoa học kỹ thuật, Cuộc thi sáng tạo trẻ… cấp tỉnh và cấp quốc gia đạt giải cao. Một số giáo viên đã tích cực tham gia diễn đàn giáo dục trên nền tảng CNTT và gửi bài giảng Elearning dự thi toàn quốc và đã có 3 giáo viên lọt vào top 50 sản phẩm xuất sắc trong toàn Quốc…”
Ông Võ Văn Minh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị
Trong quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho thấy, giáo viên được tiếp cận nhiều phần mềm phục vụ trong soạn giảng, tổ chức nhiều buổi hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học…
Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị đã phát động phong trào thiết kế bài giảng điện tử, tham gia cuộc thi thiết kế bài giảng E-Learning do Bộ tổ chức, tạo môi trường rộng rãi, thuận lợi để giáo viên toàn ngành có thể giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, nguồn tư liệu một cách thường xuyên.
Video đang HOT
Để làm được điều này, mỗi giáo viên, tổ bộ môn xây dựng được các tư liệu dạy học bao gồm các bài giảng điện tử, bài giảng e-Learning, các thí nghiệm ảo, các bộ câu hỏi theo hướng phát huy năng lực học sinh… để đưa lên thư viện học liệu của ngành.
Theo đánh giá chung, hầu hết giáo viên THPT và THCS, giáo viên Tiểu học đã có kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học vững vàng. Ứng dụng CNTT không chỉ được áp dụng ở các tiết thao giảng, chuyên đề mà đã trở thành phương tiện không thể thiếu trong các tiết lên lớp hằng ngày của mỗi giáo viên, nhiều giáo viên đã thực hiện 100% các giờ dạy có ứng dụng CNTT.
Việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại hiệu quả cao trong dạy học, giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo và khả năng tìm tòi khám phá tri thức, giúp học sinh định hướng và phát triển năng lực bản thân tốt.
Từ việc giáo viên tích cực, chủ động ứng dụng CNTT vào dạy học đã tác động lớn đến thái độ và tư duy học tập của học sinh. Nhiều học sinh đã hình thành kỹ năng sử dụng CNTT như phương tiện để hỗ trợ học tập và nghiên cứu, giúp các em đạt được những kết quả tốt trong học tập và sáng tạo.
Xây dựng nền giáo dục thông minh
Ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, từng bước xây dựng nền giáo dục thông minh (GDTM).
ây được xem là điều kiện tiên quyết trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đưa thành phố hội nhập bền vững và vươn tầm thế giới.
Trưng bày các mô hình giáo dục thông minh của TP Hồ Chí Minh.
Những mô hình tiên phong
Tại vòng chung kết cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học TP Hồ Chí Minh năm học 2019-2020 vừa diễn ra, đề tài nghiên cứu "Mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguy cơ trầm cảm của học sinh THPT trên địa bàn thành phố" đã tạo ấn tượng mạnh cho nhiều người. ề tài do hai học sinh Vũ Hồng ức, Nguyễn Thị Minh Nhật lớp 11CA1, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong thực hiện. Theo đánh giá của Ban giám khảo, đề tài có nhiều nội dung cần tiếp tục hoàn thiện nhưng bước đầu đã đánh dấu sự sáng tạo, năng động và mạnh dạn của hai tác giả trong lĩnh vực AI.
Nói về lý do chọn đề tài, em Vũ Hồng ức chia sẻ: "Nhà trường đã đưa chương trình AI vào giảng dạy cho chúng em theo mô hình GDTM mà TP Hồ Chí Minh đang triển khai. Em thấy chương trình giảng dạy AI rất hay và tạo được cảm hứng cho học sinh. ây là chất xúc tác để nhóm chúng em nghiên cứu ý tưởng xây dựng phần mềm dựa trên AI dự đoán nguy cơ trầm cảm của học THPT trên địa bàn thành phố".
Năm học 2019-2020, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong là cơ sở giáo dục đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh tổ chức giảng dạy chuyên đề AI cho học sinh ba khối 10, 11, 12. Thạc sĩ Phạm Thị Bé Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong cho biết: "Thực hiện chỉ đạo chung của thành phố và của ngành giáo dục hướng đến đề án Xây dựng trường học thông minh, trường đã triển khai các hoạt động dạy và học theo mô hình tiên tiến, đổi mới phương pháp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và giảng dạy.
Năm học 2019 - 2020, trường bắt đầu dạy học đại trà về AI cho học sinh và lộ trình giảng dạy chuyên sâu các chuyên đề AI trong những năm tiếp theo, nhằm đào tạo học sinh phát triển toàn diện về trí lực, công nghệ, năng khiếu, kỹ năng..., trở thành công dân toàn cầu trong thời hội nhập.
Cũng theo Thạc sĩ Phạm Thị Bé Hiền, trên cơ sở đổi mới, xây dựng một trường học thông minh, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong trang bị những điều kiện về nguồn nhân lực, về hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ, in-tơ-nét... Phòng học thông minh có các thiết bị và các phần mềm giáo dục tiên tiến, hiện đại hiện nay.
Cùng với đó, là khai thác tối đa sự tương tác giữa thế giới thực và thế giới ảo, giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau; tận dụng nguồn tài liệu đã được số hóa và đưa lên mạng in-tơ-nét để giảng dạy. Ngoài ra, còn có các chuyên đề mà học sinh được học về AI, như nền tảng về toán cho AI; kỹ năng lập mô hình toán cho các vấn đề thực tế; kỹ năng lập trình bậc cao; kỹ năng sáng tạo trong sử dụng AI...
Các khóa học sẽ hoàn toàn dùng tiếng Anh (bài giảng, giáo trình cũng như báo cáo của học viên). Sau khi học sinh hoàn tất các chuyên đề về AI ở cấp THPT, có thể tiếp tục học ở bậc đại học đúng chuyên ngành.
Hiệu trưởng Trường THCS Phan Tây Hồ (quận Gò Vấp), Vũ Thị Thơ cho biết, cùng với đổi mới phương pháp dạy học, việc ứng dụng CNTT, ứng dụng giáo dục STEM (Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật - Toán) trong dạy học tại Trường THCS Phan Tây Hồ được xác định là "chìa khóa" để tạo ra môi trường giáo dục mở, hiện đại, đào tạo những thế hệ công dân thông minh trong tương lai. "ưa giáo dục STEM vào giảng dạy tại trường là một nội dung mới, giáo dục tích hợp chứ không phải là một môn học.
Trong đó, các bài học được xây dựng theo hướng lồng ghép kiến thức Khoa học và Toán với các vấn đề trong Công nghệ và Kỹ thuật của thế giới thực. Từ đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học vừa biết cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn", bà Vũ Thị Thơ chia sẻ. Chương trình STEM đã giúp học sinh sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có kỹ năng cộng tác và truyền thông tốt. Học sinh trở nên ham học hỏi, khám phá và sáng tạo, nhất là khi được đặt vào vai trò của một nhà phát minh...
Những việc cần làm
TP Hồ Chí Minh hiện có 54 trường đại học, 52 trường cao đẳng, hơn 490 trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; 2.283 trường mầm non và phổ thông. Có hai triệu học sinh, sinh viên đang học tập trên địa bàn thành phố. ây là nguồn lực rất lớn mà thành phố đặc biệt quan tâm.
Tiến sĩ Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, giáo dục phổ thông phải không ngừng đổi mới, phát triển mạnh mẽ, hội nhập với nền giáo dục tiên tiến của thế giới. Hiện, thành phố đang triển khai đề án "Xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh", trong đó, giáo dục đi trước, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế, tạo nguồn lực để xây dựng thành phố văn minh, hiện đại. Nhiều năm qua, TP Hồ Chí Minh luôn dành hơn 25% vốn ngân sách cho việc chi thường xuyên và chi đầu tư xây mới, sửa chữa và cải tạo, nâng cấp trường học, nhất là mua sắm trang thiết bị dạy, học hiện đại.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Hồng Sơn cũng thừa nhận, việc xây dựng nền GDTM vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng dân số bình quân một năm khoảng 170 nghìn người, kéo theo số lượng học sinh tăng rất nhanh tạo nên áp lực về cơ sở vật chất. iều này ảnh hưởng đến việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục, tạo rào cản cho mục tiêu xây dựng mô hình dạy học tiên tiến, hiện đại.
Song song đó, hình thức tổ chức dạy học truyền thống gắn với truyền thụ kiến thức, tài liệu in, thời gian biểu cố định... đã khiến giáo dục thiếu tính linh hoạt, sáng tạo. Trong khi đó, GDTM cần cả phòng học truyền thống và lớp học ảo, tài liệu in và tài liệu số, thời gian linh hoạt, không gian học tập mọi lúc, mọi nơi. iều đó đòi hỏi giáo viên phải tích cực thay đổi nhận thức, thái độ...
Ông A.Ph.Bren-đơn-bớc, chuyên gia giáo dục Ô-xtrây-li-a cho rằng: "GDTM là một xu thế mới của thế giới. Nhiều quốc gia đã hướng đến xây dựng nền GDTM để đào tạo các thế hệ công dân thông minh. ể có những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa trên bước đường hội nhập, TP Hồ Chí Minh cần xây dựng được nền giáo dục tiên phong, hiện đại đạt chuẩn quốc tế.
Muốn xây dựng GDTM thành công, cần xây dựng thành công các hợp phần cấu thành nên hệ sinh thái GDTM, như: các trường học thông minh, tiên tiến hiện đại; mô hình STEM mô phỏng thí nghiệm ảo, hệ thống chương trình đào tạo nguồn nhân lực...".
Mới đây, Sở Giáo dục và ào tạo thành phố Hồ Chí Minh đưa vào hoạt động mô hình thí điểm Trung tâm điều hành GDTM. ây được xem là tiền đề quan trọng để ngành giáo dục triển khai thành công nền GDTM. Mô hình thí điểm Trung tâm điều hành GDTM gồm nhiều hợp phần, như: quản lý và tổ chức các cuộc họp thông minh; tích hợp và triển khai hệ thống quản lý văn bản thông minh; hệ thống giám sát thời gian thực qua ca-mê-ra trên cơ sở ứng dụng AI; tạo hệ sinh thái trực tuyến phục vụ việc soạn giảng, nghiên cứu của giáo viên và hoạt động tự học của học sinh, tạo nền tảng xây dựng xã hội học tập...
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm khẳng định: "Thành phố đang tập trung triển khai các bước đi để tiến tới xây dựng đô thị thông minh với nòng cốt là những con người thông minh, sử dụng các tiện ích, thành tựu khoa học và công nghệ để tạo môi trường học tập có hiệu quả. Vì vậy, việc định hướng trong xây dựng GDTM với những giải pháp và bước đi cụ thể là nhiệm vụ quan trọng của thành phố.
Thời gian qua, ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh đã có rất nhiều giải pháp ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý. Những thành tựu đạt được cho thấy việc áp dụng CNTT trong giáo dục là phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện để hướng đến xây dựng GDTM".
BÀI VÀ ẢNH: CAO TÂN
Gian nan gieo chữ nơi đầu nguồn sông Bến Hải Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô là một trường chuyên biệt thuộc vùng khó khăn nhất của huyện Vĩnh Linh. Năm học mới đã bắt đầu, các thầy cô giáo tại trường Phổ thông dân tộc Bán trú Vĩnh Ô (Vĩnh Linh, Quảng Trị) lại khoác ba lô ngược dòng Bến Hải, đi về phía đầu nguồn, nơi...