Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an
Bờ sông Vĩnh Định đoạn qua xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã và đang bị sạt lở rất nghiêm trọng, khiến hàng trăm hộ dân sinh sống ven bờ con sông này lâm vào cảnh bất an.
Sạt lở bờ sông Vĩnh Định đoạn qua xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) ăn sâu vào trong gây mất đất sản xuất và nguy cơ hư hỏng nhà ở.
Theo người dân địa phương, từ năm 2020 đến nay, bờ sông Vĩnh Định đoạn qua thôn Vân Hòa đã bị sạt lở rất nhanh, nhất là vào mùa mưa lũ từ tháng 9 – 11 hàng năm. Tính đến nay, bờ sông đã bị sạt lở với chiều dài lên đến gần 1.000m và ăn sâu vào từ 10 – 30m, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của hơn 100 hộ dân. Đồng thời gây mất nhiều diện tích đất sản xuất, gây thiệt hại về cây trồng và nguy cơ cao làm hư hỏng nhiều nhà ở và các công trình ven sông.
Ông Nguyễn Thuận, thôn Vân Hòa có nhà ở ven bờ sông Vĩnh Định cho biết, cách nay 5 năm tường nhà ông còn cách sông hàng chục mét. Đến nay bờ sông đã bị sạt lở vào tận sát tường nhà, khiến ngôi nhà có thể bị đổ sập ra sông bất cứ lúc nào. Vào buổi tối vợ chồng phải thay nhau thức để theo dõi sạt lở, nếu thấy bất thường thì khẩn trương di chuyển tạm đến chỗ khác để đảm bảo an toàn.
Để phòng, chống sạt lở bờ sông Vĩnh Định, nhiều năm trước người dân địa phương đã trồng những hàng chuối sứ, trồng tre thành dãy dài dọc sát bờ sông để bảo vệ bờ nhưng tình trạng sạt lở vẫn liên tục xảy ra. Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11/2024, nhiều trận mưa lớn khiến mực nước sông Vĩnh Định dâng cao chảy xiết, làm cho bờ sông xuất hiện thêm nhiều điểm sạt lở mới nghiêm trọng. Hàng loạt cây chuối sứ cao từ 3 – 4m, đường kính gốc 30 – 40cm ở sát bờ sông đã bị đổ ngã do sạt lở. Tương tự, những hàng tre – loại cây được cho là giữ đất ở bờ sông tốt, cũng đã bị ngã đổ hàng loạt ra lòng sông.
Sạt lở bờ sông Vĩnh Định đoạn qua xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) ăn sâu vào trong gây mất đất sản xuất.
Nhiều ngôi nhà và công trình kiên cố của người dân ven bờ sông Vĩnh Định đang có nguy cơ cao bị hư hỏng, đổ sập khi chỉ còn cách sông 2 – 3m. Sạt lở bờ sông cũng khiến diện tích đất sản xuất dần mất đi, sinh kế của người dân bị ảnh hưởng. Ông Lê Quang Bổn, Trưởng thôn Vân Hòa, xã Triệu Hòa cho biết, sông Vĩnh Định trước đây chỉ rộng chừng 20 – 30m nên có thể bơi qua lại. Những năm gần đây, do bị sạt lở bờ, lòng sông đã mở rộng lên 70 – 80m. Nguyên nhân có thể là do sự biến đổi của dòng chảy. Gần đây, trên con sông này xuất hiện nhiều vùng nước xoáy mạnh sát bờ, cuốn trôi đi nhiều đất và các loại cây trồng.
Chủ tịch UBND xã Triệu Hòa Nguyễn Văn Đức cho biết, sạt lở bờ sông Vĩnh Định đoạn qua xã đã rất nghiêm trọng với quy mô lớn và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của hơn 100 hộ dân cùng nhiều công trình, nhà ở. Địa phương và người dân rất mong cơ quan chức năng của tỉnh quan tâm, sớm bố trí nguồn vốn để đầu tư xây dựng khẩn cấp công trình kè nhằm bảo vệ bờ sông Vĩnh Định.
Video đang HOT
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.
Sông đi qua các xã của huyện Triệu Phong và Hải Lăng, thông vào phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên – Huế với chiều dài khoảng 26km.
Quảng Trị: Nỗ lực ứng phó với sạt lở bờ sông Thạch Hãn
Thạch Hãn là con sông lớn nhất ở Quảng Trị, tình trạng sạt lở bờ sông đã và đang diễn biến theo hướng phức tạp, quy mô lớn, ảnh hưởng đến nhiều hộ dân.
Sạt lở nghiêm trọng
Bờ sông Thạch Hãn đoạn qua phường Đông Lương, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) bị sạt lở gây hư hỏng bờ kè.
Sông Thạch Hãn có lưu vực khoảng 2.660 km2 ở các huyện: Triệu Phong, Gio Linh, Đakrông, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà. Dân số sinh sống trên lưu vực sông này khoảng 370.000 người, chiếm 50% dân số toàn tỉnh. Con sông này có độ dốc lớn từ Tây sang Đông. Lưu tốc dòng chảy lớn kết hợp với thiên tai diễn ra dồn dập cả về tần suất và cường độ làm cho tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, nhất là vào mùa mưa lũ từ tháng 9 - 11 hàng năm.
Bờ sông Thạch Hãn bị sạt lở hầu như trên toàn tuyến, trong đó đoạn qua thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong là nghiêm trọng nhất, ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường vào mùa mưa lũ.
Thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong nằm ven sông Thạch Hãn. Những năm trở lại đây, bờ sông Thạch Hãn đoạn qua đây liên tục bị sạt lở. Khoảng 30 hộ dân trong thôn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sạt lở đã làm mất đất sản xuất và đến sát nhà ở của người dân. Ông Nguyễn Văn Tiến, 62 tuổ.i, sinh sống ven sông Thạch Hãn, đã nhiều lần chứng kiến lũ trên sông cuốn trôi đất và công trình ở ven bờ.
Ông Tiến cho biết, nhiều năm về trước, bờ sông Thạch Hãn còn cách tuyến đường liên thôn hiện tại hàng chục mét. Sau nhiều lần sạt lở, bờ cũ của con sông đã biến mất. Do lượng đất, đá ở ven bờ bị sạt lở quá lớn nên gần giữa sông Thạch Hãn xuất hiện bãi bồi. Vào mùa mưa bão, mỗi lần lũ về, nước lũ rất mạnh. Nhiều hộ dân rất lo sợ khi bờ sông tiếp tục bị sạt lở nhanh sẽ có nguy cơ cao cuốn trôi nhà ở.
Bờ sông Thạch Hãn đoạn qua xã Triệu Giang (Triệu Phong, Quảng Trị) bị sạt lở quy mô lớn đã hình thành bãi bồi gần giữa sông.
Tương tự, bờ sông Thạch Hãn đoạn qua thôn Như Lệ, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị đã và đang bị sạt lở đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến 40 hộ dân. Ngoài ảnh hưởng đến các công trình và đất sản xuất, sạt lở bờ sông ở đây còn gây thiệt hại về người.
Vào giữa tháng 10/2022, bờ sông Thạch Hãn đoạn qua thôn Như Lệ, xã Hải Lệ bị sạt lở đặc biệt nghiêm trọng, làm một người chế.t, sập 3 ngôi nhà. Bờ sông Thạch Hãn sạt lở gần như thẳng đứng, hàng năm sạt lở từ 5 - 10m lấn sâu vào đất sản xuất và đất ở, làm hư hỏng nhiều công trình, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của hơn 5.000 hộ dân, trong đó có hàng trăm hộ hiện đang sống trong vùng thực sự nguy hiểm khi cách mép sông chỉ dưới 20 m.
Tình trạng sạt lở bờ sông Thạch Hãn tại tỉnh Quảng Trị còn có nguy cơ ảnh hưởng tới các di tích lịch sử quan trọng như Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn (huyện Triệu Phong), một số địa điểm ghi dấu tích cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 (thị xã Quảng Trị). Một số nơi đã phải di dời nhà ở do sạt lở bờ sông Thạch Hãn như ở các xã: Triệu Long, Triệu Giang, huyện Triệu Phong; Hải Lệ, thị xã Quảng Trị.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, nguồn lực của địa phương còn khó khăn nên việc khắc phục sạt lở bờ sông còn hạn chế, chỉ xử lý mang tính tạm thời trước mắt; việc xử lý sạt lở bờ sông chủ yếu lồng ghép vào nguồn lực của Trung ương hỗ trợ. Tuy nhiên nguồn lực Trung ương hỗ trợ không đủ đáp ứng được nhu cầu, chưa thể nghiên cứu các giải pháp khắc phục mang tính tổng thể, bền vững và lâu dài.
Mặt khác, yêu cầu về thời hạn thực hiện của nguồn vốn Trung ương hỗ trợ gấp, ngắn hạn nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, vùng trọng điểm sạt lở bờ sông thường gắn với khu vực đông dân cư. Vì vậy, để khắc phục sạt lở cần gắn với việc di dời dân và tái định cư, cần nguồn lực rất lớn để triển khai đồng bộ.
Nỗ lực ứng phó sạt lở bờ sông
Bờ sông Thạch Hãn đoạn qua xã Triệu Độ (Triệu Phong, Quảng Trị) được xây dựng kè để chống sạt lở, bảo vệ khu dân cư.
Từ năm 2018 đến nay, Quảng Trị huy động hàng trăm tỷ đồng xây dựng khoảng hơn 18 km kè chống sạt lở bờ sông Thạch Hãn đoạn qua các huyện: Triệu Phong, Gio Linh, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà. Nhiều tuyến kè bờ sông kết hợp phục vụ nhu cầu giao thông dân sinh, cải tạo môi trường, chỉnh trang đô thị.
Ông Nguyễn Hữu Chiến, người dân sinh sống ven bờ sông Thạch Hãn bị sạt lở, đoạn qua xã Triệu Long, huyện Triệu Phong chia sẻ, việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng bờ kè khắc phục sạt lở sông Thạch Hãn đã xử lý kịp thời một số khu vực đặc biệt nguy hiểm, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước, tạo tâm lý ổn định cho người dân sinh sống dọc bờ sông.
Nhờ huy động được nguồn lực, thời gian gần đây, tỉnh có điều kiện triển khai các dự án khẩn cấp khắc phục sạt lở bờ sông Thạch Hãn. Năm 2024, tỉnh triển khai Dự án khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ sông Thạch Hãn, đoạn qua thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong có quy mô và số vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, với gần 100 tỷ đồng.
Dự án này xây dựng kè chống xói lở khẩn cấp bờ hữu sông Thạch Hãn đoạn qua thị xã Quảng Trị dài 1,9 km, đoạn qua huyện Triệu Phong dài 3,2 km; nhằm khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, các tuyến đường giao thông, công trình công cộng, đất sản xuất, ổn định và cải thiện điều kiện sống người dân.
Tương tự, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, tỉnh đã và đang triển khai hai công trình kè chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Thạch Hãn đoạn Bến thả hoa Như Lệ và đoạn hạ lưu, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, với tổng vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng.
Trước đó, tỉnh đã thực hiện Dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị từ năm 2016, hoàn thành tháng 6/2022. Dự án có quy mô 35,5 ha, tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng, nhằm di dân khẩn cấp 60 hộ (297 khẩu) ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn. Mỗi hộ dân ở vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn khi di dời đến Dự án được cấp 1.500 m2 đất; trong đó có 300 m2 đất ở. Hiện nay, các sở, ngành và địa phương đang tích cực vận động người dân di dời đến ở vùng Dự án.
UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ 750 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương, để đầu tư hoàn thiện tuyến kè bờ sông Thạch Hãn đoạn qua thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong, chiều dài 14,5 km, nhằm ứng phó tình trạng sạt lở bờ sông, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, nhà nước.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và địa phương thường xuyên kiểm tra và xử lý quyết liệt, kịp thời hành vi vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng lòng, bờ, bãi sông, đặc biệt là xây dựng nhà ở, công trình ven sông, trên sông và khai thác cát, sỏi trái phép ở lòng sông, làm gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông. Đồng thời kiểm tra, đán.h giá và chỉ đạo thực hiện cắm biển cảnh báo sạt lở; di dời các hộ dân đang sinh sống tại những khu vực đang sạt lở, nhất là những khu đặc biệt nguy hiểm để đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Sở cũng kiến nghị tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan lồng ghép nội dung phòng, chống sạt lở bờ sông vào quy hoạch, chương trình, đề án, dự án có liên quan đang được triển khai; lập kế hoạch xây dựng công trình bảo vệ bờ tại những khu vực dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng quan trọng không thể di dời. Đồng thời rà soát vùng dân cư đang có diễn biến sạt lở hoặc có nguy cơ cao xảy ra sạt lở để di dời tái định cư; lồng ghép phòng, chống sạt lở bờ sông vào xây dựng kế hoạch đầu tư công trung, dài hạn.
Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân Quảng Trị hiện có 27 xã, thị trấn với khoảng 1.400 hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở đồi, núi chưa được di dời. Những trận mưa lớn liên tục trong những ngày qua làm đất rừng ở nhiều khu vực miền núi huyện Hướng Hóa, Đakrông bị sạt lở, đ.e dọ.a cuộc sống người dân. Tuyến đường liên xã vào...