Quảng Ninh: Ngắm giàn đèn khủng trên tàu cá chuẩn bị ra Biển Đông
Quảng Ninh sẽ có thêm 17 tàu cá mới và 1 tàu cá được nâng cấp trong thời gian tới. Đó là phê duyệt quyết định số 3679/QĐ- UBND tỉnh về điều chỉnh phân bổ chỉ tiêu đóng mới tàu cá cho địa phương.
PV Dân Việt đã ghi nhận những hình ảnh chuẩn bị của các tàu đánh cá chuẩn bị ra khơi xa. Trong đó, có những con tàu được trang bị giàn đèn khủng.
Khai thac hai san là một trong những nghề có truyền thống lâu đời nhất ở đây.
Đên nay, chúng ta đã có những chiếc tau vỏ gô, vỏ thép có công suât hang trăm sức ngựa, trong tai hang trăm tân để vươn ra khai thác xa bờ, lam cho nghê khai thac thuy san trên biên cua ngư dân phát triển mạnh, san lương khai thác ngay cang cao, chung loai phong phu, đa dang, đơi sông cua ngư dân ngay cang đươc nâng cao va gop phân phat triên kinh tê – xa hôi ơ cac vung nông thôn ven biên nươc ta trong môt thơi gian dai cho đên nay.
Trước đó, việc tàu đóng theo chính sách của Nghị định 67/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 12 tàu, 11 tàu đóng xong và đi vào hoạt động (gồm 7 tàu cá vỏ thép, 04 tàu vỏ gỗ). Những tàu đóng theo Nghị định 67 đều là những tàu có công suất lớn trên 800CV, trang bị thiết bị khai thác hiện đại có định vị hải đồ, rađa, máy đo sâu, máy dò cá, hầm bảo quản vật liệu mới FOAM, hệ thống tời thủy lực, ngư cụ lưới chụp mực 4 tăng gông có chu vi rộng và chiều cao lớn có khả năng đánh bắt những đàn cá có sản lượng lớn…
Video đang HOT
Giàn đèn khủng được trang bị trên những con tàu đánh cá xa bờ của tỉnh Quảng Ninh
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Công, phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Ninh cho biết: Việc đóng mới, nâng cấp tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên của các hộ dân, UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay vốn cho các hộ dân với mức hỗ trợ lãi suất là 6%/năm/số dư nợ thực tế.
Ông cũng cho biết: Tất cả tàu cá vỏ thép của tỉnh Quảng Ninh có công suất từ 150CV đến 829CV được các cơ quan đăng kiểm của Trung ương và địa phương giám sát trong quá trình đóng mới và đăng kiểm. Hiện nay các tàu này đều có chất lượng tốt đảm bảo theo quy chuẩn, quy phạm và theo các quy định hiện hành về đăng kiểm tàu cá. Đặc biệt các tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 là tàu có công suất trên 800CV chất lượng tốt, đảm bảo an toàn, khả năng vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản hiệu quả góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển.
Thời gian gần đây, có thông tin nhiều tàu cá của ngư dân Bình Định bị hư hỏng, xuống cấp và gỉ sét trầm trọng nguyên nhân do các công ty đóng tàu nhập vỏ thép từ Trung Quốc. Ông Công cũng thể hiện quan điểm: Việc đóng tàu vỏ thép bằng thép nhập khẩu từ Trung Quốc loại có chất lượng tốt dùng cho đóng tàu biển được các cơ quan đăng kiểm Quốc tế và đăng kiểm Việt Nam đăng kiểm giám định chất lượng thì vẫn hoàn toàn đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn theo quy phạm đăng kiểm. Thực tế có tàu cá của Quảng Ninh đóng bằng vật liệu thép đóng tàu biển của Trung Quốc chất lượng vỏ tàu tốt vẫn hoạt động khai thác thủy sản an toàn và hiệu quả và thép Trung Quốc cũng có nhiều loại.
Những con tàu lớn và hiện đại đã sẵn sàng cho những chuyến ra khơi dài ngày.
Ông Phạm Văn Mừng, phường Phương Nam, TP.Uông Bí – một hộ dân được UBND tỉnh phê duyệt cho đóng tàu mới cho biết: Hiện gia đình ông đang sử dụng một chiếc tàu cá vỏ thép có công suất 865HP, trị giá trên 17.3 tỷ đồng đã triển khai đóng và ra khơi khai thác từ 2.2017 do Công ty TNHH MTV Nam Triệu đóng. Nhưng hiện tại tàu đang gặp một số trục trặc về bộ phận tời và máy thường hay bị rung trong quá trình vận hành. Ông thấy rất phấn khởi khi hộ của ông được phê duyệt cho đóng tàu mới và mong muốn tỉnh cũng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn tạo điều kiện cho vay vốn với mức lãi phù hợp để bà con ngư dân có động lực ra khơi bám biển. Ông hy vọng sau khi con tàu mới này đóng xong sẽ có nhiều chuyến ra khơi thuận lợi và bội thu.
Để thực hiện được mục tiêu tái cơ cấu ngành thủy sản phát triển theo hướng bền vững, ngành thủy sản cần phải dần thay thế đội tàu cá vỏ gỗ bằng tàu vỏ thép được trang bị các thiết bị hiện đại và đồng bộ.
Tàu vỏ thép có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với tàu vỏ gỗ như: độ bền cao, kín nước, hầm bảo quản hiện đại, có khả năng làm nhiều nhiệm vụ trên biển.
Theo nhiều ngư dân, việc cho phép các hộ dân đóng mới tàu là chủ trương đúng đắn của tỉnh để hướng ngư dân theo hướng chiến lược phát triển kinh tế biển. Việc đóng mới tàu cá sẽ giúp ngư dân có được con tàu mới, hiện đại nhằm chống chọi tốt với sóng gió ở biển khơi, tăng hiệu quả kinh tế.
Trong những năm tới, phát triển nghề khai thác hải sản xa bờ, trong đó có khai thác viễn dương, được xác định là một trong những hướng đi chính trong chiến lược phát triển kinh tế biển. Vì vậy việc đóng những chiếc tàu mới, vỏ thép kiên cố và có công suốt lớn sẽ góp phần thúc đẩy ngành thảy sản của tỉnh phát triển.
Theo thống kê cả nước hiện có trên 110.000 tàu cá, trong đó có khoảng 31.000 tàu đánh bắt hải sản xa bờ. Tàu cá vỏ gỗ vẫn đang chiếm tỷ lệ cao. Nhưng đã có nhiều tàu vỏ thép kiên cố và công suất lớn được đóng.Đối với riêng Quảng Ninh, Theo Sở NN&PTNT toàn tỉnh hiện có 7.541 tàu cá lắp máy. Trong đó, số tàu cá vỏ gỗ: 7.524 tàu; tàu vỏ thép là 17 tàu. Số lượng tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên là 537 tàu, tàu đánh bắt gần bờ có công suất
Theo Danviet
Cần trên 42.000 tỷ đồng đầu tư đội tàu lớn khai thác hải sản xa bờ
Tăng quy mô đội tàu lớn để đánh bắt xa bờ là mục tiêu của ngành thủy sản nhằm đạt được mức khai thác trên 1,6 triệu tấn hải sản từ vùng biển Việt Nam.
Chiều 28.9, Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) đã tổ chức Hội nghị quy hoạch phát triển khai thác hải sản xa bờ toàn quốc đến năm 2020, định hướng 2030.
Ngành thủy sản có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Trong những năm qua sản lượng thủy sản liên tục tăng, năm 2016 đạt 6,72 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2015, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2016 đạt 7 tỷ USD.
Theo Tổng cục Thủy sản, nghề khai thác xa bờ phấn đấu công nghiệp hóa vào năm 2020, hiện đại hóa vào năm 2030, đến năm 2020 giữ ổn định sản lượng khai thác xa bờ cả nước khoảng 1.620.000 tấn, trong đó sản lượng cá nổi là 1.446.000 tấn, sản lượng cá đáy là 174.000 tấn. Đến năm 2020, tổng số tàu khai thác hải sản xa bờ của cả nước ở mức 32.760 chiếc (công suất trên 90 CV).
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển khai thác xa bờ thời kỳ 2018-2030 dự kiến khoảng 42.209 tỷ đồng. Nguồn vốn này được huy động từ nhiều nguồn, ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn của các thành phần kinh tế trong nước, vốn đầu tư và tài trợ từ nước ngoài.
Song song với việc đầu tư phát triển đội tàu cá công suất lớn nhằm phát triển khai thác hải sản xa bờ, Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh việc xây dựng chế tài bắt buộc đối với ngư dân khai thác, doanh nghiệp thu mua, doanh nghiệp chế biến sản phẩm thủy sản trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm sạch có chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng.
Đẩy mạnh hợp tác nghề cá với các nước trong khu vực và trên thế giới như Bruney, Indonesia, Đông Timor, Myanmar, Philipin, Malaisia... để đưa tàu cá, thuyền viên Việt Nam đi khai thác hợp pháp tại vùng biển đặc quyền kinh tế của họ, đồng thời để ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp.
Theo Danviet
Tàu cá chở sáu ngư dân bị đắm trên biển Quảng Ninh Đang neo đậu trên vùng biển Cô Tô (Quảng Ninh), tàu cá vỏ gỗ 12 tấn chở sáu ngư dân Thanh Hóa bất ngờ bị đắm. Khu vực tàu cá chở sáu ngư dân Thanh Hóa bị đắm. Ảnh: Minh Đức Khoảng 4h ngày 16/8, tàu vỏ gỗ 12 tấn, biển kiểm soát Thanh Hóa đang neo đậu tại khu vực cảng Hải...