Quảng Ninh: Gần 70 tỷ đồng để thuê trường và cuộc di chuyển vội vã
Sự việc gần 600 học sinh Trường THPT Tiên Yên nghỉ học để phản đối quyết định chuyển trường của UBND tỉnh Quảng Ninh đang gây xôn xao dư luận. Các chuyên gia giáo dục đánh giá, quyết định chuyển trường này có phần vội vã, thậm chí, có nhiều điểm bất thường.
Quyết định số 896 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thuê trường
Bất thường thời gian thuê
Theo công văn số 1846 ngày 25/3 của UBND tỉnh Quảng Ninh, Trường THPT Tiên Yên cũ được đầu tư từ gần nửa thế kỷ, nay đã xuống cấp. Vì vậy, để tạo điều kiện cho Trường có cơ sở vật chất đảm bảo hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Quảng Ninh phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Tiên Yên trình UBND tỉnh Quảng Ninh xây dựng phương án thuê cơ sở vật chất của Trường THPT Nguyễn Trãi cho Trường THPT Tiên Yên.
Ngày 8/3/2019, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định 896 phê duyệt phương án này, đồng thời, quyết định thuê cơ sở vật chất của trường mới trong thời gian 30 năm với giá 2,281 tỷ đồng/năm, do UBND tỉnh bố trí ngân sách.
Tuy nhiên, Quyết định này của tỉnh Quảng Ninh khiến các phụ huynh cho rằng có sự bất thường khi thời gian thuê quá dài. Đã vậy, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh còn có kế hoạch đưa học sinh Trường THPT Tiên Yên chuyển sang địa điểm mới từ tháng 4/2019, với lý do chuyển trước mùa mưa bão sẽ giúp nhà trường sớm ổn định, tập trung giảng dạy chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và hoàn thành nhiệm vụ năm học 2018 – 2019.
Tuy nhiên, câu hỏi của các phụ huynh đặt ra không phải không có lý do: Tại sao lại phải chuyển trường một cách vội vã khi chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc năm học – thời điểm phải hạn chế tối đa sự xáo trộn để các em học sinh tập trung cho kỳ thi, nhất là các lớp cuối cấp? Chính quyết định này đã dẫn đến việc “bãi trường” của hàng trăm học sinh, để rồi tỉnh lại phải ra công văn hỏa tốc lùi thời gian chuyển trường. Việc chuyển trường vào thời điểm không phù hợp liệu có vì một mục đích phi giáo dục nào không, cũng là câu hỏi đang khiến nhiều người băn khoăn.
Quyết định thông tin chi tiết về tiền thuê trường hàng năm
Về quyết định thuê trường trong thời gian 30 năm của UBND tỉnh Quảng Ninh, trao đổi với phóng viên VietTimes, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ đã chỉ ra hai điểm bất thường: Thứ nhất, cứ cho rằng trường cũ đã xuống cấp không thể sử dụng được, phải chuyển học sinh sang cơ sở mới để đảm bảo cho việc học tập của các cháu. Song, lý do này vẫn không thể giải thích minh bạch cho thời gian thuê trường quá dài, tận 30 năm. “Thời gian để xây, cải tạo một ngôi trường tối đa chỉ khoảng 2 năm và cơ sở vật chất của trường cũ vẫn luôn sẵn có. Vì vậy, lý do gì khiến học sinh, thầy cô phải đi thuê trường tới 30 năm?” – nguyên Thứ trưởng đặt câu hỏi.
Video đang HOT
Thứ hai, về cơ sở vật chất của Trường THPT Tiên Yên cũ, nguyên Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ cho biết, đúng ra, UBND tỉnh Quảng Ninh cần có một hội đồng thẩm định, có biên bản đánh giá và được phụ huynh nhà trường đồng ý rằng ngôi trường cũ đã thực sự xuống cấp, không đảm bảo điều kiện học tập. Tuy nhiên, hiện chưa thấy bằng chứng nào từ phía tỉnh Quảng Ninh cho thấy cơ sở vật chất của nhà trường thực sự xuống cấp! Chính vì vậy mà UBND tỉnh Quảng Ninh chưa thuyết phục được học sinh, phụ huynh và cả dư luận.
Gần 70 tỷ chỉ để thuê trường
Cũng trong Quyết định 896, UBND tỉnh Quảng Ninh đã thông tin về mức giá thuê trường. Cụ thể, từ tháng 4/2019 đến tháng 12/2019, giá thuê là 1,710 tỷ đồng. Giá thuê các năm tiếp theo là 2,281 tỷ đồng/năm, mức giá này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, chi phí bảo trì, duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất… Sau 10 năm, hai bên sẽ thương thảo lại giá thuê.
Quyết định ghi rõ thời hạn thuê trường là 30 năm
Nhẩm tính giá thuê trường, Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ cho biết, nếu giữ nguyên mức giá nói trên, thì trong vòng 30 năm, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tốn gần 70 tỷ đồng để thuê trường.
Trong khi đó, chưa có thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh về kế hoạch đối với ngôi trường cũ được cho là đã xuống cấp. “UBND tỉnh có cải tạo hay xây lại trường cũ không? Nếu không, cơ sở vật chất của trường công lập cũ mà Nhà nước đã đầu tư sẽ bị bỏ không hoặc bị phá bỏ, cộng thêm tiền đi thuê trường, gây lãng phí hàng tỷ đồng của ngân sách. Trong điều kiện Nhà nước còn khó khăn, người dân còn nghèo, ngân sách eo hẹp, quyết định chi ngân sách này của UBND tỉnh Quảng Ninh có hợp lý hay không?” – ông Trần Xuân Nhĩ chỉ ra.
Trường THPT Tiên Yên nơi xảy ra vụ việc
Đồng quan điểm, GS. Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, UBND tỉnh Quảng Ninh cần phải trả lời rõ mục đích của việc yêu cầu học sinh phải chuyển trường vào đầu mùa thi, cũng như khi lấy đất của nhà trường, thì tỉnh sử dụng vào mục đích gì?
Bên cạnh đó, GS. Nguyễn Minh Thuyết cũng đặt câu hỏi: “Vì sao UBND tỉnh Quảng Ninh lại sử dụng gần 70 tỷ đồng để thuê trường, mà không dùng để xây trường mới cho học sinh? Con số 70 tỷ đồng rất lớn, đủ để xây một ngôi trường khang trang, vững chãi hơn, nhưng tại sao tỉnh lại khăng khăng bắt phải đi thuê trường như vậy? Mà, sau 30 năm, hết số tiền thuê, học sinh địa phương sẽ học ở đâu và ngôi trường cũ liệu có bị xóa sổ?”
Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long – người ký Quyết định số 896 và Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh Vũ Liên Oanh, để làm rõ các vấn đề xung quanh vụ việc, thì điện thoại của hai người này luôn không bắt máy. Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên Hoàng Mạnh Hưng thì từ chối trả lời với lý do đang ốm và cho biết huyện chỉ phụ trách thi hành quyết định của tỉnh.
Vì vậy, những câu hỏi mà chuyên gia giáo dục và dư luận đặt ra vẫn đang bỏ ngỏ.
Theo viettimes
Trường mầm non xuống cấp, cô trò đi học nhờ tại hội trường UBND xã
Do cơ sở hạ tầng trường xuống cấp nghiêm trọng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào nên đê đảm bảo an toàn cho hơn 60 trẻ nhỏ theo học ở đây, nhà trường đã phải di chuyển lên hôi trường UBND xã học nhờ.
Trường mầm non Thanh Xuân, xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) được xây dựng và đưa vào sử dụng lâu năm nên đã có dấu hiệu xuống cấp từ nhiều năm trước. Mặc dù được chính quyền địa phương và nhà trường tu sửa nhiều lần, nhưng đến năm học 2018 - 2019, phần mái nhà bị võng xuống gây mất an toàn cho trẻ đang theo học ở đây.
Mỗi khi mùa mưa bão đến, các cô giáo phải chạy đôn chạy đáo để tìm chậu hứng nước mưa chảy khắp nơi trong các phòng học. Đến nay thì đã không thể nào chấp vá được nữa nên nhiều phụ huynh đã kiên quyết không cho con đi học nếu trường không chuyển đến nơi mới.
Hội trường xã giờ là lớp học của trường mầm non Thanh Xuân
Để đảm bảo an toàn cho các cháu theo học tại trường, UBND xã Thanh Xuân đã có phương án là di chuyển tạm thời trường mầm non lên hội trường UBND xã. Từ đây đã phát sinh nhiều bất cập đẩy cô trò rơi vảo cảnh khó khăn trăm bề.
Bên trong hội trường được ngăn thành 4 ô nhỏ cho các nhóm tuổi theo học
Cô Hà Thị Huyên, Hiệu phó trường mầm non Thanh Xuân cho biết: "Sau khi chuyển lên khu tạm thời, nhà trường đã thống nhấh ngăn hội trường xã thành 5 ô bằng bạt bắn khung sắt, 4 ô dành làm lớp học, 1 ô để các cô có nơi sinh hoạt. Tuy nhiên do ở hội trường xã không có bếp ăn nấu cho các cháu, không có nhà vệ sinh nên các giáo viên phải dựng một lán mái tôn nấu ở cạnh vách tường và dựng tạm một nhà vệ sinh ngoài trời được che bằng bạt để cô trò sử dụng. Việc chuyển các trẻ đến hội trường xã được an toàn, nhưng cũng có nhiều bất tiện, việc dùng vách ngăn nên tiếng ồn rất lớn, bất tiện cho các nhóm trẻ".
Khu bếp ăn được bắn tôn tạm
Một phụ huynh có con đang theo học cho biết: "Thời điểm này việc đưa các cháu lên hội trường UBND xã học tạm thời là đúng nhưng các cháu cũng đông mà chỉ có 4 phòng nên chật chội. Tôi cũng nghe nói sắp tới trường sẽ được xây dựng, không biết thực hư như thế nào và đến khi nào mới xây".
Điều kiện bếp nấu ăn chưa được đảm bảo
Chia sẻ về vấn đề này, ông Hà Hồng Quản - Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân cho biết: "Thanh Xuân có 4 cơ sở chia lẻ xuống các bản để cho các cháu mầm non theo học, việc trường cơ sở mầm non chính của xã xuống cấp và không được sử dụng cũng đã được báo cáo lên các cấp, các ngành. UBND huyện Quan Hóa cũng đã xuống xem xét và có chủ trương xây dưng trương mơi. Hiện việc xây dựng trường cũng đã được một ngân hàng nhận tài trợ nhưng tất cả mới chỉ trên giấy tờ. Hiện hồ sơ đã trình lên UBND huyện, nhưng đang chờ phê duyệt".
Nhà vệ sinh rất bất tiện cho cả cô và trò trường mầm non Thanh Xuân
"Hiện UBND xã vẫn phải để các cháu học tại hội trường đợi khi nào huyện bố trí vốn xây mới phòng học thì mới chuyển đi được", ông Quản cho biết thêm.
Thành Phan
Theo congly
Xác minh kẻ xúi giục, lôi kéo học sinh trường THPT Tiên Yên nghỉ học Ngày 30-3, theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, trong số khoảng 500 học sinh Trường THPT Tiên Yên đột ngột nghỉ học từ ngày 25 vừa qua, đến nay mới có gần 330 em đi học trở lại. Nguyên nhân ban đầu xác định là do phụ huynh và học sinh chưa đồng thuận với chủ trương chuyển sang học tập...