Quảng Ngãi: Trên 700 ca mắc bệnh sốt xuất huyết
Tính đến ngày 23-7, tỉnh Quảng Ngãi đã ghi nhận trên 700 ca mắc bệnh sốt xuất huyết. Số ca bệnh tăng cao so với cùng kỳ, nguyên nhân do thời tiết và chu kỳ của dịch sốt xuất huyết.
Các khu vực có rác thải thường tập trung nhiều muỗi, bọ gậy.
Theo đó, từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã ghi nhận trên 700 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, nguyên nhân khiến ca bệnh tăng cao so với cùng kỳ là do thời tiết và chu kỳ dịch sốt xuất huyết.
Vào khoảng thời gian tháng 6 đến tháng 11 là thời điểm dễ bùng phát bệnh sốt xuất huyết, cùng với thời tiết nắng nóng kết hợp mưa dông bất thường, môi trường thuận lợi để muỗi đẻ trứng, phát triển thành bọ gậy, gây bệnh.
Video đang HOT
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, tập trung diệt lăng quăng bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi tiêu diệt mầm bệnh. Tư vấn cho người dân cách phòng tránh và hạn chế số ca mắc sốt xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trì, do vậy, nếu không phát hiện kịp thời để đưa đến cơ sở điều trị có thể gây xuất huyết não, tê liệt, ….khả năng tử vong cao, nhất là trẻ em.
NGUYỄN TRANG
Theo SGGP
Chuyên gia y tế lên tiếng về đề xuất... 'cái lu chống ngập'
Trước ý kiến mỗi nhà nên trang bị lu nước chống ngập của đại biểu Phan Thị Hồng Xuân, nhiều chuyên gia cho rằng việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết.
Theo đó, bên lề kỳ họp lần thứ 15 HĐND TP HCM khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TPHCM đã đề xuất phương án dùng lu đựng nước để chống ngập.
Ý kiến của đại biểu này đã nhận được nhiều phản ứng trên mạng xã hội. Phần lớn mọi người đều cho rằng đây là phương án không khả thi.
Trao đổi với Tiền Phong sáng 13/7, PGS TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng bản thân ông không đồng ý với đề xuất này vì việc dùng lu trữ nước mưa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, đẻ trứng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (áo tím) trong một buổi thị sát tại điểm nóng sốt xuất huyết trên địa bàn TPHCM.
"Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Muỗi trưởng thành thường đẻ trứng ở bất kỳ dụng cụ chứa nước nào có thể tích trữ nước đến 7 ngày đều có thể là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Do đó, việc trữ nước trong lu chống ngập chưa biết đã khả thi chưa nhưng lại vô tình tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, gây bệnh sốt xuất huyết", Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết.
Bắt đầu từ tháng 6, khi thời tiết bước vào mùa mưa cũng là lúc bệnh sốt xuất huyết gia tăng nhanh tại khu vực phía Nam. TP Hồ Chí Minh đang là địa phương có số ca mắc cao nhất cả nước, các chuyên gia dự báo, nếu không có các giải pháp quyết liệt, kịp thời, mùa dịch sốt xuất huyết năm nay sẽ diễn biến rất phức tạp.
YẾN NHI
Theo PLO
3 ổ dịch sốt xuất huyết mới trên địa bàn Hà Nội đã nhanh chóng được xử lý Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, 3 ổ dịch sốt xuất huyết mới được ghi nhận tại phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa), xã Ngọc Liệp (huyện Quốc Oai) và phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm). Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, ngay sau...