Quảng Ngãi: Học sinh “tố” bị thầy giáo bắt đứng khoanh tay nhiều giờ liền
Nhiều học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Sơn Tây (huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) phản ánh phải đứng khoanh tay nhiều giờ liền để nghe thầy giáo phụ trách nội trú nói chuyện cá nhân.
Trước thông tin phản ánh của học sinh, phóng viên Dân trí đã có buổi làm việc với BGH trường PTDTNT THCS Sơn Tây để tìm hiểu rõ hơn vụ việc.
Thầy Lê Hoài Thạnh – Hiệu trưởng trường PTDTNT THCS Sơn Tây, xác nhận thông tin học sinh phản ánh về vụ việc nêu trên cũng như một số vấn đề khác liên quan đến thầy V.Đ.P. – giáo viên Mỹ thuật kiêm Tổ trưởng quản lý nội trú.
Theo thầy Thạnh, sự việc được phát hiện khi thực hiện khảo sát bạo lực học đường theo hướng dẫn của cấp trên. Qua quá trình khảo sát, nhiều học sinh phản ánh trong học kỳ I năm học 2017 – 2018 thầy V.Đ.P. đã bắt học sinh tập trung ngoài trời vào các ngày thứ bảy, chủ nhật nhiều giờ liền.
Các em cho biết phải đứng khoanh tay từ 1 – 2 tiếng để nghe thầy P. nói về chuyện bản thân, gia đình mà không liên quan đến chuyện học tập, sinh hoạt. Nhiều hôm học sinh phải đứng cả vào ban đêm.
Bên cạnh đó, thầy P. cũng yêu cầu học sinh phải đứng dậy khoanh tay chào và nghe nói chuyện khoảng 10 phút vào đầu mỗi tiết học. Đồng thời thầy P. có những cử chỉ như vuốt tóc, cầm tay nhiều nữ sinh khiến các em lo sợ. Sau khi sự việc được phát giác, nhiều học sinh đã có thư phản ánh gửi đến Ban giám hiệu với mong muốn chấm dứt những sự việc nêu trên.
“Sau khi tiếp nhận phản ánh nhà trường đã yêu cầu thầy P. không được tập trung học sinh khi không có sự đồng ý của Ban giám hiệu. Trên cơ sở phản ánh của học sinh và giáo viên, nhà trường đã tổng hợp tất cả ý kiến gửi đơn vị quản lý trực tiếp là UBND huyện Sơn Tây để có hướng chỉ đạo xử lý vụ việc”, ông Thạnh nói và cho biết để xảy ra tình trạng này trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến học sinh trước hết là lỗi của Ban giám hiệu nhà trường.
Video đang HOT
Nhiều học sinh trường PTDTNT THCS Sơn Tây phản ánh bị bắt đứng khoanh tay nhiều giờ liền
Liên quan đến sự việc, phóng viên đã tìm gặp một số giáo viên và học sinh của nhà trường để tìm hiểu thêm thông tin.
Được sự đồng ý và giám sát của phụ huynh, 2 học sinh trường PTDTNT THCS Sơn Tây đã xác nhận với phóng viên việc bị thầy P. bắt đứng ngoài trời nhiều giờ liền để nghe kể chuyện cá nhân.
“Chúng cháu phải khoanh tay đứng liên tục nhiều giờ liền, có hôm còn đứng ngoài trời vào buổi tối. Chúng cháu đứng không nổi nên ngồi xuống thì thầy bắt phải đứng lên tiếp tục khoanh tay, thầy bảo phải nghe lời thầy. Thật sự tụi cháu rất sợ mỗi khi phải đứng như thế”, một học sinh thông tin.
Trong khi đó, nhiều giáo viên cho biết trong qua trình tìm hiểu, khảo sát tình trạng bạo lực học đường đã tiếp nhận khá nhiều thông tin phản ánh của học sinh liên quan đến thầy V.Đ.P.
Cô V.T.H. cho rằng, ngoài việc nghe học sinh phản ánh, cô đã tận mắt chứng kiến thầy P. tập trung học sinh trong một căn phòng vào buổi tối. Lúc đó thầy P. đứng trên bàn để nói chuyện.
“Rất nhiều học sinh phản ánh việc bị bắt phải đứng khoanh tay, nhiều học sinh nói với tôi là ban đêm trời lạnh mà đứng khoảng 2 tiếng ngoài trời nên các em tê hết cả chân nhưng không dám nói vì sợ”, cô H. cho biết.
Theo cô N.T.T.L., trước đây đã có một vài học sinh phản ánh sự việc liên quan đến thầy P. nhưng giáo viên cũng chỉ nghĩ đây là sự hiểu lầm. Tuy nhiên hiện nay sự việc bùng phát mạnh khi nhiều học sinh ở các khối lớp đều có chung phản ánh.
“Sau khi sự việc nóng lên thì nhà trường đã yêu cầu tất cả giáo viên chủ nhiệm phải gặp các em học sinh để tâm sự và tìm hiểu vụ việc. Nhiều học sinh cho biết có tâm lý sợ gặp thầy P., sợ khi bị vuốt tóc và sợ khi phải học tiết của thầy P.”, cô L. chia sẻ.
Để có thông tin đa chiều về vụ việc, phóng viên đã liên hệ làm việc với thầy V.Đ.P. Tại buổi làm việc với nhiều cơ quan báo chí, thầy P. phản đối và cho rằng những thông tin nêu trên là thổi phồng, bịa đặt nhằm làm giảm uy tín cá nhân của mình.
Theo thầy P., thầy là tổ trưởng nội trú nên có nhiệm vụ tập trung dặn dò học sinh vào cuối tuần. Mỗi tuần từ 1 – 2 lần, học sinh được tập trung để dặn dò việc học hành, ứng xử chứ không có chuyện tập trung để nói chuyện cá nhân.
Nếu tập trung tầm 15 phút thì học sinh đứng để nghe, còn thời gian tập trung từ 45 phút trở lên thì học sinh được ngồi ghế. Thầy P. cũng cho rằng mình không hề đứng trên bàn để nói chuyện với học sinh mà chỉ đứng trên ghế để thấy rõ học sinh do căn phòng quá chật.
Đối với phản ánh về việc có những cử chỉ làm học sinh lo sợ, thầy P. phản ứng quyết liệt và cho rằng mình không làm chuyện đó.
“Tôi phản đối vì đây là sự thổi phồng, bịa đặt và bóp méo sự thật. Những thông tin này đã xúc phạm, bôi nhọ một người thầy đã đứng trên bục giảng 20 năm như tôi”, thầy P. khẳng định.
Liên quan đến vụ việc, ông Võ Thìn – Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây cho biết cũng vừa nhận được báo cáo của trường PTDTNT THCS Sơn Tây. Trên cơ sở đó, UBND huyện sẽ chỉ đạo kiểm tra, xác minh vụ việc để xử lý theo đúng quy định.
Quốc Triều
Theo Dân trí
Vĩnh Long: Hướng dẫn giáo viên có nhu cầu thuyên chuyển về trường Phổ thông Dân tộc nội trú
Sở GD&ĐT Vĩnh Long vừa ban hành văn bản hướng dẫn giáo viên có nhu cầu thuyên chuyển về trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh.
Ảnh có tính chất minh họa/internet
Theo đó, viên chức thuyên chuyển phải đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm nơi đơn vị chuyển đến có nhu cầu; Kết quả đánh giá, xếp loại của viên chức trong năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018 phải đạt từ "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên;
Viên chức xin thuyên chuyển trong tỉnh phải có thâm niên giảng dạy ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng trở lên); viên chức xin thuyên chuyển ngoài tỉnh phải có thâm niên giảng dạy ít nhất 5 năm (đủ 60 tháng trở lên) không kể thời gian tập sự; Viên chức có nhu cầu thuyên chuyển do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc để đoàn tụ gia đình.
Ngoài các điều kiện trên, viên chức giảng dạy có nhu cầu thuyên chuyển về trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh còn phải được xem xét theo các yêu cầu như: Viên chức là người dân tộc; Viên chức đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Lưu ý: Viên chức thuộc một trong những trường hợp sau đây không được xem xét thuyên chuyển: Đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, thi hành kỷ luật; đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra hoặc có liên quan đên công việc đang bị thanh tra; Còn vay vốn của ngân hàng theo hình thức tín chấp do cơ quan xác nhận; Chưa đủ thời gian công tác theo quy định nêu trên; Khi đơn vị nơi viên chức xin chuyển đến không có nhu cầu.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai.vn
Thái Nguyên: Lưu ý chuẩn bị thi THPT quốc gia với các trường vùng dân tộc thiểu số, miền núi Sở GD&ĐT Thái Nguyên lưu ý chuẩn bị thi THPT quốc gia 2018 với các trường THPT, các trung tâm GDNN - GDTX có đông học sinh là người dân tộc thiểu số (DTTS) và học sinh sinh sống ở vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp THPT. Ảnh minh họa/internet Trong...