Quảng Ngãi: Học sinh dân tộc thiểu số đến trường sớm để học tiếng Việt trước khi vào lớp 1
Những ngày này, ở tất cả các điểm trường tiểu học vùng cao Quảng Ngãi đã vang lên âm thanh đánh vần, tập đọc của học sinh. Đây là những học sinh dân tộc thiểu số đến trường sớm để học tiếng Việt trước khi bước vào lớp 1.
Năm học 2019 – 2020 là năm thứ hai ngành Giáo dục Quảng Ngãi triển khai đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025. Hoạt động này được tất cả các điểm trường tiểu học của 6 huyện miền núi và 3 huyện đồng bằng có học sinh người dân tộc thiểu số thực hiện. Trong đó, huyện Sơn Tây là một trong những đơn vị thực hiện tốt nhất.
Các huyện có học sinh dân tộc thiểu số chuẩn bị vào lớp 1 đang nỗ lực thực hiện hoạt động tăng cường tiếng Việt cho các em.
Để tham gia tăng cường tiếng Việt, giáo viên huyện miền núi Sơn Tây phải bắt đầu công tác giảng dạy sớm hơn đồng nghiệp ở đồng bằng gần 1 tháng. Với tinh thần trách nhiệm, nhiều giáo viên đã nhận nhiệm vụ tại các điểm trường lẻ xa xôi, với mỗi lớp chỉ có 5 – 7 học sinh.
Gần 1 tháng qua, cô Đinh Thị Sim nhận phụ trách điểm trường thôn Đăk Be (xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây). Đây là điểm trường xa nhất, khó khăn nhất của xã Sơn Tân. Điểm lẻ này chỉ có 7 học sinh.
Video đang HOT
Cô Đinh Thị Sim hướng dẫn cho các em học sinh điểm trường Đăk Be nhận biết từng con chữ.
Theo cô Sim, các em học sinh dân tộc thiểu số thường sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp. Điều này khiến các em gặp nhiều hạn chế trong việc giao tiếp và khó khăn khi tiếp thu, lĩnh hội kiến thức khi bước vào lớp 1.
Chính vì vậy, cô Sim có nhiệm vụ giúp các em có thói quen nói tiếng Việt thường xuyên, hướng dẫn các em cách phát âm chuẩn, cách nhận diện chữ cái, tập tô nét, nhận biết chữ số.
“Các em vốn quen nói tiếng mẹ đẻ nên cách phát âm, câu chữ, cách ứng xử không phù hợp với chương trình giáo dục trên lớp. Vì vậy giáo viên phải giúp các em nói được những câu hoàn chỉnh, phát âm chuẩn tiếng Việt. Sử dụng thành thạo tiếng Việt sẽ giúp các em tiếp thu bài tốt hơn và hòa nhập với bạn bè khi vào lớp 1″, cô Sim cho biết.
Đa số học sinh vùng cao thường nhút nhát, ngại giao tiếp. Do đó, giáo viên còn có nhiệm vụ giúp các em hình thành các kỹ năng giao tiếp với mọi người. Sau 1 tháng, học sinh phải biết chào hỏi giáo viên, người thân; tự tin vui chơi với bạn bè, thầy cô.
Ngoài việc rèn luyện nói tiếng Việt, học sinh được hướng dẫn làm quen với chữ cái, tập tô nét, nhận biết chữ số.
Ông Bùi Thế Giới – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sơn Tây cho biết, huyện Sơn Tây có trên 90% học sinh là người dân tộc thiểu số. Phần lớn các em nói không rành tiếng Việt nên ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiếp thu kiến thức trên lớp. Do đó, hoạt động tăng cường tiếng Việt được đơn vị triển khai nghiêm túc theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT.
Toàn huyện hiện có 34 lớp với 495 học sinh được tăng cường tiếng Việt. Thời gian triển khai dạy tiếng Việt cho các em khoảng 1,5 tháng trước khi bước vào năm học mới.
“Để thay đổi thói quen giao tiếp, giúp các em làm quen với cách phát âm, chữ viết tiếng Việt trong vòng 1 tháng là khá khó khăn. Do đó, các điểm trường phải lựa chọn được những giáo viên có kinh nghiệm phụ trách hoạt động này. Đồng thời, những giáo viên này sẽ tiếp tục phụ trách lớp 1 trong năm học mới nhằm tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong dịp hè”, ông Giới cho biết.
Theo ông Giới, Phòng thường xuyên tổ chức kiểm tra hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Đồng thời, tổ chức đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh, trên cơ sở đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp để thực hiện tốt hơn vào những năm tiếp theo.
Quốc Triều
Theo Dân trí
Ninh Thuận: Phấn đấu 100% HS tiểu học dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt
Sở GD&ĐT Ninh Thuận ban hành kế hoạch dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số kể từ năm học 2019-2020.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, chỉ tiêu đưa ra là: Hàng năm, 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt. 100% các trường tiểu học xây dựng chương trình tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số theo tài liệu "Em nói Tiếng Việt".
Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học, thời gian biểu, phân công giáo viên trực tiếp dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh trước khi vào lớp 1. Tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện vận động học sinh ra lớp, đảm bảo 100% học sinh dân tộc thiểu số được dạy học tăng cường tiếng Việt trước khi vào lớp 1.
Đồng thời, cử giáo viên tham gia tập huấn dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong hè do Sở GD&ĐT triển khai.
Tập trung xây dựng các mô hình hoạt động, các giải pháp tối ưu nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tiễn. Chú trọng phân công vị trí, việc làm hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn đào tạo của đội ngũ nhà giáo. Đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp, ưu tiên bố trí giáo viên có kinh nghiệm dạy các lớp đầu cấp ở vùng dân tộc thiểu số.
Các giải pháp được đưa ra là: Huy động học sinh ra lớp đối với học sinh dân tộc thiểu số; dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh trường khi vào lớp 1; tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Kiều bào học tiếng Việt Kiều bào tại Thái Lan mong muốn thế hệ trẻ sống xa quê hương được học tiếng Việt để góp phần bảo tồn văn hóa Việt. Ông Trần Đức Hiển, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM - Thiên Uy Tại hội nghị sơ kết công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài 6 tháng...