Quảng Ngãi: Công trình giáo dục “ì ạch” chính thức về đích
Sau một loạt các bài viết trên Dân trí phản ánh công trình nhà đa năng của Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) thi công dang dở và bỏ hoang, công trình nhà đa năng vừa chính thức được nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Bên trong nhà đa năng của Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) bắt đầu kéo lưới sân bóng chuyền.
Dự án nhà đa năng của Trường THPT chuyên Lê Khiết được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt vào ngày 8/11/2002, tổng vốn đầu tư dự án hơn 10 tỷ đồng (10.146.400.000 đồng). Theo đó, giao cho Trường THPT chuyên Lê Khiết làm chủ đầu tư. Đến năm 2008, dự án nằm “án binh bất động” và nhà thầu không tiếp tục thi công gồm hạng mục nhà đa năng, nhà để xe, nhà vệ sinh, cấp nước sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy và báo cháy tự động.
Sau đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở GD-ĐT làm chủ đầu tư “bằng miệng”, đồng nghĩa với việc Sở GD-ĐT “im lặng” hơn 8 tháng.
Ảnh chụp công trình “treo” vào tháng 11/2011.
Video đang HOT
Tiếp đến, ngày 2/5/2012, UBND tỉnh giao lại cho hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Khiết làm chủ đầu tư.
Từ ngày hiệu trưởng làm chủ đầu tư, nhà trường nỗ lực phối hợp với đơn vị thi công, giám sát xây dựng phương án và đề xuất hỗ trợ phát sinh trên 3,5 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng ngày 16/11/2012, với sự giám sát của các Sở, Ban ngành tỉnh Quảng Ngãi.
Thầy Trần Đình Vợi – hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Khiết bày tỏ: “Hơn 10 năm “thai nghén” công trình nhà đa năng, đến nay đã hoàn thành, từ nay học sinh và giáo viên có điều kiện học tập, sinh hoạt mà không sợ nắng hay mưa. Đây là niềm vui lớn lao kể từ lúc tôi tiếp quản nhà trường”.
Được biết, công trình nhà đa năng Trường THPT chuyên Lê Khiết được bảo hành trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày bàn giao, nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Hồng Long
Theo dân trí
Quảng Ngãi phấn đấu đạt chuẩn phổ cập GDMN vào năm 2015
Sáng nay 31/10,Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo Quyết định 239/QĐ-TTg.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Quảng Ngãi, trong năm học 2011-2012, toàn tỉnh có 206 trường mầm non (trong đó có 189 trường công lập), 1.611 lớp mẫu giáo và là 1.146 lớp mẫu giáo đối với trẻ em 5 tuổi. Với cơ sở trường lớp đó, toàn tỉnh có 19.951/20.138 số trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường (đạt 99%), riêng trẻ em 5 tuổi thuộc dân tộc thiểu số đến trường là 3.707/3.814 em, đạt tỷ lệ 99%.
Bước đầu thực hiện trong năm 2012, kết quả huy động trẻ 5 tuổi ra lớp là 19.555/19.703 cháu (đạt 99,25%), trong đó số trẻ học 2 buổi/ngày là 17.780 cháu (đạt 90,9%). Tuy nhiên, số trẻ em 5 tuổi thuộc diện hỗ trợ ăn trưa chỉ có 8.945 cháu so với 19.555 trẻ đến lớp.
Ông Lê Hoài Thạnh - Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Sơn Tây cho rằng: "Trẻ em học 2 buổi/ngày cần được ăn trưa, nghỉ trưa thì các cháu mới có sức học vào buổi chiều và kết quả tiếp thu kiến thức tốt hơn. Thế nhưng, số trẻ được hỗ trợ ăn trưa lại quá hạn chế. Trẻ 5 tuổi ở Sơn Tây đa phần là con em đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện hoàn cảnh rất khó khăn nên buổi sáng trẻ đến lớp, trưa đi bộ vài km để ăn trưa nên có rất nhiều trẻ nghỉ học buổi chiều. Đây cũng là bất cập trong công tác phổ cập, đặc biệt là khu vực miền núi".
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, TS Nguyễn Thị Nghĩa (đứng) phát biểu chỉ đạo về công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi ở Quảng Ngãi.
Tại buổi làm việc, Sở GD-ĐT Quảng Ngãi cũng nêu lên những khó khăn làm ảnh hưởng đến kế hoạch phổ cập, mà chủ yếu là nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, trường lớp. Cụ thể còn 103 phòng học mầm non 5 tuổi đan xen cấp tiểu học, không có kinh phí đầu tư 520 phòng học theo đề án, thiếu giáo viên chuyên trách, 337 điểm thuộc 132 trường chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chế độ cho giáo viên làm công tác phổ cập.
Bên cạnh đó, cái khó mà ông Lê Đình Phước - Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Tư Nghĩa đề cập: "Theo quy định, cấp học mầm non thì thu học phí, còn tiểu học lại không nên, một số phụ huynh có kinh tế khó khăn cho con mình ở nhà, đến đúng độ tuổi vào lớp 1 mới cho cháu đến trường, vì vậy làm giảm số trẻ 5 tuổi đến lớp, gây ảnh hưởng về tỷ lệ đạt chuẩn theo đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi".
Không chỉ riêng các huyện miền núi, ven biển gặp khó khăn, mà ngay ở TP Quảng Ngãi, vẫn còn tình trạng học ghép, học nhờ với các cấp học khác, điển hình như phường Quảng Phú, Nghĩa Lộ, Chánh Lộ và xã Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng.
Đề nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn, đồng chí Lê Quang Thích - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nêu: "Với những tồn tại về cơ sở vật chất, chế độ, tôi đề nghị các địa phương cần tăng cường đầu tư cùng với công tác xã hội hóa giáo dục. Riêng các huyện thừa hưởng chương trình 30a nên quan tâm, chú trọng đầu tư cho giáo dục. Đồng thời, Sở GD-ĐT và địa phương cân nhắc việc đa dạng hóa các điểm bán trú, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được ăn uống, nghỉ ngơi và học tập hiệu quả".
Phát biểu tại buổi làm việc, TS Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo: "Nhằm tăng cường, phối hợp và kiểm tra công tác phổ cập mầm non đúng lộ trình, tôi đề nghị các địa phương phải thường xuyên giao ban định kỳ, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, ưu tiên quỹ đất và xây dựng chế độ hợp lý cho học sinh và người làm công tác phổ cập. Địa phương có thể đi chậm nhưng phải chắc và bền vững, bởi việc công nhận phổ cập đạt chuẩn chỉ đánh giá từng thời điểm, chứ không phải công nhận vĩnh viễn nên cả hệ thống chính trị phải vào cuộc mạnh mẽ ngay từ hôm nay".
Như kế hoạch xây dựng lộ trình đạt chuẩn quốc gia về Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, TP Quảng Ngãi và huyện Sơn Hà đăng ký đạt chuẩn phổ cập vào năm 2013, năm 2014 đạt 5 huyện và năm 2015 đạt 7 huyện theo lộ trình của đề án.
Hồng Long
Theo dân trí
Chàng thủ khoa mồ côi ước mơ trở thành nhà báo Mồ côi mẹ khi chào đời, bố lại bỏ đi, Phạm Văn Tiên sống trong sự chăm chút của nhà ngoại. Vượt lên khó khăn, cậu HS lớp 12 Văn Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) luôn học giỏi. Tiên vừa đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Quảng Ngãi với 57 điểm. Khi Phạm Văn Tiên (quê ở thôn...