Quảng Nam từ chối bằng tại chức
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch tuyển dụng công chức hành chính thuộc tỉnh năm 2012. Theo đó, tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 588 người, trong đó công chức khối sở, ban ngành là 258 người, công chức khối UBND huyện, TP là 330 người.
Đáng chú ý là điều kiện, tiêu chuẩn để dự tuyển phải là người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp hệ chính quy. Đối với những đối tượng có trình độ đại học hệ tại chức đúng chuyên ngành cần tuyển, đã hợp đồng làm việc tại cơ quan, đơn vị, có đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 31/12/2009 trở về trước thì được đăng ký dự tuyển. Điều này đồng nghĩa với việc tỉnh Quảng Nam từ chối tuyển dụng công chức học tại chức.
Theo ông Bùi Công Hai – phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam, việc không tuyển công chức hành chính là người học tại chức xuất phát từ chủ trương của nghị quyết tỉnh ủy ban hành. Chủ trương này nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ của Quảng Nam ngày càng chất lượng hơn, hoạt động hiệu quả hơn.
Ông Hai lý giải thêm: “Không phủ nhận một số người học tại chức cũng giỏi nhưng nhiều trường hợp khác thì phải xem lại chất lượng. Bản thân tôi cũng chứng kiến nhiều người học tại chức là do thi rớt nhiều trường ĐH, sau đó không còn đường nào thì đi học hệ này, chất lượng như vậy không ổn”.
Ông Hai cũng chỉ ra thực tế hiện nay việc học tại chức ở Quảng Nam khá phổ biến khi các trung tâm dạy nghề liên kết với các trường tổ chức chiêu sinh đào tạo. Trả lời câu hỏi liệu việc tuyển công chức như vậy có phân biệt bằng cấp và năng lực thực tế không, ông Hai khẳng định: “Việc không tuyển người học tại chức chỉ áp dụng cho công chức hành chính, còn viên chức sự nghiệp thì vẫn tuyển. Những người có năng lực thật sự vẫn tham gia được. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng nguồn cán bộ về lâu dài thì chủ trương của Tỉnh ủy là rất đúng”.
Video đang HOT
Ông Trần Kim Hùng – ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, phó chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam – thẳng thắn nhìn nhận: “Có người học tại chức cũng giỏi nhưng đa số học yếu, thi không đậu ĐH mới đi học tại chức”.
Theo ông Hùng, việc Quảng Nam không tuyển công chức hệ tại chức nhằm triệt tiêu tình trạng “con ông cháu cha” chỉ cần học có bằng là xin vào cơ quan nhà nước làm việc. “Không thể vì con ông này ông nọ rồi đưa đi học tại chức là bố trí làm việc. Tình trạng này trước đây ở địa phương cũng có nhưng vài năm trở lại đây đã hạn chế. Với chủ trương này sẽ tiến tới xử lý dứt điểm vấn đề này”.
Theo ông Hùng, đây là một chủ trương đột phá của Quảng Nam nhằm đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao mà tỉnh đang hướng tới.
Theo tuổi trẻ
Báo động chất lượng liên thông
Nếu cứ để như tình trạng hiện nay, sau hệ tại chức và bằng tốt nghiệp ĐH của các trường ngoài công lập, sẽ đến lúc xã hội từ chối bằng của chương trình liên thông.
Liên thông có nhiều mặt tích cực, giúp người học có điều kiện học tập suốt đời. Thế nhưng vừa qua nhiều trường đã vận hành chương trình này hết sức tùy tiện, tổ chức những kỳ thi đầu vào lỏng lẻo... Trước thực tế này, Bộ GD-ĐT đang có những điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng liên thông.
Có nên nới lỏng điều kiện dự thi?
Trước đây, theo quy định liên thông, người có bằng tốt nghiệp trung bình phải có một năm công tác mới được dự thi liên thông từ trung cấp lên CĐ, 3 năm công tác mới được dự thi liên thông lên ĐH. Tuy nhiên, dự thảo quy định mới cho phép "người có bằng tốt nghiệp được tham gia dự tuyển đào tạo liên thông ngay sau khi tốt nghiệp". Quy định này được nhiều trường ĐH đồng tình. Ông Bùi Duy Cam cho biết: "Thực tế hầu hết TS khi tốt nghiệp chưa có việc làm mới tiếp tục học liên thông. Nếu quy định sau 1 đến 3 năm mới được dự thi thì làm lãng phí thời gian của TS".
Trong khi đó, ý kiến khác lại cho rằng đối tượng học liên thông cần phải có thời gian làm việc để có kinh nghiệm vì vậy không thể cho dự thi ngay.
Thi đầu vào cùng với chính quy: Chưa hợp lý
Theo quy định của dự thảo về đào tạo liên thông trình độ ĐH, CĐ vừa được Bộ GD-ĐT đưa ra, các thí sinh (TS) của chương trình này phải tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH cùng với TS chính quy. Điểm trúng tuyển của TS liên thông phải bằng với TS chính quy cùng ngành học.
Trao đổi với PV, một số chuyên gia giáo dục cho rằng quy định này chưa thực sự hợp lý. Ông Bùi Duy Cam - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho rằng: "Kỳ thi liên thông dành cho các đối tượng đã học được những kiến thức và tốt nghiệp một bậc học để lên một bậc học cao hơn chứ không phải từ phổ thông lên ĐH. Vì vậy, các môn thi phải là các môn liên quan đến kiến thức chuyên môn. Thi chung với kỳ thi ĐH chính quy, TS phải dự thi các môn thuộc kiến thức trung học phổ thông thì không hợp lý".
Cùng quan điểm như vậy, ông Lê Trọng Thắng - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Mỏ - Địa chất, nhấn mạnh: "Đặc thù của liên thông là việc bổ sung kiến thức cho người học với nguyên tắc thiếu cái gì học cái đó. Liên thông mà thi tuyển như thi ĐH chính quy thì cũng không khác tuyển sinh ĐH chính quy. Các em sẽ phải làm bài thi các môn toán, lý, hóa... thì khó có thể đỗ".
Mới đây, tại cuộc bàn luận về dự thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng cần phải xem xét lại chất lượng đào tạo liên thông bởi đây không phải là đường vòng để vào ĐH. Đặc biệt, ông Ga nhấn mạnh: "Cần phải làm rõ là có nên đào tạo vượt cấp từ trung cấp lên ĐH hay không; đầu vào học hệ chính quy thì phải thi như thế nào, không thể để mỗi trường có một thước đo. Liên thông lên chính quy thì phải học chung với hệ chính quy và nằm trong chỉ tiêu hệ chính quy...".
Nhiều trường ĐH chiêu sinh chương trình đào tạo liên thông.
Cùng chuẩn đầu ra
Theo ông Bùi Duy Cam thì việc tổ chức thi tuyển sinh đầu vào vẫn có thể giao cho các trường nhưng Bộ GD-ĐT phải khống chế chỉ tiêu để đảm bảo việc tuyển sinh đạt chất lượng. Đặc biệt chỉ nên thi chuyên môn để tuyển được những TS có năng lực tốt. Tuy nhiên khi trúng tuyển thì những sinh viên này sẽ phải học như sinh viên của hệ chính quy để đảm bảo khi tốt nghiệp phải cùng một chuẩn. Ông Lê Trọng Thắng cũng đề xuất: "Cần phải tiến tới việc học tại chức hay chính quy cũng chỉ có một loại văn bằng vì hình thức học không quyết định chất lượng. Dù học buổi tối, hay ban ngày thì chương trình học cũng phải đảm bảo như nhau để người học tốt nghiệp hình thức nào cũng có giá trị như nhau". Nhưng những người làm quản lý lại có quan điểm khác. Theo ông Hoàng Ngọc Vinh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) thì kỳ thi liên thông, Bộ GD-ĐT vẫn phải ra đề thi để có một thước đo chung, đảm bảo TS có đủ năng lực mới được vào học. Chương trình đào tạo phải được thiết kế riêng để phù hợp với đối tượng.
Những vụ việc lộn xộn - Nhiều học sinh lớp kế toán KB2 (khóa II) Trường ĐH Chu Văn An (cơ sở TP.HCM) cho biết đã tốt nghiệp từ ngày 30.11.2010, đến nay gần 14 tháng vẫn chưa được nhận bằng. Dù vậy, một số học sinh vẫn được học lớp liên thông ngành kế toán từ trung cấp chuyên nghiệp lên CĐ. - Hơn 300 sinh viên vừa tốt nghiệp bậc CĐ, trung cấp của Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai bỗng nhận được giấy thông báo trúng tuyển vào hệ ĐH liên thông các ngành quản trị kinh doanh, quản trị nhà hàng - khách sạn, kế toán, công nghệ kỹ thuật ô tô dù không hề qua thi tuyển cũng như nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. Sau khi làm thủ tục hồ sơ nhập học, đóng học phí học kỳ 1 và bước vào học môn đầu tiên, nhà trường đột nhiên ra thông báo ôn thi để chuẩn bị thi tuyển đầu vào. - Tháng 10.2011, Bộ GD-ĐT đã hủy kết quả thi tuyển sinh liên thông từ CĐ lên ĐH của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng tại trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM tổ chức trong hai ngày 22 và 23.10.2011. Kỳ thi đã mắc những vi phạm nghiêm trọng: cơ sở liên kết đặt lớp đào tạo không đúng quy định, không có văn bản của Bộ GD-ĐT cho phép tuyển sinh đào tạo chính quy ngoài cơ sở chính của trường, tổ chức thi tuyển sinh không nghiêm túc... Đăng Nguyên
(tổng hợp)
Ý kiến: Bất hợp lý "Dự thảo có nhiều bất hợp lý. Thứ nhất về vấn đề thời gian: Lịch học của sinh viên liên thông CĐ kết thúc vào tháng 10 hằng năm trong khi học sinh THPT là tháng 5, nếu như phải thi chung đợt với kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ thì sẽ phải đợi quá lâu. Thứ hai là về môn thi. Từ trước đến nay, sinh viên liên thông phải thi 2 môn cơ sở và chuyên ngành, tôi cho là khá quan trọng để đánh giá năng lực nếu sinh viên đó muốn học lên bậc học cao hơn. Còn nếu phải thi các môn văn hóa ở các khối A, B, C, D thì lại không có liên quan gì đến ngành mà TS đó đã được học và lại phải quay về ôn thi lại từ đầu những kiến thức có thể đã quên từ lâu". TS Nguyễn Văn Thư
(Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM) Tăng cường giám sát, kiểm tra "Nên để các trường tiếp tục tự tổ chức thi liên thông. Điều quan trọng là Bộ nên tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, trường nào lộn xộn, chất lượng kém thì cũng cắt chỉ tiêu hoặc ngưng đào tạo. Việc tổ chức thi chung đề thi, khối thi với kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ rất bất cập. Cái cần kiểm tra ở đây là kiến thức cơ bản, nghiệp vụ của ngành nghề mà sinh viên đó đã học chứ không phải là kiến thức về các môn văn hóa". TS Phạm Châu Thành
(Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM) Mỹ Quyên (ghi)
Theo Thanh niên
ĐH Công nghiệp Quảng Ninh xét tuyển ĐH, CĐ hệ chính quy đợt 2 và TCCN năm 2012 ĐH Công nghiệp Quảng Ninh thông báo xét tuyển ĐH, CĐ hệ chính quy đợt 2 và TCCN năm 2012 như sau. 1. Đại học: Chỉ tiêu tuyển: 320- Thời gian đào tạo : 4 năm TT Ngành Mã ngành Khối thi Điểm nhận hồ sơ xét tuyển Điểm xét tuyển 1 Kỹ thuật mỏ gồm 02 chuyên ngành: D520601 A 13,0 Chung...