Quảng Nam: Phường muốn bán trường học cũ để làm đường, dân không đồng ý
Hàng chục người dân khối phố Tân Khai (phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) không đồng tình khi UBND phường Điện Dương tổ chức đối thoại, lấy ý kiến người dân để bán hai ngôi trường cũ trên địa bàn để lấy tiền làm đường giao thông.
Tiếp xúc với PV sáng 6/4, ông Nguyễn Hùng Hiền, nhà ở sát trường tiểu học cũ, cho biết đây là ngôi trường tiểu học được người dân ở khối phố bỏ công gánh gạch, cát sạn và gom góp tiền của xây nên để cho con em trong vùng có chỗ học từ những năm 1980.
Ngôi trường tiểu học cũ mà phường Điện Dương xin ý kiến người dân để bán nhưng không được
Trường có 3 phòng học với toàn bộ khuôn viên trên 1.000m2. Sau khi nhà nước xây một ngôi trường tập trung thì học sinh ở khối phố Tân Khai không học ở trường này nữa, từ đó trường bỏ hoang và xuống cấp nặng. Vài năm trước, địa phương cho một doanh nghiệp tư nhân thuê làm cơ sở làm gạch block nhưng nay cơ sở cũng di chuyển đi nơi khác.
Cũng tại khối phố Tân Khai có một lớp mẫu giáo với khuôn viên khoảng 500m2 cũng bị bỏ hoang mấy năm nay. Với hai trường cũ này, địa phương muốn khai thác quỹ đất để có kinh phí làm đường.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Hoàng Ngọc – Khối trưởng khối phố Tân Khai cho biết, cuối tháng 3 vừa rồi, phường có tổ chức họp dân khối phố để lấy ý kiến về việc khai thác quỹ đất của hai trường này. Tuy nhiên, đa số người dân muốn giữ lại hai ngôi trường này.
Còn ông Lê Văn Thanh (trú tổ 5, khối phố Tân Khai) thì cho rằng, việc phường lấy ý kiến dân bán đất của hai trường này là không hợp lý, nhất là khi điện tích đất công cộng của khối ngày càng thu hẹp.
Ông Thanh nói: “Hiện dân số khối phố đã gần 500 hộ, đất màu thì làm dự án hết rồi, người mỗi ngày mỗi đông, khi khu vui chơi giải trí cho trẻ em, người già không có, bây giờ phường lại đòi bán để làm đường. Phường có tiền thì làm đường, không thì thôi, chưa nói đây chỉ là đường dân sinh rộng 3m đủ đi lại chưa cần mở thêm nữa, nên chúng tôi đề nghị phường không bán đất trường làm đường mà phải giữ lại.
Video đang HOT
Biên bản họp dân của phường Điện Dương để xin ý kiến bán trường cũ
Tại buổi đối thoại, hầu hết người dân đều không đồng tình với phương án bán trường, đa số ý kiến đều muốn giữ trường lại làm công viên hoặc khu vui chơi, giải trí của người dân, kể cả đưa đài tưởng niệm liệt sỹ vào khuôn viên khu vực này.
Đa số người dân ở khối phố Tân Khai cho rằng, làm đường cũng tốt nhưng không được bán trường vì đây là công sức của người dân ở đây trước đây mới có, bây giờ bán xong sau này con cháu có tiền muốn mua lại cũng không có.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đinh Phúc Nam – Phó Chủ tịch phường Điện Dương khẳng định, đây mới là ý định của phường để có kinh phí làm đường giao thông. Bán hai ngôi trường này, trước mắt phải xin ý kiến người dân rồi mới xin ý kiến lãnh đạo thị xã Điện Bàn rồi qua nhiều thủ tục khác nữa.
Sở dĩ, phường phải xin ý kiến người dân bán hai ngôi trường, theo ông Nam, thời gian qua phường đã nâng cấp mở rộng gần 600m đường ở khối phố Tân Khai nhưng nợ 700 triệu đồng nên giờ phường muốn bán hai ngôi trường này để trả nợ và tiếp tục làm hơn 600m còn lại.
“Sau khi xin ý kiến của dân nhưng họ không đồng ý thì phường đã “chuyển hướng khác, không bán hai ngôi trường này nữa. Sáng nay (ngày 6/4-PV) họp, phường đã “đổi ý” rồi” vì dân nói thế thì thôi, kiếm đường khác”, ông Nam nói.
C.Bính
Theo Dân trí
Thu hút sinh viên vào ký túc xá
Giữa khuôn viên của nhiều trường đại học trong hệ thống Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG) là khu dân cư lấn chiếm trái phép, với hàng ngàn phòng trọ lụp xụp, tạm bợ, nhếch nhác. Vậy mà các phòng trọ này vẫn thu hút được lượng lớn sinh viên (SV) thuê ở trọ. Trong khi đó, khu ký túc xá khang trang lại bị trống đến 6.000 chỗ trọ. Vì sao lại như vậy?
Khuôn viên khang trang của khu B thuộc Ký túc xá ĐHQG TPHCM
Thích sống trong xóm trọ
Khu dân cư ở khu phố 6 (phường Linh Trung, quận Thủ Đức) và ấp Tân Lập (thị xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) hình thành tạm bợ, tự phát trong khu đô thị ĐHQG gần 20 năm nay. Và rồi nơi đây mọc lên các dãy phòng trọ xây cất tạm cho SV thuê.
Gần 20 năm không được sửa chữa nên nhiều dãy nhà trọ đã xuống cấp trầm trọng, bí bách và ẩm thấp. Hầu hết các nhà trọ không có đường cống thoát nước, không có nước máy, phải sử dụng nước giếng khoan.
Có nhiều lý do khiến các SV chấp nhận ở xóm trọ, mặc dù cơ sở vật chất ký túc xá khang trang hơn rất nhiều. SV Phan Tấn Hậu (ĐH Khoa học Tự nhiên) cho hay: "Ở nhà trọ thì giờ giấc ra vào thoải mái, nên đi làm thêm hoặc tham gia các hoạt động bên ngoài cũng thuận tiện hơn, không bị ràng buộc gì".
Tương tự, SV Nguyễn Thị Hải Yến (ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn) : "Em thích ở nhà trọ vì được tự do nấu ăn, được lựa chọn bạn cùng phòng, thoải mái trong học tập, sinh hoạt và rèn luyện, chứ không bị gò bó như ở ký túc xá".
Mong muốn được ở trong ký túc xá nhưng sau 2 năm đăng ký ở khu A không được duyệt, SV Phạm Vũ Hải Giang (ĐH Kinh tế - Luật) đành tiếp tục thuê trọ ở xóm trọ. Giang tâm sự: "Em rất thích ở ký túc xá vì rộng rãi, khang trang, nhưng em chỉ được suất ở khu B. Khu này xa trường, đường sá rất vắng, em đi làm thêm về khuya xíu là không dám chạy xe máy về ký túc xá, nên phải đành trọ ở ngoài".
Rất nhiều sinh viên từ chối ở trong ký túc xá mà ra thuê phòng trọ vì muốn được tự do, có sóng wifi mạnh để chơi game đã hơn, hoặc vì ký túc xá ở nơi vắng, đi lại nguy hiểm.
Cách đây không lâu, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình giao UBND TPHCM và tỉnh Bình Dương đẩy mạnh việc giải tỏa các khu dân cư tự phát, phấn đấu đến năm 2018 bàn giao đất sạch cho các đơn vị thực hiện quy hoạch khu đô thị ĐHQG TPHCM.
Trước áp lực lớn về nơi ở khi hàng ngàn căn nhà trọ tại đây bị giải tỏa, nhiều SV đã có hướng tìm nơi trọ mới, vậy Ban giám đốc Ký túc xá ĐHQG đã chuẩn bị những gì để khắc phục những băn khoăn của SV, nhằm thu hút SV vào ở trong ký túc xá?
Không thiếu chỗ ở dành cho SV
Ký túc xá ĐHQG TPHCM hình thành từ năm 2000, nay là ký túc xá lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á. Ký túc xá rộng 50,77ha, gồm khu A và khu B, với 27 tòa nhà từ 15 đến 16 tầng, 20 tòa nhà 5 tầng, tổng số gần 30.000 chỗ ở.
Cho đến thời điểm hiện tại, ký túc xá mới sử dụng hết 24.585 chỗ ở, còn gần 6.000 chỗ ở trống. Trong khi đó, theo thống kê, đang có khoảng 3.000 SV thuê trọ tại khu dân cư tự phát. Ký túc xá không thiếu chỗ ở cho SV, tuy nhiên, điều mà ông Trần Thanh An, Giám đốc Ký túc xá ĐHQG TPHCM, băn khoăn là làm sao để thu hút SV vào ở.
Theo ông An, ngoài việc chăm lo về chỗ ở, bếp ăn, an ninh, phòng cháy chữa cháy, ký túc xá cũng xác định nhiệm vụ chăm lo đời sống tinh thần cho SV, công tác hỗ trợ SV là rất quan trọng để các em coi đây không chỉ là nơi ở trọ mà là nhà, là nơi rèn luyện bản thân.
Hàng năm, ký túc xá tổ chức nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ, thể thao để SV có dịp giao lưu, giải trí; kết hợp với nhiều đơn vị, doanh nghiệp tổ chức sân chơi, tặng học bổng cho các em hoàn cảnh khó khăn. Ký túc xá còn có trạm y tế với 10 bác sĩ, y tá; 12 phòng lưu bệnh và 1 xe cứu thương trực 24/24 giờ.
Với những điều kiện như hiện nay, ký túc xá thực sự là nơi ở lý tưởng cho SV. Tuy nhiên, nhiều SV vẫn chê, vì quy định trong ký túc xá khá bó buộc, không thoải mái. Như vào cổng là khách phải xuống xe dắt bộ và quẹt thẻ; lên phòng chỉ vài phút cũng phải gửi xe; không được tụ tập nhậu nhẹt, cờ bạc, hút thuốc lá...
Để cải thiện những điều SV chưa hài lòng về ký túc xá, nhằm thu hút SV vào ở, ông An cho biết: "Hiện nay, ký túc xá ĐHQG tiếp nhận SV tất cả các trường trên địa bàn TPHCM và tỉnh Bình Dương. Chúng tôi tiếp tục điều chỉnh cách quản lý theo nhu cầu của SV, thay đổi tư duy, từ quản lý sang phục vụ, coi SV là khách hàng. Chúng tôi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em để hoàn thiện hơn chức năng, nhiệm vụ, nhưng tất nhiên vẫn theo một khuôn khổ nhất định nhằm đảm bảo an toàn và an ninh cho các em. Đơn cử, với những SV đi làm thêm về trễ quá thì phải đăng ký với ban quản lý, có xác nhận của nơi làm việc. Hay đường vào khu B còn vắng, chúng tôi cũng đã bố trí xe đưa rước từ khu A về khu B; còn với những yêu cầu không hợp lý, chúng tôi giải thích cho các em hiểu. Tôi nghĩ, bên cạnh việc học tri thức, các em cần rèn luyện nề nếp của bản thân và ký túc xá là môi trường rèn luyện tương đối tốt dành cho các em".
Ký túc xá có nhiều loại phòng cho SV lựa chọn. Phòng 8 người ở có giá 130.000 đồng/tháng; 6 người ở có giá 175.000 đồng/tháng; 4 người ở có giá 320.000 đồng/tháng. Tổng chi phí mỗi tháng SV phải đóng gồm tiền nhà, điện, nước, internet là khoảng 300.000 - 500.000 đồng/tháng.
Theo SGGP
Ngôi trường 20 tỷ đồng bỏ hoang gần chục năm giữa TP HCM Được đầu tư 20 tỷ đồng nhưng chỉ đi vào hoạt động vài năm thì trường tiểu học Phú Định (quận 6, TP HCM) đã bị bỏ hoang. Trường tiểu học Trần Văn Kiểu (tên cũ là Phú Định) được đưa vào sử dụng tháng 9/2004, kinh phí xây dựng gần 20 tỷ đồng. Trường rộng 6.500 m2, gồm 3 dãy nhà hai...