Quảng Nam: Phụ huynh bức xúc vì con bị đánh trượt “xuất sắc tiêu biểu duy nhất”
Một phụ huynh học sinh Trường tiểu học Kim Đồng (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) vừa gửi đơn đến ngành giáo dục TP Tam Kỳ, nhà trường cùng các cơ quan báo chí để phản ảnh con mình đã được bầu chọn là “ học sinh xuất sắc tiêu biểu duy nhất” của khối 5 nhưng bỗng dưng bị đánh trượt.
Theo anh Văn Minh Ngọc – phụ huynh của em Văn Minh Huy (học sinh lớp 5/4, Trường tiểu học Kim Đồng, TP Tam Kỳ), trong đợt xét duyệt cuối năm học 2017-2018 vừa qua, cháu Huy đã được tổ 5 của trường bầu chọn là “học sinh xuất sắc tiêu biểu duy nhất của khối 5″.
Phụ huynh bức xúc vì cho rằng nhà trường đánh giá không công bằng về thành tích học tập của con mình
Thông tin này đã được cô chủ nhiệm lớp 5/4 Nguyễn Thị Hồng Nga thông báo trước lớp trong buổi họp phụ huynh học sinh lớp 5/4 ngày 25/5; sau đó có sự xác nhận của cô Trần Thị Lập Hoa – nguyên Tổ trưởng tổ 5.
Tuy nhiên, đến ngày 31/5, gia đình anh Ngọc được biết “học sinh xuất sắc tiêu biểu” đại diện cho trường là một học sinh khác chứ không phải cháu Huy. Sau đó, gia đình được cô Nguyễn Thị Như Anh – Hiệu trưởng nhà trường xác nhận lại là cháu Hoàng Việt Thắng lớp 5/1 là “học sinh xuất sắc tiêu biểu”, nhưng cô không đưa ra bất kỳ văn bản nào chứng minh.
“Gia đình chúng tôi đã yêu cầu phía nhà trường đánh giá bầu chọn lại giữa 2 cháu Văn Minh Huy và Hoàng Việt Thắng dựa trên sự toàn diện và thành tích hai cháu đạt được; đó là sự xuất sắc trong học tập rèn luyện, đóng góp trong hoạt động đội, trong thi đấu thể thao, trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp”, anh Văn Minh Ngọc bày tỏ.
Đến chiều ngày 31/5, gia đình anh Ngọc được báo là đã có kết quả xét duyệt mới và kết quả này không phải là sự đánh giá giữa em Văn Minh Huy với em Hoàng Việt Thắng mà là giữa em Huy với em Nguyễn Trí Bảo, lớp 5/7.
Theo anh Ngọc, việc đánh giá này dựa trên những tiêu chí được định lượng bằng điểm do hội đồng thi đua nhà trường vừa mới nghĩ ra, với những nội dung do hội đồng qui định, trong đó không kể thành tích thi đấu thể thao ngoài hệ thống giáo dục và đưa những nội dung đồng diễn, tập thể… Theo cách này thì em Nguyễn Trí Bảo được chọn.
Video đang HOT
“Chúng tôi hoàn toàn bị sốc vì cách làm việc cảm tính bất nhất của nhà trường trong việc bầu chọn cho các cháu trong vòng một ngày: Sáng là Hoàng Việt Thắng với tiêu chí đánh giá khác và chiều là Nguyễn Trí Bảo với những tiêu chí đánh giá khác mới sáng tạo ra. Có sự khó hiểu và không minh bạch ở đây”, anh Ngọc bày tỏ trong đơn.
Gia đình cháu Huy còn bày tỏ nhiều bức xúc khác như trong cuộc họp ngày 31/5, một cô giáo trong cuộc họp đánh giá cháu Huy là “phẩm chất đạo đức không tốt” và so với em Việt Thắng là không bằng… Về việc này, anh Ngọc cho rằng, nhận xét của cô này thiếu chính xác, thiếu trung thực và mang tính cá nhân.
Trao đổi với PV Dân trí, anh Văn Minh Ngọc cho biết, hiện kết quả đối với gia đình không quan trọng nhưng vấn đề ở đây là danh dự và lẽ phải, ngoài ra cô hiệu trưởng của trường còn thách thức gia đình đi kiện…
Trao đổi với PV Dân trí về vụ việc, cô Nguyễn Thị Như Anh – Hiệu trưởng trường tiểu học Kim Đồng cho biết, trường đánh giá nhận xét theo quy trình, theo tiêu chí của hội đồng thi đua đưa ra, đảm bảo công bằng cho các em. “Nhà trường sẽ làm báo cáo gửi Phòng Giáo dục TP Tam Kỳ và phúc đáp lại cho phụ huynh”, cô Như Anh nói.
Về việc này, Phòng Giáo dục TP Tam Kỳ cũng có văn bản yêu cầu Trường tiểu học Kim Đồng kiểm tra, xác minh và giải quyết nội dung đơn kiến nghị của phụ huynh học sinh và báo cáo kết quả giải quyết về Phòng GD-ĐT kèm theo các hồ sơ liên quan chậm nhất ngày 14/6/2018.
“Cái này là theo điều lệ thi đua khen thưởng của trường nên Phòng chỉ đạo trường giải quyết và báo cáo cho Phòng chứ Phòng không trực tiếp giải quyết được”, thầy Trần Ngọc Sơn – Trưởng Phòng GD-ĐT TP Tam Kỳ cho biết.
C.Bính
Theo Dân trí
Những đứa trẻ... smart phone
Các khu vui chơi với đủ trò điện tử hiện đại, các siêu thị điện máy, di động... trở thành nơi trông giữ con lý tưởng của rất nhiều phụ huynh thành phố khi hè về.
Trước giờ đi làm, chị Lê Khánh M., ngụ ở Linh Đông, Thủ Đức, TPHCM chở Tuấn, cậu con trai học lớp 2 qua một cửa hàng điện thoại di động có tiếng. Chị vừa dừng xe, Tuấn nhảy xuống chào mẹ rồi chạy thẳng vào bên trong, nhân viên cửa hàng mở sẵn cửa đón.
Không một chút ngỡ ngàng, cũng không cần hỏi han ai, Tuấn tiến ngay vào khu vực trải nghiệm sản phẩm, nơi đó đã có ba bạn nhỏ khác đứng, ngồi... tất cả tập trung vào chiếc điện thoại. Tuấn với chiếc iPad, nhón chân nhảy phóc lên chiếc ghế cao và chỉ trong tích tắc, cậu đã mở ra trò game bắn nhau quen thuộc của mình.
Nhiều đứa trẻ được "giữ chân" bởi... điện thoại, ipad tại các siêu thị điện máy trong ngày hè
Chị M. cho biết, con mình học tiếng Anh, học võ và bơi trong hè nhưng lịch trong tuần vẫn rất trống. Trong khi hai vợ chồng đều đi làm, không thể nào thu xếp được việc ở nhà với con. Cửa hàng này gần nhà, trước đây vợ chồng hay dẫn con theo ra mua sắm nên cháu đã quen. Khu vực dùng thử rất thoải mái, ngồi bao lâu thì nhân viên vẫn vui vẻ nên những buổi trống trong tuần, chị đành chở con thả ở đây.
Đến trưa, bố hoặc mẹ sẽ quay về đón ăn cơm để chiều đi học tiếng Anh hoặc đến nhà thiếu nhi học bơi, vẽ. Có những hôm cháu không có lịch học buổi chiều, bố mẹ không kịp đón thì cháu ăn bánh mỳ, cơm hộp rồi nghỉ xuyên trưa... tại cửa hàng.
Chị kể, nếu để cháu ở nhà thì cháu cũng sẽ chơi game nhưng chị không yên tâm để con ở nhà một mình. Chị lo ở nhà nhỡ có người lạ, con đi đâu hay xảy ra sự cố chuyện gì bố mẹ không kịp biết. Ngồi ngoài cửa hàng còn có nhân viên quan sát và chị tin, đã ngồi vào máy... cháu chẳng rời đi đâu nữa, nhiều khi chị đón mà còn lần lữa để chơi thêm chút. Hơn nữa, với chị, chí ít ra đây con chị có gặp gỡ, giao tiếp với mọi người.
Biết là không hay nhưng chị M. cho rằng đó vẫn cách "giữ con" an toàn của gia đình trong những ngày hè. Và không chỉ Tuấn mà còn có những đứa trẻ khác cũng được phụ huynh "gửi gắm" tại đây với mục đích là "trông con". Có những đứa trẻ ngồi từ sáng đến trưa mới được đón về, chiều lại lò dò xuất hiện.
Không chỉ tại trung tâm này mà nhiều trung tâm điện máy, điện thoại di động khác ở TPHCM trong những ngày hè gần như lúc nào cũng có những "khách hàng nhí" chăm chỉ, tập trung cao độ trải nghiệm những sản phẩm đời mới, cao cấp nhất.
Chúng gần như ngồi yên một chỗ trong thời gian đó, chỉ lật đật thả máy xuống, túm quần chạy vội... khi cần vào nhà vệ sinh. Giao tiếp duy nhất của những đứa trẻ này là lâu lâu ngước mặt lên nói chuyện, trao đổi với đứa bên cạnh về những thứ mình đang chơi, đang xem.
Chúng hơn cả "thượng đế" vì không hề bị nhân viên hỏi han tư vấn hay làm phiền. Để cạnh tranh trong dịch vụ, các trung tâm điện máy đã chiều chuộng khách hàng ở mức tối đa có thể. Khu trải nghiệm được bố trí vô cùng tiện lợi, mát mẻ. Điện thoại, iPad được gắn dây bảo hiểm, kết nối sẵn wifi, có sẵn ghế ngồi... Và nhân viên thì luôn cười tươi với cả những khách hàng ngày nào cũng đến để "thử" chứ không mua.
Phụ huynh đang mất khả năng tương tác thật với con
Sự yêu chiều đó cùng với sự "mặc kệ" của phụ huynh đã biến nơi đây thành "sân chơi lý tưởng" của nhiều đứa trẻ - sân chơi không tốn kém, không mất tiền. Ở đó, hầu hết phụ huynh tự trấn an, tin tưởng con sẽ không rời nửa bước. Với họ, những hiểm họa từ những trò chơi, thông tin, hình ảnh con tiếp cận từ chiếc điện thoại còn an toàn hơn những nguy hiểm trong đời thực.
Ngoài các siêu thị điện máy thì các khu vui chơi với nhiều trò bạo lực, cờ bạc thắng thua cũng là nơi thu hút rất nhiều trẻ nhỏ trong các dịp hè. Nhiều phụ huynh đưa con đến, mua cho con một bịch xèng (dùng để chơi game) là hoàn thành nghĩa vụ đưa con đi chơi. Thật khó tin nhiều đứa trẻ ở độ tuổi mầm non đã chen chân, thuần thục, say sưa cùng rất nhiều người lớn chơi những trò như đua xe, bắn súng, bắn cá ăn tiền...
Chúng ta đang có chương trình giáo dục quá tải, chúng ta đang có nạn dạy thêm - học thêm tiêu cực với áp lực khủng khiếp và cũng phải nhìn nhận chúng ta cũng đang có rất nhiều phụ huynh dần mất khả năng tương tác thật với con trẻ.
Có người nào đó nói rằng, muốn hủy hoại cuộc đời một đứa trẻ, cách nhanh nhất là đưa cho chúng cầm chiếc điện thoại cả ngày. E rằng, chỉ mấy tháng hè, nhiều bố mẹ đã làm được việc này...
Hoài Nam
Theo Dân trí
Mặc váy hai dây, cô bé Canada bị trường mẫu giáo chỉ trích Phụ huynh của bé gái ba tuổi kinh ngạc khi trường nhận xét váy hai dây không phù hợp, yêu cầu em mặc áo sơ mi. Theo Mirror, vợ chồng Sadie và Jamie Stonehouse ở Winnipeg, Canada cho con gái 3 tuổi mặc váy hai dây đi học vào một ngày hè cuối tháng 5, nhưng bị trường mẫu giáo Little Years nhận...