Quảng Nam huy động sức dân trong xây dựng nông thôn mới
Hiện nay, tỉnh Quảng Nam có 85 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 41,6% tổng số xã. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 31,58 triệu đồng/năm. Tỉnh phấn đấu đến năm 2020, có 119 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 58,3% tổng số xã. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn sẽ đạt hơn 42 triệu đồng/năm; hoàn thành xây dựng 133 khu dân cư nông thôn mới kiểu mới.
Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch kết hợp du lịch sinh thái tại xã Cẩm Hà, TP Hội An (Quảng Nam). Ảnh: TUẤN NGUYỄN
Để đạt mục tiêu nêu trên, tỉnh Quảng Nam tập trung xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh; đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với thị trường tiêu thụ. Tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ phát triển các hợp tác xã, thực hiện các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Các địa phương được chỉ đạo phải có giải pháp căn cơ đối với vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn; tập trung xử lý nợ xây dựng cơ bản thuộc chương trình nông thôn mới.
* Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình xác định chủ đề công tác năm 2019 là: “Nêu gương về đạo đức và trách nhiệm thực thi công vụ; xây dựng phong cách công tác quần chúng, dân chủ; tôn trọng nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân; nói đi đôi với làm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu”. Để việc triển khai thực hiện chủ đề bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng Kế hoạch số 135 – KH/TU nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân, đoàn viên, hội viên của các đoàn thể chính trị – xã hội trên địa bàn tỉnh hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ công tác năm.
Đồng thời, mỗi cá nhân, tập thể cũng thấm nhuần việc gắn công việc chuyên môn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, các địa phương, cơ quan, đơn vị tạo ra sự chuyển biến tích cực trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; nâng cao tinh thần, ý thức, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu.
Tỉnh đã phát động đợt thi đua và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2019), 60 năm tỉnh Ninh Bình vinh dự được đón Bác về thăm và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên phải lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch để cụ thể hóa chủ đề công tác năm phù hợp tình hình địa phương, đơn vị. Kết quả thực hiện là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm.
Theo NDĐT
Quảng Nam: Cả làng "hò nhau" trồng đủ loại rau ngon bán Tết
Làng rau Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà, TP. Hội An là nơi thu hút khách du lịch với nghề truyền thống làm rau sạch. Những ngày này, người dân ở làng rau Trà Quế đang tất bật chuẩn bị vụ rau chính để kịp thu hoạch cung cấp cho thị trường trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Video đang HOT
Đón Tết no ấm nhờ rau sạch
Người dân tại đây mưu sinh chủ yếu bằng nghề trồng rau từ hàng trăm năm nay. Trà Quế hiện có 207 hộ trồng rau canh tác trên diện tích 18ha. Để phục vụ cho dịp Tết sắp đến, nông dân Trà Quế trồng các loại rau như: hành, ngò, cải xanh, tần ô, xà lách, rau húng, diếp cá,... Rau sau khi thu hoạch sẽ được thương lái mua và bán tại các siêu thị, chợ trên địa bàn TP. Hội An và Đà Nẵng.
Trong những ngày cuối năm, nông dân tại làng rau Trà Quế đang tất bật chuẩn bị vụ rau chính để bán ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán.
Lão nông Nguyễn Lên (60 tuổi, thôn Trà Quế) với hơn 30 năm trồng rau, cho biết: "Tiếp nối truyền thống của ông cha, thế hệ con cháu chúng tôi quyết tâm giữ gìn nghề truyền thống trồng rau sạch của làng rau Trà Quế. Hiện nay, tôi trồng 800m2 với các loại rau như: mồng tơi, húng, rau é, xà lách,... Mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng 25-30kg rau, với giá trung bình từ 25 - 35 nghìn đồng/kg; dịp Tết giá sẽ cao hơn từ 10-15 nghìn đồng/1kg, tùy loại rau, dự kiến dịp Tết này sau khi trừ chi phí, tôi lãi trên 8 triệu đồng".
Những luống rau xanh tốt đang chờ ngày xuất bán.
Rau ở đây nổi tiếng thơm ngon hơn so với những nơi khác là nhờ vào việc dùng rong được vớt từ sông Cổ Cò để làm phân bón lót.
Rau ở đây nổi tiếng thơm ngon hơn so với những nơi khác là nhờ vào việc dùng rong được vớt từ sông Cổ Cò để làm phân bón lót. Tuy nhiên, thời gian gần đây không còn nhiều rong nữa, các hộ trồng rau phải mua thêm phân chuồng và bánh dầu về bón cho rau. Cùng với nguồn nước sạch từ giếng khoan đã được xử lí khử phèn và không sử dụng phân hóa học nên rau ở đây có mùi vị ngon ngọt rất đặc trưng.
Trà Quế hiện có 207 hộ trồng rau canh tác trên diện tích 18ha, trồng các loại rau như: hành, ngò, cải xanh, tần ô, xà lách, rau húng, tần ô, diếp cá,...
Ông Nguyễn Văn Bạn (56 tuổi, thôn Trà Quế) nói, năm nay thời tiết không thuận lợi như những năm trước nên giá rau cũng có khả năng tăng lên. Cụ thể: rau cải, xà lách có giá 20.000 đồng/bó (ngày thường 10.000 đồng/ bó). Với diện tích gần 2 sào, tôi lãi khoảng 7-8 triệu đồng tình riêng dịp Tết này. Gần Tết lượng rau được tiêu thụ nhiều bởi rau sạch sẽ bảo quản được lâu (tầm 7 ngày) nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Năm nay người dân trồng rau chúng tôi đón cái Tết no ấm hơn, nhờ giá rau cao".
Trung bình mỗi hộ trồng rau ở làng rau Trà Quế dịp Tết này ít nhất cũng lãi được từ 5-7 triệu đồng/hộ.
Ngày thường, giá trung bình từ 25 - 35 nghìn đồng/kg; dịp tết giá sẽ cao hơn khoảng từ 35-45 nghìn đồng/kg (cao hơn từ 10-15 nghìn đồng/1kg), tùy loại rau.
Xây dựng thành chuổi rau sạch Trà Quế
Bên cạnh đó, một số hộ dân tại đây còn trồng thêm hoa cúc và hoa huệ để phục vụ cho dịp Tết đến xuân về. Theo ông Nguyễn Lợi (58 tuổi, xã Cẩm Hà): "Thời gian thu hoạch hoa huệ lâu hơn rau khoảng 1 tháng rưỡi nhưng lãi cũng nhiều hơn. Vào dịp Tết, mỗi bó hoa huệ (10 cành) có giá 100.000 đồng. Với 3 luống huệ có khả năng tôi lãi được hơn 2 triệu đồng".
Các hộ trồng rau ở đây không những chuẩn bị cho vụ rau chính dịp Tết, mà còn gieo trồng luân phiền cho vụ rau tiếp theo, để kịp ra Giêng bán.
Ông Mai Thanh Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Hà cho biết, hằng năm làng rau Trà Quế bán ra thị trường khoảng hơn 1.450 tấn, doanh thu tương đương 21,7 tỷ đồng đã trừ tiền mua giống và phân bón. Năm nay, xã đã hỗ trợ 30 triệu đồng mua giống cho bà con.
Hang năm, làng rau Trà Quế bán ra thị trường khoảng hơn 1.450 tấn, doanh thu tương đương 21,7 tỷ đồng.
"Thời gian đến, địa phương tập trung vận động các hộ trồng rau ở làng rau Trà Quế, các tổ thu gom rau thực hiện Đề án "Chuỗi giá trị sản phẩm rau Trà Quế", xây dựng thương hiệu từ rau an toàn sang rau VietGAP mà thành phố đã phê duyệt giai đoạn 2018 - 2020" - Ông Hùng nhấn mạnh.
Theo Danviet
An Giang kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống BĐBP và 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân Sang 27-2, tai TP Châu Đôc, UBND tinh An Giang long trong tô chưc Lê ky niêm 60 năm Ngay Truyên thông BĐBP và 30 năm Ngay Biên phong toan dân. Dư buôi lê co đông chi Vương Binh Thanh, Pho Bi thư Tinh uy, Chu tich UBND tinh; cac đông chi nguyên la lanh đao, chi huy BĐBP, BĐBP An Giang qua...