Quảng Nam: Học sinh miền núi học cách tiêu tiền “tiết kiệm, hiệu quả”
Ngày 18/4, Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Don (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đã tổ chức một buổi học ngoại khóa với chủ đề “Hình thành thói quen chi tiêu đồng tiền tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh và phụ huynh”.
Buổi học ngoại khóa có sự tham dự của lãnh dạo Phòng GD-ĐT huyện, đại diện các xã, lãnh đạo các trường THCS trên địa bàn huyện cùng với phụ huynh và 205 học sinh trường Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS Trà Don tham gia.
Hơn 200 học sinh PTDTBT THCS Trà Don tham gia khóa học ngoại khóa
Thầy Võ Đăng Chín – Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Trà Don cho biết, với mục đích bước đầu hình thành những nhận thức cơ bản cho học sinh về giá trị của đồng tiền, hình thành ý thức biết trân trọng những giá trị làm ra và có ý thức sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đồng tiền.
Phụ huynh các em học sinh cùng tham gia
Video đang HOT
“Thông qua học sinh tuyên truyền đến phụ huynh biết sử dụng có hiệu quả đồng tiền làm ra, biết đầu tư tái sản xuất và nâng cao đời sống cũng như kinh tế gia đình; đồng thời hướng dẫn phụ huynh biết tận dụng nguồn vốn vay, chính sách ưu đãi xã hội và sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư để xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống”, thầy Võ Đăng Chín cho biết.
Học sinh giao lưu tại buổi học ngoại khóa
Không những thế, lớp ngoại khóa cũng nhằm giáo dục ý thức chăm chỉ, say mê lao động và biết tận dụng sức lao động cũng như điều kiện tại địa phương để tạo ra của cải vật chất. Giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế, qua đó học sinh và phụ huynh nhận thức được giá trị của đồng tiền và hình thành thói quen chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả đồng tiền.
Các em học sinh học cách chi tiêu bữa ăn cho hiệu quả
Lớp học ngoại khóa được tổ chức hoạt động theo hình thức tuyên truyền kết hợp hình thức sân khấu hóa các tình huống nảy sinh trong thực tiễn. Một vở kịch với hình thức “tự biên, tự diễn” của thầy và cô trong trường xoay quanh nội dung một gia đình vừa bán 2 con bò với 1 con bê. Gia đình tính chuyện mua sắm gì trong nhà cho hiệu quả nhất…
Bên cạnh đó, hoạt động đã mang đến các em trải nghiệm việc mua sắm một bữa ăn và tự chi tiêu các khoản tiền làm ra một cách hợp lý, hiệu quả.
Sân khấu hóa nhằm chuyển thông điệp tiêu tiền “tiết kiệm, hiệu quả” đến với học sinh và phụ huynh.
Hiệu trưởng Võ Đăng Chín cho biết, kết thúc hoạt động, các đơn vị đã góp ý xây dựng bổ sung cho nội dung chuyên đề hoàn thiện hơn và lãnh đạo phòng GD-ĐT huyện đề nghị các trường THCS trên địa bàn huyện về xây dựng, triển khai thực hiện đảm bảo các nội dung và phù hợp với thực tế tại địa phương mình.
Trao đổi với PV Dân trí, thầy Võ Đăng Thuận – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Nam Trà My cho hay, lớp ngoại khóa này nhằm tuyên tuyền cho học sinh và phụ huynh sử dụng, chi tiêu đồng tiền hiệu quả, hợp lý để phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
“Để tuyên truyền được đến với mọi người, mình muốn tổ chức một chuyên đề như thế, từ đó nhân rộng ra cho các trường. Từ lực lượng học sinh của mình gửi đến các phụ huynh một thông điệp là làm thế nào để phụ huynh phải biết vận dụng đồng tiền chi tiêu cho hợp lý, có sự tích lũy để đời sống mọi người ngày càng tốt hơn, phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của huyện”, thầy Thuận cho biết.
Công Bính
Theo Dân trí
TP.HCM: Tăng cường kiểm tra, đánh giá hiệu quả phổ biến giáo dục pháp luật
Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018 trong lĩnh vực GD&ĐT.
Ảnh minh họa/internet
Trong đó nhấn mạnh tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các mô hình, nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) phù hợp với từng nhóm đối tượng (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học) ở mỗi cấp học theo phương châm sát nhu cầu, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả;
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp giáo dục pháp luật, tư vấn, giải đáp pháp luật trên trang mạng xã hội, cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị với giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, kỹ năng sống, lồng ghép hoạt động PBGDPL gắn với những vấn đề về giáo dục được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận và nhiệm vụ chính trị của Bộ GD&ĐT, của UBND Thành phố.
Có biện pháp thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động PBGDPL và từng bước xã hội hóa công tác PBGDPL, huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội bảo đảm cho công tác này. Tiếp tục đổi mới công tác biên soạn, in ấn, phát hành tài liệu PBGDPL.
Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL. Đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật chính khóa, hoạt động ngoại khóa, ưu tiên giáo dục kỹ năng thực hành, kỹ năng sống để phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người học, xây dựng bài giảng điện tử, các mô hình trực quan, tình huống pháp lý thực tiễn trong giảng dạy.
Tiếp tục bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật; Phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, sưu tầm hình ảnh, tư liệu, phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác PBGDPL trong chương trình chính khóa và ngoại khóa, thiết bị hỗ trợ dạy học môn đạo đức, giáo dục công dân, pháp luật, phòng chống, bạo lực học đường, bạo hành trẻ em...
Lập Phương
Theo giaoducthoidai.vn
Bắc Giang: Tăng cường vai trò quản lý của phòng GDvàĐT trong công tác phòng chống ma túy Sở GD&ĐT Bắc Giang xây dựng kế hoạch phòng chống ma túy năm 2018. ảnh minh họa Mục đích nhằm nâng cao nhận thức, tạo chuyến biến mạnh mẽ về ý thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và sinh viên trong công tác phòng chống ma túy; xây dụng nhà trường không có ma tuý; qua đó,...