Quảng Nam hỏa tốc lấy ý kiến phụ huynh cho học sinh đi học lại từ ngày 2/3
Việc lấy ý kiến của phụ huynh nhằm tạo sự đồng thuận để Sở Giáo dục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho học sinh đi học lại từ đầu tháng 3.
Ngày 22/2, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam cho hay, vừa gửi công văn hỏa tốc cho trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố; Hiệu trưởng các trường và Giám đốc các trung tâm trực thuộc sở về việc: “lấy ý kiến của phụ huynh về cho học sinh đi học lại sau thời gian nghỉ học để phòng dịch bệnh Covid-19″.
Quảng Nam phát phiếu lấy ý kiến phụ huynh học sinh về việc đi học trở lại từ ngày 2/3. (Trong ảnh: Học sinh Skyline Đà Nẵng học trực tuyến trong những ngày nghỉ vì dịch bệnh Covid-19. Ảnh: AN).
Trước đó, ngày 15/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có quyết định tiếp tục cho học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng chống dịch bệnh Covid-19 từ ngày 17/2 đến hết tháng 2/2020.
Sở Giáo dục Quảng Nam cho biết, để tạo sự đồng thuận trong phụ huynh và toàn xã hội trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho học sinh đi học trở lại từ ngày 2/3, Sở đã yêu cầu trưởng phòng giáo dục các huyện, thị xã, Hiệu trưởng một số trường trực thuộc lấy ý kiến phụ huynh về vấn đề này.
Video đang HOT
Việc lấy ý kiến nói trên phải hoàn thành trước ngày 26/2 đối với phòng Giáo dục và Đào tạo và trước ngày 24/2 đối với các trường học, trung tâm thuộc Sở.Sở cũng cung cấp mẫu “phiếu lấy ý kiến” bao gồm nhiều thông tin cơ bản của phụ huynh, học sinh trong đó. Đối với ý kiến không đồng ý cho học sinh đi học lại từ ngày 2/3 thì phụ huynh cũng phải nêu rõ lý do.
Ông Hà Thanh Quốc – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam cho hay, vừa qua, tỉnh Quảng Nam cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước đã kiểm soát dịch bệnh tốt.
Trên địa bàn tỉnh cũng không phát hiện trường hợp nào bị lây nhiễm nên ngành giáo dục phải tính toán việc cho học sinh đi học trở lại. Bởi việc nghỉ học kéo dài cũng dễ gây ra nhiều hệ lụy.
Ngoài việc chương trình học bị chậm thời gian sẽ khiến giáo viên, học sinh phải dạy bù, học bù thì nhiều học sinh nghỉ học không được quản lý tốt, dẫn đến tình trạng đuối nước như vừa xảy ra ở địa bàn tỉnh.
Việc Sở phát văn bản lấy ý kiến về thời gian cho học sinh trở lại trường là tôn trọng ý kiến phụ huynh và Sở muốn tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này. Còn việc quyết định cho học sinh trở lại trường hay chưa là căn cứ vào khuyến cáo của Sở Y tế.
AN NGUYÊN
Theo giaoduc.net.vn
Bám sát diễn biến dịch COVID - 19 trước khi quyết định cho học sinh đi học
Phải thực hiện nghiêm chỉ thị của Trung ương đảm bảo điều kiện an toàn sức khoẻ cho thầy cô, em học sinh. Nếu trường học chưa an toàn thì phải cho học sinh, thầy cô nghỉ.
Ngày 20/2, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong kiến nghị khẩn lên Chính phủ về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh đến hết tháng 3/2020 và điều chỉnh thời gian năm học 2019 - 2020.
Tại trường Tiểu học Hoàng Diệu (Ba Đình, Hà Nội), toàn bộ các lớp học, thư viện, khu vực khuôn viên các trường đều được phun thuốc diệt khuẩn. Ảnh: Lê Phú
Lý do được lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đưa ra là dịch bệnh COVID - 19 diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và chưa có dấu hiệu ổn định trong thời gian ngắn sắp tới.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung cũng đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất Bộ GD&ĐT tổ chức 4 kỳ nghỉ trong một năm như nhiều quốc gia khác. Có thể nghỉ hè chỉ kéo dài 35 ngày, nghỉ Tết một tháng, 2 kỳ nghỉ còn lại kéo dài 2 tuần.
Chia sẻ trước đề xuất của hai thành phố lớn, PGS TS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết: Bộ quy định khung thời gian kết thúc năm học là ngày 31/5, nhưng do điều kiện học sinh nghỉ học vừa qua, thì Bộ sẽ điều chỉnh mốc này. Bộ sẽ tính toán lùi từ 2 - 3 tuần, nhằm đảm bảo bù vào khoảng thời gian học sinh đã nghỉ. Thêm nữa, chúng ta có tuần dự phòng. Vì vậy, địa phương, nhà trường xây dựng kế hoạch điều chỉnh, khi quay lại trường phải đáp ứng đủ yêu cầu mà Bộ GD&ĐT đã quy định.
"Phải thực hiện nghiêm chỉ thị của Trung ương đảm bảo điều kiện an toàn sức khoẻ cho thầy cô, em học sinh. Nếu trường học chưa an toàn thì phải cho học sinh, thầy cô nghỉ. Nhưng việc cho nghỉ hay không, cũng phải theo sát tình hình diễn biến dịch bệnh mà cơ quan chức năng đưa ra, đặc biệt là Bộ Y tế để quyết định", PGS TS Nguyễn Xuân Thành nói.
Tuy nhiên, PGS TS Nguyễn Xuân Thành cũng bày tỏ quan điểm cho học sinh nghỉ nhiều hơn, kéo dài hơn sẽ khá nhiều bất lợi... Nếu học sinh đến trường thì sẽ đảm bảo điều kiện học tập hoàn thành chương trình, đáp ứng yêu cầu kỳ thi chuyển cấp. Đối với đề xuất 1 năm 4 kỳ nghỉ thì cũng phải tính toán cẩn thận. Các quốc gia khác nhau thì có các điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá, thời tiết khác nhau; nên không thể cứ áp dụng một "khunng" được. Ví dụ như các vùng ôn đới, đến hè không quá nóng thì học sinh vẫn đến trường được.
PGS TS Nguyễn Xuân Thành cho biết, hiện nay, Bộ GD&ĐT có những khung "giãn" thời gian giãn đối với kỳ thi chuyển cấp như lớp 10, sẽ không ảnh hưởng. Còn mốc thời gian thi THPT quốc gia thì chưa ấn định là ngày nào, thường Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn riêng; nhưng Bộ sẽ tính toán mốc thời gian đảm bảo học sinh hoàn thành chương trình, chuẩn bị ôn tập thi THPT quốc gia.
Trường hợp bất khả kháng, Bộ ưu tiên đảm bảo an toàn sức khoẻ tính mạng cho thầy cô, học sinh. Nếu buộc phải áp dụng biện pháp đặc thù với những vùng đặc biệt, hoặc vượt quá khả năng quyết định của Bộ GD&ĐT, thì Bộ sẽ xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời gian học sinh nghỉ học, những phương thức như học trực tuyến, email, tin nhắn... được Bộ GD&ĐT xem là những hình thức kết nối thông thường để hỗ trợ học sinh tự học ở nhà. Điều này sẽ không thay thế được việc giảng dạy trực tiếp ở trường.
Theo Lê Vân/ Báo Tin tức
10 tỉnh, thành cho học sinh tiếp tục nghỉ vì Covid-19 Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh, thành tiếp tục cho học sinh nghỉ. Bộ trưởng GD&ĐT cũng đề nghị các địa phương cho học sinh nghỉ hết tháng 2. Yên Bái: Tương tự, UBND tỉnh Yên Bái vừa có công văn hỏa tốc thông báo cho học sinh các cấp nghỉ đến hết tháng 2. Trước đó, ngày...