Quảng Nam đề xuất 3 phương án cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Quảng Nam đề xuất ba phương án với kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Thí sinh dự thi vào lớp 10 tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam vừa đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo ba phương án cho kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Ông Tân cho hay, Quảng Nam có hơn 16.500 thí sinh với hơn 731 phòng thi. Tỉnh đã tích cực chuẩn bị các nội dung công việc để chuẩn tổ chức thành công kỳ thi trên địa bàn. Mọi công tác được làm từ sớm.
Tuy nhiên, giống như Đà Nẵng, tình hình diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn Quảng Nam hết sức phức tạp. Hiện Quảng Nam đã thực hiện giãn cách xã hội đối với thành phố Hội An và bắt đầu từ hôm nay, 1/8, tỉnh tiếp tục cách ly thêm thị xã Điện Bàn và bốn huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình.
Trước thực tế đó, Quảng Nam đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo có ba phương án cho kỳ thi tại địa phương này.
“Phương án một, cho Quảng Nam rà soát toàn bộ các khâu tổ chức kỳ thi và tùy vào tình hình thực tế tại địa phương, đến ngày 6/8, nếu tình hình dịch không bùng phát và kiểm soát cơ bản thì Quảng Nam sẽ thi như những tỉnh khác.
Phương án hai là cho Quảng Nam lùi lại thi sau một tháng, nếu tình hình dịch bệnh ổn sẽ thi vào đầu tháng Chín.
Phương án ba, nếu tình hình diễn biến phức tạp thì Quảng Nam xin được không tổ chức thi và thực hiện xét tốt nghiệp trung học phổ thông giống như đề xuất của Đà Nẵng,” ông Tân nói.
Video đang HOT
Trước đó, Trưởng ban chỉ đạo thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông tỉnh Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đà Nẵng Lê Trung Chinh cũng đã kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ý kiến Chính phủ về việc được không tổ chức thi tại Đà Nẵng và xét tốt nghiệp đối với thí sinh toàn thành phố do tình hình dịch bệnh trên địa bàn rất phức tạp. Với thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ đạo các trường có phương án xét tuyển để đảm bảo quyền lợi của thí sinh.
Lãnh đạo tỉnh Đà Nẵng nhấn mạnh đây là một quyết định rất khó khăn và không dễ dàng, nhưng trong bối cảnh hiện nay phải đảm bảo sức khỏe, tính mạng của học sinh lên trên hết. Bản thân ông đã phải rất trăn trở, suy nghĩ khi đưa ra đề nghị này.
Đà Nẵng hiện đã có trên 100 ca nhiễm COVID-19 kể từ sau khi dịch tái bùng phát. “Toàn thành phố đang dồn sức để chống dịch. Tâm lý thí sinh và phụ huynh cũng rất hoang mang, lo lắng,” ông Chinh nói.
Trước kiến nghị của Quảng Nam và Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đề nghị các địa phương bình tĩnh và tiếp tục bám sát tình hình để cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế tham mưu với Chính phủ, có giải pháp phù hợp liên quan đến kỳ thi.
Theo kế hoạch, kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ diễn ra trên cả nước từ ngày 8 đến ngày 10/8 tới đây, với sự đăng ký tham gia của hơn 900.000 thí sinh. Hiện tất cả các địa phương trên cả nước đã cơ bản hoàn thành tất cả các khâu chuẩn bị, sẵn sàng cho việc tổ chức thi./.
Thi tốt nghiệp THPT: Cả nước vẫn thi, Đà Nẵng có cơ chế riêng
Phụ huynh cho rằng, việc tổ chức thi ở các vùng có nhiều ca mắc Covid-19 như ở Đà Nẵng, Quảng Nam, cần có sự đánh giá của các chuyên gia y tế, các nhà chuyên môn và quyết định của Bộ...
Đến thời điểm này, sau 6 ngày phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên trong đợt dịch thứ 2 ở Đà Nẵng, đến nay cả nước đã có gần 50 ca ở 7 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó Đà Nẵng được coi là "ổ dịch" với phần lớn số ca mắc Covid-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều ý kiến phụ huynh và các nhà chuyên môn ở những vùng có dịch như Đà Nẵng, Quảng Nam lo ngại dịch sẽ ảnh hưởng đến kỳ thi tốt nghiệp THPT và cho rằng, sức khỏe con người là trên hết, vì sự an toàn của học sinh, không thì lúc này thì sẽ thi lúc khác, Bộ nên có hoãn, thậm chí đình chỉ kỳ thi này. Cũng có người cho rằng, hiện tại nên xét tốt nghiệp cho các em, sau khi hết dịch sẽ tính đến phương án thi xét tuyển và các trường Đại học, Cao đẳng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến phụ huynh ở Hà Nội lại không đồng tình với phương án đề xuất này. Phần lớn ý kiến cho rằng, các em học sinh lớp 12 năm nay đã chịu áp lực tâm lý quá lớn trong việc học nước rút cho kỳ thi quan trọng sau 12 năm đèn sách. Việc học online, học qua truyền hình đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em, cùng với những thay đổi về phương án học, phương án thi, môn thi của Bộ trong thời gian này cũng khiến nhiều phụ huynh và học sinh có những thời điểm cảm thấy hoang mang, lo lắng.
"Đến thời điểm này, càng giữ ổn định kế hoạch thi cử càng tốt"
Chị Hồng Minh, phụ huynh của em Phan Minh Hiếu, học sinh lớp 12A4, trường THPT Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng, các con đã trải qua những khó khăn, vất vả ra sao thì tất cả chúng ta đều biết. Hà Nội hiện cũng đang có ca mắc Covid-19. Tuy nhiên, tại thời điểm này, chị vô cùng mong mỏi kỳ thi sẽ diễn ra bình thường theo kế hoạch.
Học sinh lớp 12A4, trường THPT Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) (Ảnh: Hồng Minh)
"Tôi cũng yên tâm với phương án tổ chức kỳ thi nếu có học sinh thuộc diện F0, F1, F2 của Bộ GD-ĐT. Việc hoãn kỳ thi, xét tốt nghiệp sẽ có rất nhiều phiền phức, bởi mục đích kỳ thi không chỉ là xét tốt nghiệp mà còn liên quan đến việc tuyển sinh Đại học. Nếu để các trường đại học tổ chức tuyển sinh riêng thì gây xáo trộn xã hội, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của học sinh cả nước, vì không có lộ trình từ trước. Bản thân con trai tôi và tôi không chủ quan khi cho rằng, các em học sinh Hà Nội chắc chắn muốn thi lắm rồi, nhất là những học sinh học tập nghiêm túc. Tôi chỉ mong muốn ở thời điểm này, trong bối cảnh này, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra bình thường như lộ trình đã đề ra"- chị Minh nói.
Chị Minh cho rằng, là phụ huynh Hà Nội, chị cũng rất thông cảm và chia sẻ với những lo lắng của phụ huynh học sinh lớp 12 ở vùng dịch, đặc biệt là Đà Nẵng. Nguy cơ lây nhiễm có ở khắp nơi. Vì thế việc tổ chức thi ảnh hưởng như thế nào đến học sinh các vùng có nhiều ca mắc Covid-19 như ở Đà Nẵng, Quảng Nam, nên có sự đánh giá của các chuyên gia y tế, các nhà chuyên môn và quyết định của Bộ.
"Tuy nhiên, theo tôi quyết định thế nào cũng phải nhìn trong tổng thể chung. Năm nay, đã mấy lần Bộ Giáo dục-Đào tạo thay đổi kế hoạch thi cử, giáo viên, phụ huynh và học sinh quá mệt mỏi rồi. Đến thời điểm này, càng giữ ổn định kế hoạch thi cử càng tốt"- chị Minh mong muốn.
Thay đổi phải có lộ trình, hoặc có cơ chế riêng cho vùng dịch
Cũng như chị Hồng Minh, chị Nguyễn Thị Thanh Mai phụ huynh của em Nguyễn Thanh Mai Giang, học sinh lớp 12 trường chuyên Sư phạm cũng cho rằng, trong năm học cuối cùng của con ở bậc phổ thông, gia đình chị thực sự lo lắng về những thay đổi trong học tập của con do dịch Covid-19. Dù thế, gia đình vẫn cố gắng dành mọi sự quan tâm, động viên con cố gắng tự học.
"Sau nhiều lần có những thay đổi từ Bộ, chúng tôi cũng rất mệt mỏi và lo lắng. Tính từ giờ đến lúc con thi chỉ còn khoảng 10 ngày, tôi chỉ mong mọi thứ vẫn giữ nguyên, không có sự thay đổi, xáo trộn ảnh hưởng đến tâm lý của con. Việc xét tốt nghiệp và sau đó thi xét tuyển Đại học, Cao đẳng cũng là một phương án nên xem xét nhưng tôi nghĩ không phải là lúc này khi ngày thi cận kề. Làm gì cũng phải có lộ trình, hoặc có cơ chế riêng cho vùng dịch"- chị Thanh nói.
Theo chị Thanh, cả nước mỗi năm có khoảng 800.000-900.000 học sinh sẽ dự thi tốt nghiệp THPT, vì thế nếu thay đổi sẽ ảnh hưởng, xáo trộn rất lớn. "Đúng là dịch bệnh diễn biến khó lường, chúng ta cần phải bảo vệ sức khỏe của con người là trên hết. Tuy nhiên, cả một năm trời, các em đã phải chịu quá nhiều áp lực, xáo trộn vì những thay đổi từ phía Bộ và chương trình học, giờ chỉ còn vài ngày nữa nên để các em ổn định tâm lý. Chúng ta cũng dần học cách sống chung với dịch để vừa bảo vệ được bản thân, vừa giảm thiểu ảnh hưởng nhất tới các hoạt động trong cuộc sống"- chị Thanh Mai chia sẻ.
Nhiều phụ huynh mong muốn các vùng có dịch nên có nghiên cứu cụ thể của các nhà y tế, giáo dục, còn các nơi khác vẫn nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT (Ảnh minh họa)
Chị Đào Thu Hương, có con trai học trường Lương Thế Vinh năm nay cũng dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT cho rằng, trong suốt cả năm nay, gia đình chị luôn theo dõi sát sao các chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Ngay như trong ngày hôm qua, khi Bộ ra văn bản về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chị cho rằng đó cũng là một phương án tốt để kỳ thi được diễn ra an toàn.
Hoãn thi đến hết dịch: Ai dám khẳng định bao giờ hết?
"Bộ đã quy định rất rõ ràng việc rà soát, phân loại thí sinh đăng ký dự thi thành 4 nhóm: F0, F1, F2 và các đối tượng khác để có những chính sách, chế độ phù hợp, đảm bảo giãn cách và an toàn khi dự thi. Chẳng hạn đối với thí sinh F0 thì không thi là đương nhiên, còn thí sinh thuộc diện F1 thì được xem xét bố trí dự thi tại khu vực cách ly hoặc dự thi tại Điểm thi riêng phù hợp ở gần với khu vực cách ly. Hay thí sinh thuộc diện F2 thì được bố trí cho thí sinh dự thi tại phòng thi dự phòng của điểm thi hoặc dự thi tại điểm thi riêng phù hợp với điều kiện của địa phương.... Tôi nghĩ Bộ cũng đã lường trước các phương án về phòng chống dịch, cộng với việc kiểm tra, giám sát tại các điểm thi, đánh số báo danh theo sơ đồ zích zắc, mỗi người một bàn và việc chăm sóc, bảo vệ con em mình như đeo khẩu trang, sát khuẩn... thì việc thi cử cũng không phải là đáng lo ngại"- chị Hương phân tích.
Chị Hương cũng cho rằng, nếu hoãn thi thì không biết đến khi nào sẽ tổ chức thi vì không ai khẳng định là thời điểm nào hết dịch. "Nếu hoãn các con sẽ rơi rụng hết kiến thức. Và quan trọng là gây tâm lý mệt mỏi cho phụ huynh và các con. Cả một năm trời lao đao vì dịch, các con học hành có nhiều xáo trộn, kiến thức lại chả được bao nhiêu, chúng tôi đã quá mệt mỏi rồi".
Cũng có con thi tốt nghiệp THPT năm nay, chị Thu Cúc, phụ huynh em Quách Mạnh Khiêm, học sinh trường THPT Nguyễn Trãi (Ba Đình, Hà Nội) cũng đồng tình với việc tổ chức kỳ thi như kế hoạch đã đề ra, còn nếu những nơi nào bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ và địa phương cũng nên tính toán phương án thi hay xét tuyển hợp lý để vừa đảm bảo sự an toàn và quyền lợi cho các em.
VOV.VN- Nếu mỗi người luôn nêu cao ý thức bảo vệ bản thân, gia đình bằng việc đeo khẩu trang, sát khuẩn, tự giác khai báo y tế...cũng đã là góp phần rất lớn trong việc "chống giặc" Covid-19
Theo chị Cúc, bọn trẻ cũng đã quá vất vả trong năm học vừa qua rồi. Thứ nữa là thay đổi cũng phải có kế hoạch, phương án phù hợp, giờ chỉ còn vài ngày nữa đến ngày thi, thời gian quá gấp rút và còn ảnh hưởng đến cả kế hoạch cho năm học mới.
"Các kiến thức học qua tivi và online với con tôi và nhiều học sinh dường như không hiệu quả, nên hàng ngày các con vẫn phải đeo khẩu trang, xịt khuẩn tham gia các lớp ôn thi. Vậy đến kỳ thi các cháu cũng làm như vậy không khác bây giờ. Nếu hoãn thi thì quá thiệt thòi và mệt mỏi cho các con. Bộ GD-ĐT cũng đã tính toán phương án phòng chống dịch bằng cách văn bản gửi các địa phương, và khi thi các thí sinh đều được ngồi giãn cách mỗi người một bàn thì tôi nghĩ vẫn nên tổ chức kỳ thi"- chị Cúc chia sẻ./.
Thí sinh ngồi cách nhau 1,2 m, đeo khẩu trang khi dự thi tốt nghiệp Thí sinh Đắk Lắk được yêu cầu ngồi giãn cách trong phòng thi có 24 em. Học sinh Đà Nẵng đeo khẩu trang trong suốt quá trình thi. Đến sáng 30/7, Việt Nam ghi nhận 459 ca mắc Covid-19. Trong đó, Đà Nẵng có 31 bệnh nhân, Quảng Ngãi: 2, Quảng Nam: 5, Hà Nội: 2, Đắk Lắk: 1, TP.HCM: 2. Những địa...