Quảng Nam để thầy cô được tự chọn trường theo thang điểm thi tuyển viên chức
Tùy vào điểm số của mình, các thầy cô có quyền chọn trường để dạy nên tránh được chuyện tiêu cực hay “con ông cháu cha” trong phân công công tác.
Nơi tôi ở giáo sinh ra trường không phải…chạyCần cắt bỏ biên chế lực lượng nào trong giáo dục?Những ngộ nhận về “bỏ biên chế giáo viên”Tôi phản đối “tối ngày đầy công”, ủng hộ bỏ biên chế trong ngành giáo dục
LTS: Mới đây, ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam đã có một cách làm đột phá khi cho các thầy, cô tự đăng ký chọn trường để dạy. Tùy theo số điểm thi tuyển viên chức giáo dục mình, thí sinh có quyền chọn nơi làm việc.
Xoay quanh vấn đề này, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Hà Thanh Quốc – giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam về chính sách trên.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu đến độc giả.
Thầy, cô tự chọn trường để dạy
Phóng viên: Thưa ông, việc phân công công tác đối với các thí sinh trúng tuyển kỳ thi viên chức giáo dục tỉnh được thực hiện như thế nào? Có những điểm gì mới so với các năm trước đó?
Ông Hà Thanh Quốc : Điểm mới trong việc phân công nhiệm sở cho số giáo viên trung học phổ thông trúng tuyển vừa qua ở Quảng Nam, đó là việc thí sinh chọn trường để về công tác.
Ông Hà Thanh Quốc – giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam cho rằng, phương án cho thầy, cô tự chọn trường để dạy sẽ tránh tiêu cực, nạn “con ông cháu cha” trong phân công công tác. Ảnh: HT
Cụ thể, từng thí sinh đã trúng tuyển của các bộ môn lần lượt chọn trường theo thứ tự, người có điểm xét tuyển cao nhất được chọn trước.
Danh sách các trường có nhu cầu tuyển dụng được công khai trên màn hình và thí sinh nhìn vào đó để quyết định chọn lựa.
Ngay sau đó, các thí sinh đã được nhận quyết định phân công công tác do Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo ký tại chỗ.
Sau một buổi, tất cả thí sinh đã lựa chọn được đơn vị công tác theo nguyện vọng và nhận quyết định của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Video đang HOT
Việc cho các ứng cử viên tự chọn trường để về giảng dạy có ý nghĩa gì?
Ông Hà Thanh Quốc: Sở Giáo dục và Đào tạo công khai phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng và nơi công tác, còn việc chọn nơi đâu là quyền của thí sinh, ai cao điểm hơn thì được chọn vị trí công tác trước.
Tất cả thí sinh tự mình quyết định chọn đơn vị công tác trên cơ sở nhu cầu vị trí việc làm của các trường trung học phổ thông.
Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo chỉ có trách nhiệm ký quyết định trên cơ sở lựa chọn của thí sinh chứ không phải sở phân công công tác.
Với cách làm như thế này thì rõ ràng, ở đây không có chỗ cho sự thân quen hay con cháu của bất kỳ ai. Mọi việc được tiến hành công khai, công bằng, khách quan.
Các ứng cử viên phản ứng với quy định này ra sao, thưa ông?
Ông Hà Thanh Quốc: Đa số ứng viên đều hài lòng với cách làm này.
Tuy nhiên, có một vài trường hợp do điểm thấp nên phải chọn sau dù không mong muốn nhưng phải chấp nhận, vì đây là cách làm khách quan.
Ngăn nạn “con ông cháu cha” trong phân công công tác
Quy định này được xem là một trong cách làm đổi mới, nhận được nhiều hưởng ứng tích cực, ông có thể chia sẻ thêm về quyết định này?
Ông Hà Thanh Quốc : Việc tổ chức tuyển dụng đợt 1 vừa qua diễn ra hết sức nghiêm túc.
Việc phân công công tác công bằng khách quan như đã phân tích ở trên đã tạo được niềm tin nên đã được dư luận xã hội đồng tình và đánh giá rất cao về cách thức tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Được biết, giáo viên sau khi đã trúng tuyển vẫn phải có 12 tháng thực tập, đánh giá năng lực, việc này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
Ông Hà Thanh Quốc : Không phải thi đỗ, được tuyển dụng là nghiễm nhiên vào viên chức, cứ như thế mà ung dung tự tại, không nghiên cứu, không học hỏi để nâng cao nghiệp vụ tay nghề.
Sau 9 tháng tập sự, Sở sẽ thành lập đoàn công tác để dự giờ, sát hạch đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng giáo viên rồi mới có quyết định tuyển dụng chính thức.
Làm như vậy, các giáo viên mới ra sức học tập kinh nghiệm của những giáo viên đi trước để đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác giáo dục trong tình hình mới.
Việc thi tuyển viên chức giáo dục cũng như phân công giảng dạy cho các ứng cử viên trúng tuyển trong thời gian đến sẽ được thực hiện như thế nào?
Ông Hà Thanh Quốc: Kỳ thi trước đây, việc xác định thí sinh trúng tuyển chỉ dựa vào kết quả thi theo thứ tự điểm cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu của từng bậc học của địa phương.
Sau khi có kết quả trúng tuyển, Hội đồng thi tuyển viên chức giáo dục tỉnh sẽ chuyển danh sách thí sinh trúng tuyển về cho huyện, thị xã, thành phố quyết định phân công công tác theo nhu cầu của các trường học.
Tuy nhiên, cách xác định người trúng tuyển và phân công công tác của kỳ thi sắp tới sẽ có sự thay đổi.
Cụ thể, thí sinh khi đăng ký dự thi thì đăng ký chọn nơi công tác và vị trí việc làm luôn trong đơn đăng ký dự thi.
Khi xét kết quả thi tuyển, người trúng tuyển là người có điểm thi cao hơn, lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của trường ở từng vị trí việc làm.
Sự thay đổi này rõ ràng giúp cho thí sinh được tự do lựa chọn nơi công tác, giúp cho ngành giáo dục tuyển chọn được giáo viên giỏi.
Và điều quan trọng hơn là người nào có năng lực chuyên môn tốt, có điểm cao qua kỳ thi được ưu tiên trước trong việc quyết định chọn lựa trường theo nguyện vọng của mình.
Phương án này giúp tránh được chuyện tiêu cực hay “con ông cháu cha” trong phân công công tác.
Và như ta biết, phương án nào cũng có những mặt trái của nó.
Trong thời gian đến, với vài trò là đơn vị thường trực của Hội đồng thi tuyển, chúng tôi sẽ tham mưu để khắc phục những hạn chế có thể xảy ra.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Theo GDVN
Đóng dấu mật cả danh sách vụ trưởng và trả lời chất vấn ĐBQH
"Có cơ quan đóng dấu mật cả danh sách vụ trưởng hiện hành. Có cơ quan đóng dấu mật vào trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Tuy nhiên trong văn bản đó không có thông tin mật. Việc đóng dấu mật làm cho ĐBQH không thể trả lời cử tri về thông tin mình chất vấn", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga (ảnh VPQH).
Sáng 22.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường và cho ý kiến về dự thảo Luật bảo vệ bí mật nhà nước. ĐB Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có phát biểu rất đáng chú ý.
Theo bà Lê Thị Nga, các quy định của dự thảo Luật phải đáp ứng hai yêu cầu: Thứ nhất là đảm bảo lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thứ hai đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân, của ĐBQH, của báo chí và đảm bảo hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng trong các lĩnh vực.
"Để đảm bảo cân đối giữa hai yêu cầu trên là khó nhưng khó nhà nước cũng phải làm", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.
Vẫn theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, qua thảo luận của các ĐBQH, thấy xu hướng thứ nhất cho rằng có thực trạng bí mật nhà nước bị lộ trong một số trường hợp, ngay cả trong môi trường mạng, có những văn bản mật của những cơ quan quan trọng cũng bị chụp đưa lên mạng. Điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của quốc gia của các cơ quan tổ chức đơn vị.
Thứ hai có tình trạng lạm dụng mật, đóng dấu mật vào những văn bản không mật, danh mục mật thì chậm rà soát sửa đổi, có những danh mục mật từ năm 2000 -2004 vẫn dùng, trong khi hệ thống liên quan đến công khai minh bạch sửa đổi nhiều. "Có cơ quan đóng dấu mật cả danh sách vụ trưởng hiện hành. Có cơ quan đóng dấu vào chất vấn của ĐBQH. Tuy nhiên trong văn bản đó không có thông tin mật nhưng vẫn đóng dấu mật làm cho ĐBQH không thể trả lời cử tri về thông tin mình chất vấn", ĐB Lê Thị Nga nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, khái niệm, phân loại, danh mục bí mật nhà nước, các điều cấm trong dự thảo luật chưa rõ ràng, minh bạch. "Các ĐB trước tôi cũng nói là cần quy định rõ ràng, khái niệm không rõ sẽ dễ tùy tiện khi áp dụng, đặc biệt các lĩnh vực quá rộng. Ngay cả trong từng lĩnh vực thì cũng không biết được cái gì là mật, không mật, ví dụ như trong giáo dục biết cái gì là mật, không mật, về mức nguy hại cũng phải cân nhắc", ĐB Lê Thị Nga.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu thực thế, vừa qua Quốc hội tổ chức nhiều phiên họp truyền hình, phát thanh trực tiếp, trong đó có phiên thảo luận về công tác tư pháp. Tại phiên này, cơ quan thẩm tra đã lúng túng, ĐBQH cũng lúng túng vì nhận được 5 văn bản có đóng dấu mật của các cơ quan là Bộ Công an, Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội.
"Ủy ban Tư pháp cũng rất lo, bởi vì các cơ quan gửi văn bản đến đóng dấu mật mà Ủy ban Tư pháp không đóng dấu mật sẽ rất khó. Chúng tôi tra trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước thì thấy đa số thấy nội dung trong các văn bản trên không còn mật nữa. Ở đây danh mục mật của các ngành tư pháp lại chậm sửa đổi, từ năm 2004 đến nay vẫn dùng nên gây khó khăn, các ĐB lúng túng", ĐB Lê Thị Nga nói.
Sau khi phân tích, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã đề nghị Cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dự án Luật bảo vệ bí mật nhà nước cần rà soát lại để đảm bảo tính thống nhất của luật này với các quy định liên quan đến công khai minh bạch, quyền tiếp cận thông tin trong phòng, chống tham nhũng và các công khai trong hoạt động tố tụng; thứ hai các quy định cần cụ thể minh bạch hơn; thứ ba là rà soát lại để tạo điều kiện cho các ĐBQH và người dân.
Theo Danviet
Mỹ bắt giữ cựu quan chức Hong Kong với cáo buộc hối lộ Giới chức Mỹ đã bắt giữ cựu quan chức cao cấp Hong Kong và Senegal với cáo buộc đã dàn xếp đưa hối lộ hàng triệu USD trên danh nghĩa một công ty năng lượng hàng đầu Trung Quốc nằm trong dự án "Vành đai và con đường", theo SCMP. Ông Patrick Ho (Ảnh: SCMP) Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày...