Quảng Nam có vở luyện chữ viết dành riêng cho học sinh
Nhiều phụ huynh cho rằng bộ vở luyện chữ dành cho học sinh tiểu học Quảng Nam là không cần thiết, buộc trẻ phải học nhiều hơn.
Năm học 2018-2019, phụ huynh có con học tiểu học ở Quảng Nam ngoài mua vở Tập viết theo bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, còn phải mua thêm Vở luyện viết dành cho học sinh Quảng Nam từ lớp 1 đến lớp 5.
Khác với vở lớp 1, các vở từ lớp 2 đến 5 đều nói về Quảng Nam. Như Luyện viết lớp 3, tập 1, trang 5 bài 3 có câu thơ: Quảng Nam sản phẩm muôn ngàn/Trà My rừng quế, kho vàng Bồng Miêu. Hai câu thơ này nhắc đến sản vật của vùng quế Trà My nổi tiếng và mỏ vàng Bồng Miêu có trữ lượng lớn của địa phương.
Mỗi lớp có hai vở tập một và hai, do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, giá bán mỗi vở 12.000 đồng.
Bộ vở luyện viết từ lớp 1 đến 5 dành riêng cho học sinh Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành.
Vở luyện viết dành cho học sinh Quảng Nam của lớp 1 giống vở Tập viết 1 trong bộ sách giáo khoa, đang được giảng dạy trong nhà trường. “Cuốn vở dành riêng cho học sinh Quảng Nam là không cần thiết, bởi có thêm vở thì phụ huynh phải thêm tiền mua cho con học, học sinh phải học nhiều hơn”, một bà mẹ nói.
Trước năm học, anh Kiên ở xã Tam Phú (Tam Kỳ) cho biết phải đi khắp nơi mua nhưng nhiều nhà sách hết. “Tôi hỏi bạn bè ở một số địa phương khác thì không thấy có loại vở giống ở Quảng Nam. Việc học sinh sử dụng vở này là sự áp đặt, buộc phụ huynh phải mua”, anh Kiên nói.
Chiều 7/9, hầu hết điểm bán sách giáo khoa trên địa bàn thành phố Tam Kỳ đều không còn loại vở luyện viết này. Các chủ tiệm sách cho hay muốn mua chờ vài ngày nữa mới có.
Sở ra văn bản nhưng nói không bắt buộc
Các vở luyện viết dành riêng cho học sinh tiểu học Quảng Nam thực ra đã có từ năm 2016. Theo công văn số 485 của Sở Giáo dục và Đào tạo gửi các Trưởng phòng Giáo dục huyện, thị xã, thành phố ngày 12/4/2016, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các cơ sở giáo dục, Sở sẽ điều chỉnh, sử dụng một số hồ sơ sổ sách và tài liệu cấp tiểu học. Trong đó, Sở sử dụng bộ vở em luyện đúng, viết đẹp cho các khối lớp, chủ biên là Phan Quang Thân, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Sở Giáo dục cho rằng bộ vở có nội dung ngữ liệu phù hợp với lứa tuổi của chương trình lớp học. Đặc biệt các ngữ liệu đều mang tính địa phương của tỉnh Quảng Nam, thể hiện qua các địa danh, thơ về quê hương Quảng Nam, các cảnh quan, tên đất, tên người, cảnh vật quê hương, tạo cho học sinh cảm giác gần gũi, tự hào về quê hương mình, tăng thêm hứng thú khi sử dụng bộ vở.
“Sở Giáo dục Quảng Nam thông báo cho các phòng được biết và đề nghị các đơn vị triển khai kể từ năm học 2016-2017″, văn bản nêu.
Nội dung từ lớp 2 đến lớp 5 nói về Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành.
Trả lời báo chí, ông Hồ Văn Hưng, Chánh văn phòng Sở Giáo dục Quảng Nam cho biết, bộ vở luyện viết cho học sinh tiểu học phù hợp với chủ trương giảng dạy chương trình địa phương của Bộ Giáo dục. Từ năm học 2016-2017, cuốn sách này đã được các cơ sở giáo dục và phụ huynh tin dùng để luyện chữ cho học sinh bởi những tiện lợi của nó.
“Bộ vở luyện chữ có tác dụng tốt trong giáo dục học sinh. Hiện bộ vở có một số đơn vị sử dụng, một số đơn vị không. Sở hoàn toàn không bắt buộc học sinh phải sử dụng vở luyện viết này”, thông cáo của Sở Giáo dục nêu rõ.
Đắc Thành
Theo Vnexpress
Quảng Nam: Cô giáo hơn 25 năm dạy chữ miễn phí cho trẻ em nghèo
Suốt hơn 25 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Thanh (SN 1961, xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) đã miệt mài dạy chữ miễn phí cho những trẻ em nghèo, khuyết tật trong xã và các xã lân cận. Cả đời hết lòng vì nghiệp trồng người, niềm vui duy nhất của cô là được nhìn thấy học trò của mình biết được con chữ, từng bước hiện thực hóa ước mơ của các em.
Cô Thanh nhớ lại, năm 1978 cô tốt nghiệp ra trường, cô xin về công tác tại các trường tiểu học Trà Nam, Trà Tập thuộc huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam).
Đến năm 1984, cô Thanh chuyển về công tác gần nhà dạy tại trường tiểu học Trần Ngọc Sương (bây giờ là trường tiểu học Tiên Thọ).
Tại đây, chứng kiến cảnh các em học sinh khuyết tật không được đến trường, không nhận biết con chữ, cô ấp ủ mở một lớp dạy học cho các em, đồng thời dạy bổ túc cho các em học sinh chậm tiến bộ, hoàn cảnh khó khăn.
Lớp học miễn phí hơn 25 năm qua của cô giáo Thanh. Học trò đến đây không cần đóng học phí mà còn được cô hỗ trợ bút viết hay ăn uống bằng tiền lương hưu của mình
Năm 1993, xin được vài ba bộ bàn ghế cũ, tận dụng khoảnh sân trong vườn, phòng khách, thậm chí cả phòng ăn để đặt bàn ghế, cô Thanh kêu gọi các em đến học. Ban đầu chỉ lác đác vài em, sau thấy cô dạy hiệu quả nhiều phụ huynh dắt con đến gửi. Dần dà, học trò của cô đông dần, có khi không đủ bàn ghế để ngồi.
Theo cô Thanh, mình không thể làm được những việc to lớn để giúp đời thì mình làm theo cách khác đó là "gieo" con chữ cho những học sinh khiếm khuyết, hoàn cảnh khó khăn để các em được tiếp thêm hành trang trên chặng đường thực hiện ước mơ tương lai
Cô Thanh chia sẻ: "Năm 1997, có đoàn từ thiện nghe tin về lớp học, họ đến xem xét thấy điều kiện dạy học khó khăn nên ngỏ ý giúp đỡ. Họ xây 2 phòng học ở trung tâm xã Tiên Thọ, động viên các em đến lớp và mời cô giảng dạy. Học sinh đến trường ngày một đông, tiếng tăm cô Thanh dạy miễn phí ngày một truyền xa. Có phụ huynh ở tận Tiên Châu, Tiên Lộc, Tiên Cảnh (thuộc huyện Tiên Phước) cách trường gần chục cây số cũng dắt con đến gửi".
Đến năm 2002, xã xóa bỏ lớp học vì có chủ trương cho các em khuyết tật học hòa nhập cộng đồng.
"Sau khi giải thể lớp, cô cũng theo sát các em khuyết tật, nhận thấy các em học chậm tiến không theo kịp bạn bình thường nên rất lo lắng. Thế là cô quyết định mở lại lớp học, lúc đó chỉ biết tận dụng tấm bảng đen cũ rồi vài ba bộ bàn ghế xin được, vậy là thành lớp học. Căn nhà lại vang lên tiếng học bài mỗi ngày, học sinh lại tìm đến cô ngày một đông" - cô Thanh bồi hồi nhớ lại.
Tủ sách cũ kỹ được cô dựng sát tường khỏi đổ, những quyển sách một phần do cô mua và một số được quyên tặng. Cô chia sẻ: "Các em rất ham học, yêu quý sách vở. Trong lớp có em Hoàng Oanh rất chăm ngoan, viết chữ đẹp đã giành được giải trong kỳ thi viết chữ đẹp của tỉnh. Đó là niềm tự hào của cô và của lớp học"
Đến với lớp học các em không chỉ được học thêm kiến thức, mà còn được học làm người. Cô Thanh vừa là cô giáo, vừa là người bạn tâm tình chia sẻ cùng các em điều hay, lẽ phải.
Nhiều em hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ bận bịu làm ăn thì mang con đến gửi cho cô cả ngày. Cô cho hay, hơn 25 năm kèm cặp, dạy từng con chữ cho các học sinh mới thấu hiểu hoàn cảnh của từng em. Nhiều em vì điều kiện gia đình khó khăn, không thể tới lớp, cô phải đón đưa tới tận nhà. Có em khuyết tật, không chịu đi học, cô còn phải đến nhà dỗ dành, vận động ra lớp. Đôi khi cô còn lo cả sách vở, bút thước cho từng em, có nhiều em, cô phải dạy 4 năm ròng rã mới viết được chữ.
Chiếc bảng đen cũ kỹ, bàn ghế xiêu vẹo được cô cột vào lại với nhau để khỏi nghiêng ngả. Cô không mong gì hơn là học trò của mình có được bàn, ghế tốt hơn để ngồi yên tâm học.
"Nhiều em khuyết tật ngày hôm nay cô dạy, đến mai lại quên hết nên phải dạy lại từ đầu. Đối với những em này thì mình phải chịu khó, kiên nhẫn từng li từng tí. Các em bình thường thì mình dạy bổ túc thêm kiến thức, em học khá hơn sẽ kèm lại cho em học yếu để cùng nhau tiến bộ. Các em dù nghèo vật chất nhưng lại giàu tinh thần, em nào cũng siêng năng cố gắng; phụ huynh cũng luôn ý thức được tầm quan trọng của việc học, nên luôn cố gắng đưa các em đến lớp mỗi ngày" - cô Thanh cho biết thêm.
Thời gian được đứng trên bục giảng, được nhìn đám học trò ê a đọc chữ với cô là khoảng thời gian đẹp nhất. Giờ về hưu, nỗi nhớ trường, nhớ lớp khiến cứ khắc khoải trong cô. Nên lớp học miễn phí ra đời cũng giúp cô vơi đi nỗi nhớ thời gian cầm phấn.
Cô giáo hơn 25 năm dạy chữ miễn phí cho trẻ em nghèo
Hàng ngày, thấy các em ríu rít học chữ trong lòng cô thấy phấn khởi, dù có đau ốm cũng ráng mà dạy. Cô kể, nhiều học sinh của cô giờ ra trường có công việc ổn định, có em làm kế toán, xây dựng... đủ cả. Lâu lâu các em lại ghé lớp, hỏi thăm tình hình sức khỏe cô và lớp học. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến cô vui vẻ, càng thêm tâm huyết với sự nghiệp "đưa đò" miễn phí này.
Sau cuộc trò chuyện, chúng tôi chia tay cô Thanh để cô còn kịp giờ đến bệnh viện ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam) tập vật lý trị liệu. Theo cô kể, năm 2016 cô gặp tai nạn giao thông khiến chân trái bị tổn thương nặng phải nằm viện một tháng điều trị, bác sỹ khuyên hạn chế cử động. Nhưng vì nhớ lớp, thương học trò cô lại cố gắng xin về tiếp tục dạy.
Cô Thanh chia sẻ: "Thương học trò quá mà cô lại xin về vì sợ mình cho lớp nghỉ lâu sẽ ảnh hưởng đến việc học của các em, nhất là các em khuyết tật. Mới đây cô lại bị vấp ngã, chân trái chưa kịp lành thì lại nứt xương nên phải tập trị liệu. Bây giờ mỗi ngày cô chỉ dạy buổi sáng, buổi chiều thì đến bệnh viện. Cô sẽ cố gắng để vào năm học mới mở lớp cả ngày, vì các em có thời khóa biểu khác nhau nên phải phân chia để không sót em nào. Cô sẽ cố duy trì lớp học cho đến khi không thể tiếp tục".
Nói về lớp học này, ông Nguyễn Văn Quý - Chủ tịch xã Tiên Thọ cho biết: "Hơn 25 năm nay, cô Thanh đã giúp đỡ rất nhiều trẻ em khuyết tật, nghèo khó ở địa phương bằng một cái tâm trong sáng. Cô đã đóng góp rất lớn cho công tác khuyến học của xã và đã được tỉnh Quảng Nam tặng bằng khen bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cùng huy hiệu Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh".
N. Linh
Theo Dân trí
Nữ sinh đội 2 tang cùng lúc đã đỗ đại học Nguyễn Thị Thu Thủy, học sinh lớp 12/2 Trường THPT Tiểu La huyện Thăng Bình (Quảng Nam), thí sinh đeo hai vành tang đi thi - đã đậu ĐH Tôn Đức Thắng, ngành Quản trị Kinh doanh. Sáng nay, 8/8, chia sẻ với VietNamNet, Thủy cho biết, em khá vui mừng. Đây là một món quà nhỏ em muốn dành tặng cho ba...