Quảng Nam: Bí quyết gì giúp người dân một xã nông nghiệp có thu nhập 43,2 triệu đồng/người/năm?
Không đứng ngoài vòng xoáy của “bão Covid-19″, xã Bình Sa (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cũng chịu ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, xã Bình Sa đã tập trung thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội”.
Hiện thực hóa mục tiêu kép
Ông Châu Quang Anh – Chủ tịch UBND xã Bình Sa cho biết, trong điều kiện khó khăn do dịch Covid-19, UBND xã Bình Sa đã bám sát nghị quyết của Đảng bộ và HĐND xã đề ra, tập trung công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp với các tổ chức chính trị từ xã đến thôn, nhờ đó đã giúp người dân vượt qua khó khăn, góp phần tạo nên bức tranh kinh tế – xã hội tươi sáng trong năm 2021 với những kết quả ấn tượng.
Tổng giá trị sản xuất toàn nền kinh tế năm 2021 ước đạt 266,3 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 10,77%.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng giữa các ngành nông – lâm – thủy Sản; công nghiệp – xây dựng; thương mại – dịch vụ tương ứng là 39,46% – 37,82% – 22,72%.
Cơ sở hạ tầng của xã Bình Sa được đầu tư ngày càng hoàn thiện đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho địa phương này. Ảnh: Trần Hậu
Xã Bình Sa chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân hiểu rõ cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước trong xây dựng NTM, tích cực tham gia quyết tâm giữ vững và nâng cao chất lượng của các tiêu chí NTM.
Video đang HOT
Trên lĩnh vực nông nghiệp, Bình Sa đã triển khai thực hiện các chính sách về phát triển nông nghiệp, tập trung sản xuất và thu hoạch các loại cây trồng trong năm theo kế hoạch.
Một số cây trồng chủ lực của địa phương gieo trồng trong năm 2021 như cây lúa 405ha, năng suất bình quân đạt 60,1tạ/ha; khoai lang 75ha; sắn 40ha; đậu phụng 405ha; nén kiệu 70ha…; sản lượng khai thác thủy sản đạt 403 tấn (trong đó sản lượng nuôi tôm là 297 tấn; đánh bắt, khai thác thủy sản 106 tấn). Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2021 đạt 105,08 tỷ đồng.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tiếp tục được duy trì, mở rộng hoạt động sản phẩm dầu tràm Linh Vũ, sản phẩm đã được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, đăng ký mô hình chế biến tinh bột khoai lang tím tại Tây Giang đạt sản phẩm OCOP năm 2021.
Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng khá, đến nay có nhiều nhà thầu xây dựng hoạt động trên địa bàn xã, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động địa phương. Giá trị ngành công nghiệp – xây dựng đạt 100,7 tỷ đồng.
Lĩnh vực thương mại – dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, hạ tầng giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, lưu thông hàng hóa. Các ngành dịch vụ đang phát triển từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đời sống và sinh hoạt của nhân dân. Với các ngành nghề chủ yếu như: Dịch vụ, vận tải, xây dựng… Giá trị ngành thương mại – dịch vụ đạt 60,52 tỷ đồng.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải phát trong phát triển kinh tế xã hội, Bình Sa đã hiện thực hóa mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế – xã hội”, giúp người dân vượt qua khó khăn, thách thức ổn định cuộc sống. Đến cuối năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 43,2 triệu đồng/người/năm.
Giữ vững danh hiệu xã nông thôn mới
Ông Quang Anh cho biết, xã Bình Sa đã hoàn thành 19 tiêu chí và được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2017. Những năm qua, xã tiếp tục giữ vững danh hiệu xã NTM, tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí.
Để thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng các tiêu chí, giữ vững thành quả xã NTM, thời gian qua Bình Sa đã huy động tốt các nguồn lực đầu tư, Đảng bộ xã đã có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo, ban quản lý.
Trên cơ sở đó, chỉ đạo từng nhiệm vụ cụ thể trong mỗi chỉ tiêu, kế hoạch được gắn với nhiệm vụ, tiêu chí đánh giá phân loại tập thể, cá nhân cán bộ, đảng viên hàng năm.
Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, các nguồn vốn phân bổ được sử dụng, hỗ trợ đúng mục đích, đã giúp cho các hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo, nâng cao thu nhập. Nhân dân đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi và thay đổi tập quán canh tác cũ.
Sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất, sản lượng cao, các ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp được nhân dân áp dụng từ khâu làm đất, gieo sạ, cho đến khâu thu hoạch sản phẩm.
Xác định vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM, Bình Sa chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân hiểu rõ cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước trong xây dựng NTM, tích cực tham gia quyết tâm giữ vững và nâng cao chất lượng của các tiêu chí NTM.
Vụ hỗ trợ thiệt hại bão 2.000 đồng: Có gì đó rất... "hành chính", phản cảm
Bí thư Huyện ủy Phú Ninh, Quảng Nam yêu cầu kiểm điểm từ huyện đến xã; cán bộ phải đến nhà xin lỗi người dân về việc chi trả 2.000 đồng hỗ trợ thiệt hại mưa bão.
Ngày 28/11, trao đổi với các phóng viên về việc UBND xã Tam Vinh chi trả 2.000 đồng tiền hỗ trợ bão năm 2020, ông Vũ Văn Thẩm - Bí thư Huyện ủy Phú Ninh cho hay, vài ngày qua ông đã nghe hết và nắm rõ vụ việc này.
Bí thư Huyện ủy Phú Ninh chỉ đạo kiểm điểm việc chi hỗ trợ bão chỉ 2.000 đồng nhưng phải phát giấy mời và bắt dân chờ cả buổi.
"Trước hết, lãnh đạo huyện thấy việc đó là sai, không thỏa đáng. Thống kê như vậy là nghiêm túc, có trách nhiệm là tốt. Nhưng khi thống kê xong mà xử lý áp giá hỗ trợ quá máy móc, không biết xử lý với người dân, để vụ việc trở nên phản cảm", ông Vũ Văn Thẩm nói.
Bí thư Huyện ủy Phú Ninh yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm; không đổ lỗi cho cơ sở nhưng huyện phải xuống định hình, hướng dẫn cho cán bộ cấp xã. "Huyện đưa 2.000 đồng thì cán bộ xã chi 2.000 đồng thôi", Bí thư Huyện ủy Phú Ninh giãi bày.
Ông Thẩm cũng cho hay, sắp tới Huyện ủy sẽ chỉ đạo kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, từ nay trở đi xem đây là một bài học dựa vào dân.
Lãnh đạo Huyện ủy Phú Ninh cũng khẳng định, trong buổi giao ban sáng nay (29/11), ông sẽ yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm; sai chỗ nào, sai như thế nào để làm rõ, lần sau lấy việc này làm bài học để tất cả những việc sau phải làm cho chặt chẽ.
Về việc người dân chờ cả buổi để nhận hỗ trợ chỉ 2.000 đồng, ông Vũ Văn Thẩm cho rằng vụ việc này rất phản cảm và thiếu thực tiễn, có cái gì đó rất... "hành chính".
Ông Thẩm chia sẻ, việc này không có gì sai về bản chất, thống kê thiệt hại bão là đúng. Chỉ có việc làm tắc trách, phản cảm là chỉ có 2.000 đồng mà phát giấy mời dân đi nhận rồi chờ cả buổi là không được.
"Cán bộ xã nên dồn hết những trường hợp nhận hỗ trợ chỉ 2.000 đồng rồi báo cáo lại. Nếu đưa xuống dưới thôn, xã chừng đó tiền cũng không ai nhận đâu. Đây là việc không lớn nhưng gây ảnh hưởng rất xấu, phải kiểm điểm rút kinh nghiệm từ nay trở đi mọi việc phải thận trọng và phải sát dân hơn", Bí thư Huyện ủy Phú Ninh nói.
Như Dân trí đã đưa tin, ngày 25/11, UBND xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam phát giấy mời bà Nguyễn Thị K.T. lên trụ sở thôn cách gần 2 km để nhận hỗ trợ tiền thiệt hại bão năm 2020 với số tiền chỉ 2.000 đồng.
14h ngày 25/11, bà Nguyễn Thị K.T. lên trụ sở thôn để nhận tiền hỗ trợ; tuy nhiên lúc này có rất đông người dân nên bà phải chờ. Đến 17h cùng ngày, do bà có công việc phải đi nên có nhờ hàng xóm nhận giúp.
Đến khoảng 18h cùng ngày, người hàng xóm nhận tiền và ghé ngang cổng kêu bà Nguyễn Thị K.T. ra lấy tiền. Khi nhận tiền, bà Nguyễn Thị K.T. rất bất ngờ chỉ với 2.000 đồng. Vụ việc sau đó được bà chụp lại và đưa lên mạng xã hội khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Công trình nước sạch xây xong để... "ngắm", dân vẫn phải dùng nước ô nhiễm Gần 5 năm qua, người dân xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, Quảng Nam bức xúc công trình nước sạch xây dựng hơn 5 tỷ đồng rồi bỏ hoang. Trong khi đó, hàng ngày người dân phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn. Công trình xây xong cho người dân trồng hoa, chất rơm khô Theo tìm hiểu của phóng viên, công...