Quảng Bình yêu cầu bỏ quy định nghỉ việc báo trước 60 tháng
Nhà chức trách đang hoàn thiện hồ sơ để ra quyết định xử phạt hành chính với trường Chu Văn An khi đưa ra các quy định trái luật.
Trường tư thục Chu Văn An ở TP Đồng Hơi, Quảng Bình. Ảnh: QN
Ngày 3/8, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Quảng Bình cho hay đã có buổi làm việc với trường tiểu học tư thục Chu Văn An (TP Đồng Hới) để làm rõ thông tin nhà trường yêu cầu giáo viên xin nghỉ việc phải báo trước 60 tháng, nếu không phải nộp phạt 12 tháng lương cao nhất.
Sau buổi làm việc, đoàn kết luận trường đã đưa ra các quy định trái pháp luật; yêu cầu bỏ điều khoản thông báo trước 60 tháng nếu xin nghỉ việc, trả lại tiền nộp phạt cho giáo viên, trả lại bằng gốc. Nhà chức trách đang hoàn thiện hồ sơ để ra quyết định xử phạt hành chính với trường.
Trước đó, một số giáo viên phản ảnh khi xin nghỉ việc bị yêu cầu bồi thường 12 tháng lương và tiền bảo hiểm xã hội cao nhất nếu không thông báo thời gian nghỉ việc trước 60 tháng.
Bà Đặng Thị Trà, Chủ tịch Hội đồng trường tiểu học Chu Văn An thừa nhận nhà trường yêu cầu toàn bộ giáo viên ký hợp đồng với nội dung trên, nhằm “gắn kết giáo viên với nhà trường, không tự ý nghỉ việc khi thi đậu vào biên chế nhà nước”. Bà Trà cũng khẳng định chưa nhận tiền bồi thường của bất cứ giáo viên nào dù có quy định như trên.
Hoàng Táo
Video đang HOT
Theo Vnexpress
Quảng Bình: Giáo viên phải đền 60 triệu đồng nếu nghỉ việc không báo trước... 5 năm
Nếu muốn nghỉ việc, các giáo viên tại một trường dân lập ở Quảng Bình phải thông báo trước... 5 năm. Nếu không thông báo trước thời hạn này, giáo viên sẽ phải đền bù 12 tháng lương và số tiền bảo hiểm đã đóng.
Muốn nghỉ phải báo trước... 5 năm
Nhiều giáo viên từng công tác tại các trường thuộc hệ thống giáo dục Chu Văn An, TP Đồng Hới (Quảng Bình) bức xúc phản ánh về việc họ không thể lấy lại bằng gốc đã nộp vì vướng những điều khoản trong hợp đồng lao động đã ký với ngôi trường này. Theo các giáo viên, một số điều khoản trong hợp đồng là không đúng với luật lao động hiện hành.
Theo tìm hiểu của Dân trí, hợp đồng lao động mà hệ thống giáo dục Chu Văn An ký với các giáo viên được nhận vào công tác có quy định, nếu muốn nghỉ việc, giáo viên đó phải thông báo trước 60 tháng. Nếu không sẽ phải đền bù lại toàn bộ chi phí bảo hiểm đã đóng trong thời gian làm việc cộng thêm khoản tiền bằng 12 tháng lương cao nhất.
Cũng theo hợp đồng này, các giáo viên sẽ tự nguyện nộp bằng gốc chuyên môn cho nhà trường và chỉ được nhận lại khi thanh lý hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động của hệ thống giáo dục Chu Văn An có điều khoản giáo viên phải báo trước 60 tháng nếu không sẽ phải đề bù hợp đồng đã ký là 12 tháng lương cùng tiền bảo hiểm đã đóng
Chị Bùi Thị Hà My (SN 1988), trú xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là một trong những giáo viên chưa thể rút lại bằng đại học gốc vì vướng quy định ngặt nghèo của hợp đồng lao động mà chị đã ký.
Luật sư Phan Thúc Định, hãng luật Giải Phóng, thuộc đoàn luật sư TPHCM cho biết, hợp đồng mà hệ thống giáo dục Chu Văn An đưa ra bị vô hiệu vì trái quy định của pháp luật.
Theo Luật lao động, giáo viên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và chỉ cần báo trước 45 ngày, chứ không phải chờ đến 5 năm. Việc trường giữ bằng gốc và bắt đền tiền cũng không đúng khi giáo viên chỉ cần nộp bản sao bằng tốt nghiệp và bồi thường nửa tháng tiền lương khi có báo trước đủ thời gian đó.
Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa 2 bên nên cũng liên quan đến Bộ luật dân sự, tuy nhiên thỏa thuận phải nằm trong phạm vi quy định của pháp luật và không vượt quá giới hạn quy định của pháp luật. Có những sự việc có sự chồng chéo giữa 2 luật với nhau nên phải áp dụng luật chuyên ngành, trong trường hợp này phải áp dụng Bộ luật lao động.
Chị My ký hợp đồng làm giáo viên cho Trường THCS Chu Văn An từ tháng 3/2017 với công việc là giáo viên dạy môn Văn. Đến tháng 4/2018, chị My viết đơn xin nghỉ việc và muốn được chấm dứt hợp đồng lao động với nhà trường sau ba tháng thông báo.
"Theo tôi tìm hiểu thì muốn nghỉ việc tôi chỉ cần thông báo trước 45 ngày. Thế nhưng khi tôi xin nghỉ thì trường không đồng ý. Họ cho rằng tôi vi phạm hợp đồng khi không thông báo trước 5 năm. Muốn lấy lại bằng đại học, tôi sẽ phải đền bù số tiền 60 triệu đồng. Số tiền này còn lớn hơn tiền lương mà nhà trường đã trả cho tôi trong thời gian công tác", chị My bức xúc.
Cũng như chị My, chị Phan Thị Quỳnh Thi cũng ký hợp đồng lao động tương tự vào dạy môn tiếng Anh tại hệ thống giáo dục Chu Văn An từ tháng 8/2017, không có thời gian thử việc. Nhận thấy môi trường làm việc không phù hợp chị Thi đã nghỉ việc. Không có tiền nộp, hiện chị Thi vẫn để lại bằng gốc ở trường và đang xin vào làm ở một trung tâm ngoại ngữ nhỏ ở TP Huế.
Muốn giáo viên gắn bó và có trách nhiệm
Trao đổi với Dân trí, bà Đặng Thị Trà, Chủ tịch Hội đồng hệ thống giáo dục Chu Văn An xác nhận có hợp đồng lao động với các điều khoản như nói trên. Hợp đồng này được nhà trường sử dụng để ký với giáo viên vào công tác từ năm 2016.
Bà Trà thừa nhận, việc áp thời hạn 60 ngày và đền bù hợp đồng là chưa đúng và không thực tế. Tuy nhiên, mục đích là muốn giáo viên xác định gắn bó với nhà trường và có trách nhiệm với học sinh. Bà Trà cũng khẳng định, từ năm 2017 đến nay, có 3 trường hợp nghỉ việc trước hạn nhưng không ai phải bồi thường hợp đồng. Thay vào đó, các giáo viên sẽ cam kết tiếp tục công tác đến khi có người thay thế.
"Theo luật thì đúng là giáo viên nghỉ việc chỉ cần báo trước 45 ngày. Thế nhưng, với trường chúng tôi, để tuyển một giáo viên là rất tốn kém và mất thời gian. Chưa kể phải đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đạt yêu cầu. Nếu giáo viên nghỉ dạy giữa chừng, học sinh lại phải gánh chịu thiệt thòi. Các con sẽ hụt hẫng và ảnh hưởng đến chất lượng học khi phải thay đổi giáo viên", bà Trà nói.
Trường THCS và THPT Chu Văn An
Cũng theo bà Trà, hợp đồng lao động trước đây của hệ thống giáo dục Chu Văn An, giáo viên muốn nghỉ việc chỉ cần báo trước 45 ngày và không phải đền hợp đồng. Thế nhưng vì nhiều người vào công tác một thời gian ngắn lại xin nghỉ để tìm công việc mới, gây ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy nên hệ thống giáo dục này mới buộc phải nâng thời hạn lên 1 năm, rồi 5 năm và có quy định đền bù hợp đồng.
"Hợp đồng này chúng tôi đưa cho giáo viên xem từ khi chưa thi tuyển và muốn họ xác định gắn bó lâu dài và có trách nhiệm trước khi vào làm việc. Nếu họ thấy không đáp ứng được thì không ký hợp đồng. Chúng tôi có những điều khoản này bởi trước đây từng có nhiều trường hợp đang công tác tại trường nhưng vẫn đi thi viên chức nơi khác. Chỉ cần đậu là bỏ ngang nên nhà trường không tìm được giáo viên thay thế", bà Trà thông thêm.
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Thành Đồng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương và Xã hội Quảng Bình cho biết, Sở này đã nắm được thông tin và sẽ có cuộc làm việc với ban lãnh đạo hệ thống giáo dục Chu Văn An để xác minh, làm rõ sự việc.
Tiến Thành - Trần Hùng
Theo Dân trí
Vụ GV phải đền 60 triệu đồng nếu nghỉ việc không báo trước 5 năm: Yêu cầu sửa lại hợp đồng, trả bằng gốc và tiền giáo viên đã nộp phạt Liên quan đến vụ việc giáo viên bị phạt 12 tháng tiền lương và tiền bảo hiểm đã đóng nếu nghỉ việc không báo trước 5 năm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Quảng Bình đã yêu cầu Hệ thống giáo dục Chu Văn An điều chỉnh hợp đồng, trả lại văn bằng gốc và số tiền đã thu của giáo...