Quảng Bình: Vượt khó gieo chữ giữa đại ngàn
“Chúng tôi phải đi ròng rã gần một buổi từ điểm trường trung tâm mới vào được bản Ploang. Đi đến nơi thì cũng khóc hết nước mắt vì trơn trượt, ngã lên ngã xuống không biết bao nhiêu lượt…”, cô Phạm Thị Thêm, một giáo viên cắm bản chia sẻ.
“Băng rừng, lội suối” mang con chữ về bản
Trương Mầm non Trường Sơn năm trên đia ban xa Trường Sơn, một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ngôi trường này hiện có 1 điểm chính và 13 điểm lẻ vơi 43 cán bộ, giáo viên va 460 em học sinh, trong đó phần lớn là con em đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều.
Điểm trường Ploang là một trong những điểm trường xa nhất và vừa mới được mở vào đầu năm học 2018 – 2019, nhằm thực hiện chủ trương xóa dần “điểm trắng” về bậc học mầm non tại các thôn, bản. Là một bản vùng cao, nơi có đia hinh phưc tap, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nên điêm trương Bloang rất thiếu thốn về cơ sở vật chất, phòng học…
Nhà văn hóa bản Ploang được sử dụng làm phòng học cho các cháu mầm non.
Do điểm trường này mơi đươc thành lâp nên cô và trò phai dung chung nhà văn hóa bản đê lam nơi hoc tâp va sinh hoat. Nha văn hoa được ngăn ra 2 phòng, một phần làm lớp học của 25 em học sinh thuộc bản Ploang và Rìn Rìn, phần còn lại làm nơi ở của 2 cô giáo.
Để đến được Ploang, mang con chữ Bác Hồ về với tre em dân tộc, những cô giáo của Trường Mầm non Trường Sơn đã vượt qua không ít khó khăn, vất vả, băng qua những triền dốc, khe suối với muôn vàn hiêm nguy luôn thường trực.
Điểm trường Ploang còn là nơi học tập của các em nhỏ tại Rìn Rìn, bản làng cách đó gần 1 giờ đồng hồ đi bộ.
“Chúng tôi phải đi ròng rã gần một buổi từ điểm trường trung tâm mới vào được bản Ploang. Đi đến nơi thì cũng khóc hết nước mắt vì trơn trượt, ngã lên ngã xuống không biết bao nhiêu lượt. Chỉ cần một trận mưa rừng nặng hạt là các con suối sẽ ngập sâu và chảy xiết, đường về bản càng gian nan, nguy hiểm hơn rất nhiều”, cô Phạm Thị Thêm, một giáo viên cắm bản chia sẻ.
Địa hình rưng nui hiêm trơ, đường đi lại khó khăn nên cac cô giao thường xuyên phải xa gia đinh, không ít lần các cô đã bật khóc vì nhớ nhà, nhớ người thân. Trong khi đó sóng điện thoại không có để liên lạc, các cô đành phải nén nỗi buồn giữa đai ngan vì tương lai của các em học sinh vùng cao.
Điểm trường chính của Trường Mầm non xã Trường Sơn, từ đây để đi đến được Ploang phải mất nửa ngày đường.
Video đang HOT
Và cứ mỗi lần về xuôi, cac cô giao lại cố gắng chuân bi và mang lên bản thật nhiều thức ăn khô, bánh, kẹo và cả những bộ quần áo, bút sách để dành tặng cho những cô, cậu học trò, tạo niềm vui cho các em mỗi ngày đến lớp.
Cô bảo “ra bể nước”, trò hiểu là “về đi ngủ”
Cô Trương Thi Trang, một giáo viên cắm bản khác tại Ploang cho biết, từ những ngày đầu nhận nhiệm vụ lên bản, việc nấu ăn, vệ sinh cá nhân của các cô giáo đều được thực hiện ngay cạnh khe suối và bìa rừng nên rất bất tiện. Thấy vậy, ngươi dân ban Ploang đa giup đơ dưng thêm một căn bếp nấu ăn và phòng vệ sinh. Vơi vât liêu la các cọc tre nứa dân bản chặt trên rừng mang về, bao bọc xung quanh là các tấm bạt giáo viên mua từ dưới xuôi mang lên.
Căn bếp nhỏ của các cô giáo cắm bản tại Ploang.
Ngoai nhưng khó khăn trong vấn đề di chuyên va sinh hoat thi sự bất đồng ngôn ngữ cũng là rào cản rất lớn đối với những cô giáo miền xuôi. Tại điểm trường Ploang, đa không ít lần xảy ra nhưng hiêu nhâm do bât đông ngôn ngư giưa cô va tro.
“Các em mầm non ở đây hầu hết không biết tiếng Kinh, các cháu chỉ hiểu tiếng Vân Kiều. Những ngày mới lên bản, thấy học trò chơi nghịch bẩn, các cô mới nói các con “ra bể nước” rửa tay. Nói xong thì các con bỏ ra về. Sau này mới biết, “bể” trong tiếng Vân Kiều là “đi ngủ”. Các cô ở đây cũng phải học từ đồng bào về tiếng của họ để dễ giao tiếp và giảng dạy tốt hơn”, giáo Trang tươi cười kể lại.
Các em học sinh chính là niềm động lực lớn lao để các cô giáo cắm bản vượt qua khó khăn, tiếp tục sự nghiệp gieo chữ nơi bản nghèo.
Còn đối với nhiều phụ huynh tại điểm trường Ploang, họ luôn trân trọng và dành tình cảm cho những cô giáo cắm bản, và hơn hết là hiểu rõ tầm quan trọng của việc học tập. Bởi vậy, dù phải cõng con đi bộ băng nui, vượt suối hiêm trơ mới tới được lớp học nhưng từ đầu năm tới nay, rất ít trường hợp học sinh nghỉ học, ngoại trừ những ngày mưa lớn, nước dâng cao không thể đi được.
Các cô giáo của Trường Mầm non Trường Sơn đang cố gắng vượt gian khó để giáo dục trẻ được tốt nhất. Nỗ lực để toàn bộ trẻ em bậc học mầm non tại xa miên nui Trương Sơn đêu đươc đên lơp.
Cô giáo Trần Thị Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Trường Sơn cho biêt, ngoài điểm Ploang, thì trên đia ban xa Trương Sơn còn có điểm Sắt cũng nằm rất xa khu vực điêm trường chính, phải đi bộ cả buổi mới đến được. Những điểm trương khác như Hôi Rấy, Nước Đắng còn phải đi bằng đường sông. Đặc biệt, tại bản Dốc Mây vẫn chưa thể mở được điểm trường lẻ do đường sá vào bản quá xa xôi, hiểm trở, phải đi bộ cả ngày rừng.
Nhà trường cũng đang cố gắng vươt qua mọi kho khăn, mơ thêm điêm trương mơi, đê toan bô cac be tai xa miên nui Trương Sơn đêu đươc đên lơp.
Tiến Thành
Theo Dân trí
Lớp học tình thương của ông Hùng
Gần 10 năm nay, căn nhà nhỏ của ông Đoàn Minh Hùng (Địa chỉ: 166 Phan Anh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP. HCM) đã trở thành lớp học tình thương cho hơn 100 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện để đến trường.
Cứ đến 5h chiều hàng ngày, các em nhỏ lại tập trung về nhà của ông Hùng để được ăn cơm chay miễn phí. Những bữa cơm do chính những người thân trong gia đình ông Hùng cùng nhau chuẩn bị cho các em nhỏ.
Nặng lòng với trẻ em nghèo, ông cùng vợ và các con quyết định mở lớp học để mang lại con chữ cho các em nhỏ, mong muốn các em có kiến thức, có kỹ năng sống, tránh xa những tệ nạn và trở thành những người có ích cho xã hội.
Ông Hùng tận dụng căn nhà thuê chật hẹp của gia đình để mở lớp học tình thương. Trong căn nhà chưa đến 100 mét vuông có đến 11 lớp học, mỗi lớp phù hợp với mỗi trình độ khác nhau.
Thời gian đầu, lớp học chỉ có vỏn vẹn 5 em học sinh. Ông Hùng là người trực tiếp đứng lớp để giảng dạy cho các em. Về sau, số lượng học sinh tăng lên, ông Hùng phải nhờ thêm các tình nguyện viên đến giúp đỡ ông.
Dù không qua một trường lớp nào, nhưng ông Hùng chính là người thầy của hàng trăm em nhỏ trong suốt hơn 10 năm qua. Để tự tin đứng lớp, ông Hùng đã phải đọc thêm rất nhiều sách vở, tài liệu khác nhau để trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết của một giáo viên, giúp cho các em tiếp thu được nội dung bài giảng một cách nhanh nhất.
Ngày ngày, được nhìn thấy các em nhỏ say sưa ăn những bữa cơm do gia đình chuẩn bị, các em hăng say với bài vở, căn nhà nhỏ ngập tràn tiếng đọc bài, tiếng nói cười của các em là gia đình ông Hùng cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.
Trẻ em đến với lớp học tình thương của ông Hùng đa phần đều là dân nhập cư, các em theo ba mẹ từ quê lên Sài Gòn để mưu sinh. Vì điều kiện kinh tế khó khăn nên các em không được đến trường, ban ngày phải đi bán vé số hoặc ở nhà giữ em cho ba mẹ đi làm. Giấc mơ đến trường, biết viết, biết đọc tưởng chừng như quá xa xôi với các em, nhưng nhờ có lớp học của ông Hùng mà giấc mơ ấy đã hóa thành hiện thực.
Hiểu được tấm lòng cao cả của ông Hùng, nhiều bạn trẻ đã tình nguyện đến giúp đỡ ông trong việc dạy học. Các thầy cô giáo ở đây đa số là các bạn sinh viên, nhân viên văn phòng, học tập và làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Hùng đã bán đi mảnh đất của gia đình ở ngoài quê để lấy tiền duy trì lớp học. Mảnh đất do ông bà tổ tiên để lại, vợ chồng ông dự định sau này sẽ trở lại đó dưỡng già. Thế nhưng vợ chồng ông đã quyết định bán mảnh đất mà không chút ngần ngại, hối tiếc.
Lớp học tình thương của ông Hùng còn giúp xóa mù chữ cho các thanh niên địa phương.
Trẻ em đến với lớp học tình thương còn được ông chu cấp toàn bộ sách vở và các dụng cụ học tập khác. Ông còn trang bị thêm tủ sách, phục vụ đọc sách báo miễn phí cho mọi đối tượng. Nhiều lúc phải đối mặt với khó khăn về kinh tế, thế nhưng ông chưa bao giờ có ý định sẽ giải tán lớp học, bởi ông còn nặng lòng với các trẻ em nơi đây, tâm niệm ươm mầm con chữ cho các em vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai trong ông.
LÊ VĨNH
Theo thegioitiepthi
Đắk Nông: Giáo viên vùng cao lên mạng xã hội "xin" cơm trưa để "giữ chân" hàng trăm học sinh Từng chứng kiến cảnh học sinh bắt chuột đồng về làm thịt, bữa trưa chỉ có cơm trắng với muối ớt rừng, những thầy cô giáo của xã vùng cao Quảng Hòa đã lên mạng xã hội kêu gọi mọi người giúp đỡ cơm trưa cho học trò. Gần 2000 suất cơm trong năm học trước và hàng ngàn suất đang triển khai...