Quảng Bình: Ước mơ từ bản nghèo của cậu học trò người Rục
Sinh ra nơi bản nghèo, lại mồ côi cha từ bé, mẹ bỏ đi để lại hai chị em Huyên đùm bọc lấy nhau. Huyên may mắn được đồn Biên phòng Cà Xèng nhận nuôi dưỡng tại đơn vị, tạo điều kiện để em có thể đến trường, tiếp tục tiến bước đến ước mơ của mình.
Đó là câu chuyện của cậu bé Cao Ngọc Huyên, người đồng bào Rục, trú bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Hiện cậu đang là học sinh lớp 7 của Trường Tiểu học – THCS Thượng Hóa.
Bố Huyên mất khi em còn nhỏ, một thời gian sau, mẹ em cũng bỏ đi, để lại hai chị em Huyên đùm bọc lấy nhau và sống dựa vào người bác cách đó một cánh rừng. Hoàn cảnh quá khó khăn nên người chị phải nghỉ học, hằng ngày bươn chải để nuôi em.
Cuộc sống trước đây của Huyên hết sức vất vả, nhiều lúc em suýt phải nghỉ học.
Biết được hoàn cảnh của cậu bé người Rục, cách đây gần 2 tháng, đồn Biên phòng Cà Xèng đã nhận Huyên làm con nuôi và nuôi dưỡng tại đơn vị. Hiện tại Huyên có riêng một căn phòng nhỏ sạch sẽ, trong đó gồm một chiếc giường ngủ, góc học tập ngăn nắp với đủ đầy những tập sách mới mua. Cậu bé có dáng người gầy, nước da đen nhẻm giờ đây đã thay đổi nhiều, nhanh nhẹn, chững chạc, không còn rụt rè như trước nữa.
“Trước em phải dậy từ lúc 5 giờ sáng để cùng chị và bác đi kiếm ăn trên rừng, kiếm củi để đốt, đã có lúc em tưởng chừng phải nghỉ học như chị. Thế nhưng em may mắn được các chú bộ đội giúp đỡ, em rất vui khi mình sẽ tiếp tục được đến trường”, Huyên chia sẻ.
Video đang HOT
Cuộc sống mới của Huyên tại đồn Biên Phòng Cà Xèng.
Kể từ ngày được nhận về nuôi ở đồn Biên phòng Cà Xèng, Huyên không còn thiếu ăn, không phải đi rừng mà chỉ chuyên tâm cho việc học hành. Hơn hết, ở đây em được sống trong tình thương bao la của những người lính mang quân hàm xanh.
Kể về ước mơ của mình, Huyên cho biết sau này muốn trở thành một chiến sỹ biên phòng để bảo vệ đất nước, giúp đỡ dân bản như cán bộ biên phòng Đồn Cà Xèng vẫn làm với đồng bào của em. Huyên cũng hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể dạy chữ cho trẻ em ở những bản nghèo.
“Các chú dạy cháu nhiều thứ lắm, các chú nói muốn làm bộ đội, muốn giúp đỡ cho bản không đói, không khổ thì phải chăm ngoan, học thật giỏi. Cháu sẽ cố gắng học thật tốt để thực hiện được điều đó”, Huyên tươi cười nói.
Ở đây, em được sống trong tình thương bao la của những người lính mang quân hàm xanh, được đến trường theo đuổi con chữ.
Trung tá Hoàng Ngọc Thiên, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cà Xèng chia sẻ rằng, việc nhận em Huyên về đơn vị là một cơ duyên. “Trong một lần đi xuống địa bàn, khi đó cũng đã xế chiều, chúng tôi bắt gặp hình ảnh cậu bé đang gánh bó củi khô to hơn người đi từ trên đồi xuống. Biết được hoàn cảnh và nỗi khát khao được tới trường của em, chúng tôi đã báo cáo cấp trên xin nhận nuôi để cháu có điều kiện ăn ở, học tập tốt hơn, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi và công dân có ích cho xã hội”, Trung Tá Thiên nói.
Về phía địa phương, ông Đinh Xuân Đáng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Thượng Hóa cũng cho biết rất cảm kích việc làm thiết thực của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Xèng vì đã sẻ chia, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn như em Cao Ngọc Huyên. Xã Thượng Hóa cũng mong muốn trong những năm tới, đồn sẽ tiếp tục cùng với chính quyền địa phương giúp đỡ những cháu có hoàn cảnh khó khăn được cắp sách đến trường.
Tiến Thành
Theo Dân trí
Lớp học 100% học sinh dân tộc đạt 21,5 điểm khối C trở lên
28 học sinh lớp 12C2 trường Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An đều có khả năng đậu đại học do điểm thi cao so với mặt bằng chung.
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, lớp 12C2 trường THPT Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An có 28 em thì tất cả có điểm xét tuyển khối C (Văn - Sử - Địa) đạt 21,5 trở lên. Trong đó 5 em đạt 26 điểm trở lên, riêng em Lục Thị Doanh đạt 27,75.
Doanh là người dân tộc Thái, sinh ra ở huyện Nghĩa Đàn, bố mẹ mưu sinh bằng nương rẫy. "Bố em mắc chứng suy thận, thời gian nằm viện nhiều. Việc đồng áng mỗi mình mẹ lo nên em xác định phải học thật tốt, không để gia đình lo lắng", Doanh nói. Em đã đăng ký xét tuyển vào khoa Sư phạm Ngữ văn (Đại học Vinh) để thực hiện ước mơ trở thành cô giáo.
Tập thể lớp 12C2 - THPT Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Bính.
Cô Nguyễn Thị Bính, giáo viên chủ nhiệm lớp 12C2 cho biết, 26 thành viên của lớp là người dân tộc Thái, 2 em là dân tộc Thổ, đa số có hoàn cảnh khó khăn nên có chung khao khát học thật tốt để tìm kiếm tương lai cho bản thân. Với điểm thi khối C khá cao so với mặt bằng chung, đa số học sinh đều có khả năng đậu đại học. Chỉ hai nam sinh được trên 27 điểm (đã cộng điểm ưu tiên), muốn xét tuyển vào trường quân đội, song khi sơ tuyển thì không đủ chiều cao.
Trường THPT Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An hoạt động từ năm 2012. 95% học sinh là con em dân tộc ở các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và Quỳnh Lưu (Nghệ An); 5% là các em dân tộc Kinh thuộc vùng 135.
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay Nghệ An đạt tỷ lệ tốt nghiệp 95,24% (thấp hơn năm ngoái khoảng 2%). Toàn tỉnh có 35 điểm 10 ở nhiều môn, trên 600 thí sinh có điểm từ 9,5 trở lên ở các môn.
Theo VNE
Nghệ An: Cậu học trò nghèo quyết tâm thi vào trường Quân đội để không phải lo học phí Trong năm đầu tiên thi đại học, Đức đạt hơn 22 điểm, đủ để đỗ vào nhiều trường đại học. Tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình khó khăn không đủ tiền nuôi ăn học nên Đức quyết định ôn thi lại để vào học trường Quân đội để thực hiện ước mơ trở thành một chiến sĩ trong tương lai. Bí quyết...