Quảng Bình: Tưng bừng Ngày hội học sinh tiểu học
Ngày 21/2, hàng nghìn HS cấp tiểu học của tỉnh Quảng Bình náo nức tham gia ngày hội với nhiều hoạt động bổ ích, lý thú như: Thi Nét chữ – Nết người; Trạng nguyên nhỏ tuổi…
Bà Trần Thị Hương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình tham quan gian hàng của HS Trường Tiểu học Quảng Liên (Quảng Trạch – Quảng Bình).
Bà Trần Thị Hương – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình – cho biết: Ngày hội HS tiểu học nhằm tăng cường các hoạt động hỗ trợ dạy học và giáo dục HS ở các trường tiểu học. Đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho các em, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, nhằm hình thành và phát triển năng lực, giúp HS phát huy khả năng độc lập, sáng tạo, tinh thần đoàn kết.
Ngày hội này chứa đựng những bất ngờ ở các cuộc thi biểu hiện sự giữ gìn giá trị văn hóa Việt và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục toàn diện của các nhà trường.
Phần thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi” là một hoạt động thiết thực, bổ ích dành cho HS toàn trường, góp phần GD thế hệ măng non về truyền thống hiếu học và tinh thần tôn sư trọng đạo…
Đây là một hoạt động thiết thực để góp phần vào quá trình giáo dục toàn diện cho HS và đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực trong giai đoạn mới này…
Vĩnh Quý
Video đang HOT
Theo giaoducthoidai
Đổi mới chương trình tiểu học: Nhiều nội dung tự chọn thành bắt buộc
Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm 2020 sẽ được 'mở màn' thực hiện với khối lớp 1. Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT trao đổi với PV Thanh Niên xung quanh kế hoạch thực hiện chương trình mới ở cấp học này.
Dạy học 2 buổi/ngày
Một trong những thay đổi lớn nhất với cấp tiểu học trong chương trình (CT) mới là chuyển từ việc dạy học 1 buổi/ngày sang bắt buộc dạy 2 buổi/ngày. Ông có thể chia sẻ về tính khả thi của nhiệm vụ này so với tình hình thực tế hiện nay?
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học
CT giáo dục phổ thông mới là CT học 2 buổi/ngày, do đó số tiết học trong một năm học tăng lên. Mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt là các hoạt động thực hành, rèn luyện thân thể, sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (HS); hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm; đáp ứng yêu cầu quản lý và giáo dục HS của gia đình và xã hội; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp tiểu học.
Hiện nay toàn quốc đã có khoảng hơn 70% số trường tiểu học dạy 7 buổi/tuần trở lên. Tuy nhiên số còn lại là vô cùng khó khăn, tập trung vào các vùng đô thị dân số tăng cơ học do tốc độ đô thị hóa, vùng sâu, vùng xa. Có những nơi khó khăn đến mức phải có lớp ghép do phải học ở điểm lẻ quá xa trường chính, một số trường liên cấp... Nguyên nhân một số địa phương chưa tổ chức được cho HS học 2 buổi/ngày là khó khăn về quỹ đất, kinh phí và điều kiện sống của người dân.
Quan điểm xây dựng CT mới là hướng tới hơn 70% số trường đã dạy 7 buổi/tuần trở lên. Cùng với đó có giải pháp để khắc phục khó khăn hơn 20% còn lại. Vì vậy từ năm 2017 Bộ trưởng GD-ĐT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16, khẳng định rất rõ trách nhiệm của các địa phương trong việc rà soát, đánh giá lại điều kiện cơ sở vật chất hiện có để đảm bảo điều kiện thực hiện CT mới.
Để thực hiện được quy định của CT mới, bảo đảm cho con em địa phương không thiệt thòi so với HS những nơi khác, các địa phương thực hiện giải pháp như cân đối quỹ đất, kinh phí để mỗi năm theo lộ trình thực hiện dứt điểm việc dạy học 2 buổi/ngày.
Với những nơi còn "vô cùng khó khăn" như ông nói, giả sử đến thời điểm thực hiện CT mới ở lớp 1 vẫn chưa thể thực hiện dạy học 2 buổi/ngày thì sẽ phải xử lý ra sao?
Có thể nói việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là một trong những thách thức đối với một số địa phương có tỷ lệ phòng học/lớp còn thấp, tỷ lệ giáo viên (GV)/lớp chưa đáp ứng được yêu cầu. Bộ GD-ĐT khi xây dựng CT đã lường hết những khó khăn nhất. Tuy nhiên, có thể thấy là những cơ sở giáo dục bố trí dạy học được 6 buổi/tuần thì đều có thể thực hiện được đầy đủ CT. Các cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày sẽ thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Trong đó sẽ có hướng dẫn chi tiết về những lớp ghép thì dạy thế nào, nơi quá đông học sinh thì dạy thế nào... để làm sao thầy cô có định hướng cụ thể.
Học sinh Trường tiểu học Thăng Long (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) - ẢNH: NGỌC THẮNG
Thêm môn học trong bối cảnh thiếu giáo viên
Các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học
Trong CT giáo dục phổ thông mới, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc ở tiểu học gồm: tiếng Việt, toán, đạo đức, ngoại ngữ 1 (lớp 3, 4, 5), tự nhiên và xã hội (lớp 1, 2, 3), lịch sử và địa lý (lớp 4, 5), khoa học (lớp 4, 5), tin học và công nghệ (lớp 3, 4, 5), giáo dục thể chất, nghệ thuật (âm nhạc và mỹ thuật) và hoạt động trải nghiệm (trong đó có tích hợp nội dung giáo dục của địa phương). Nội dung môn học giáo dục thể chất và hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề, HS được lựa chọn chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. Các môn học tự chọn (dạy ở những nơi có đủ điều kiện dạy học và phụ huynh học sinh có nguyện vọng) gồm có tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 1 (dạy ở lớp 1, lớp 2).
Theo Nghị quyết 51 của Quốc hội: năm học 2020 - 2021 thực hiện ở lớp 1, năm học 2020 - 2021 lớp 2, năm học 2020 - 2021 lớp 3, năm học 2020 - 2021 lớp 4, năm học 2020 - 2021 lớp 5.
CT mới ở cấp tiểu học có hai môn tự chọn ở CT hiện hành chuyển thành môn học bắt buộc (từ lớp 3) là ngoại ngữ và tin học. Vậy vấn đề về GV dạy học 2 môn học này sẽ được chuẩn bị ra sao?
Trên toàn quốc hiện tỷ lệ GV tiểu học/lớp là 1,42 GV/lớp. Số GV biên chế của tiểu học là hơn 90%. Như vậy về tổng số trên toàn quốc thì các tỷ lệ này đều đã đảm bảo. Tuy nhiên, trong CT có thêm 2 môn học mới là ngoại ngữ 1, tin học và công nghệ. Đối với một số địa phương, việc bổ sung GV tin học và tiếng Anh là thách thức không nhỏ, nhất là trong tình hình tinh giản biên chế hiện nay.
Hiện nay, cả nước có hơn 70% số HS lớp 3 được chọn môn tin học tự chọn, nhưng nếu tính trên số trường thì tỷ lệ này chỉ đạt hơn 40%. Như vậy khi thực hiện CT mới sẽ có những trường rất thuận lợi và không ít trường rất khó khăn khi chuyển môn học từ tự chọn sang bắt buộc. Với môn ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh, thì số HS được học tự chọn từ lớp 3 là hơn 80%.
Việc dạy học tiếng Anh khi trở thành bắt buộc sẽ phải là 4 tiết/tuần nên sẽ cần đến một lượng GV lớn hơn nhiều so với hiện nay. Vậy Bộ sẽ hình dung giải quyết bài toán thiếu GV ra sao khi thiếu nguồn tuyển như hiện nay?
Trong tổng số hơn 80% HS lớp 3 được học tiếng Anh 4 tiết/tuần như tôi nói ở trên thì chỉ có khoảng 60% được học đủ 4 tiết/tuần. Tín hiệu đáng mừng là khoảng 2 năm gần đây, số trường và số HS được học tiếng Anh tăng rất mạnh do các địa phương nắm được chủ trương của CT mới là môn tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc.
Việc dạy tiếng Anh trước đây thực hiện theo Đề án ngoại ngữ dù đã nhiều cố gắng nhưng chắc chắn sẽ không được quan tâm thực hiện quyết liệt bằng việc tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc trong CT giáo dục phổ thông mới.
Tiếng Anh và tin học trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 nên tính từ thời điểm này chúng ta có khoảng ít nhất 3 - 4 năm để chuẩn bị về đội ngũ GV, nên tôi hy vọng việc có đủ GV sẽ khả thi.
Theo thanhnien
Chương trình tiểu học mới hướng đến dạy 2 buổi/ngày, địa phương lo Chương trình giáo dục phổ thông mới quy định, cấp tiểu học sẽ thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, trong khi không phải nơi nào cũng đáp ứng được điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Điều này đang khiến một số địa phương lo lắng trong việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông...