Quảng Bình: Tập huấn bồi dưỡng 210 giáo viên tiểu học cốt cán
Từ ngày 26 – 28/10, 210 giáo viên tiểu học cốt cán tỉnh Quảng Bình tham gia tập huấn – bồi dưỡng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 do các giảng viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế triển khai.
Các GV tiểu học cốt cán tham gia tập huấn CTGDPT mới
Phát biểu khai mạc buổi tập huấn, PGS.TS. Lê Anh Phương – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế chia sẻ: “Sau hơn 8 năm, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thông qua, thay đổi toàn diện chương trình, chuyển từ phương pháp tiếp cận nội dung sang phát triển phẩm chất và năng lực người học.
Chương trình được xây dựng với mong muốn thiết tha là thay đổi nền giáo dục nước nhà. Để thực hiện được điều đó thì đội ngũ giáo viên là đội ngũ nòng cốt đóng góp vào sự thành công của chương trình”.
PGS.TS. Lê Anh Phương, phát biểu khai mạc và báo cáo Chương trình
Video đang HOT
Ông Trần Đình Nhân – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình cũng cho biết: “Nền giáo dục Việt Nam tuy đã đạt được nhiều thành tựu song vẫn bộc lộ sự tồn tại, hạn chế, nhất là trong việc ngắn giảng dạy với thực tiễn, thực nghiệm, thực hành, kĩ năng sống… Vì vậy cuộc cải cách Chương trình giáo dục phổ thông lần này là cuộc cách mạng sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục.
Để tiến kịp những con rồng Châu Á thì trước hết chúng ta phải đào tạo đội ngũ giáo viên. Đóng góp vào công cuộc đổi mới đó, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình đã ban hành 3 văn bản về triển khai thực hiện hướng dẫn công tác chuẩn bị cho đội ngũ giáo dục phổ thông trong đó nội dung trọng tâm là đào tạo, bồi dưỡng nội bộ, chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục như tinh thần Nghị quyết 29 đã đề ra”.
Trao đổi, thảo luận tại buổi tập huấn
Quảng Bình là tỉnh thứ 10 và cũng là tỉnh cuối cùng trong đợt tập huấn – bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho đội ngũ giáo viên tiểu học cốt cán do Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế triển khai.
Đợt tập huấn bước đầu giúp đội ngũ giáo viên tiểu học cốt cán hiểu về Chương trình để tập huấn đại trà cho toàn bộ giáo viên tiểu học tại địa phương.
Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, trong năm 2019, cán bộ, giáo viên phải hiểu chương trình giáo dục phổ thông mới, đối chiếu với chương trình hiện hành, từ mục tiêu của chương trình để xem có khác biệt gì và xác định cách thức để xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức bố trí giáo viên hợp lý và tập huấn giáo viên dựa trên những yêu cầu cụ thể.
Theo GDTĐ
Đỏ mắt tìm giáo viên (Bài cuối: Giải pháp cân bằng giáo viên giữa các bậc học)
Thừa, thiếu giáo viên cục bộ là câu chuyện muôn thuở, tồn tại trong nhiều năm qua. Nhiều huyện, thành thị đã thực hiện giải pháp điều hòa giáo viên giữa các bậc học, trong vùng.
Năm học 2019-2020, toàn huyện Yên Thành đang thừa hơn 100 giáo viên THCS nhưng lại thiếu 138 giáo viên Tiểu học. Trước thực tế này, ngành giáo dục đã cử 85 giáo viên THCS biệt phái xuống dạy cấp tiểu học. Đây là giải pháp điều hòa tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ trên địa bàn.
Nhóm trẻ mầm non 3-4 tuổi mới đáp ứng được 1,6 giáo viên/lớp.
Giáo viên THCS biệt phái xuống dạy cấp tiểu học
Điển hình, Trường Tiểu học Hợp Thành có 2 giáo viên chuyển từ bậc THCS xuống dạy học ở bậc tiểu học là thầy Cao Đức Thắng (GV môn Thể dục) và thầy Phạm Công Thành (GV môn Lịch sử). Đối với thầy Thắng, nhận nhiệm vụ ở đơn vị mới khá thuận lợi do không phải dạy trái chuyên môn. Tuy nhiên, việc bố trí cho thầy Thành đứng lớp bậc tiểu học lại gặp nhiều khó khăn bởi giáo viên tiểu học dạy tất cả các môn văn hóa trong khi chuyên môn đào tạo của thầy chỉ là môn Lịch sử. Không chỉ huyện Yên Thành mà các huyện có số lượng học sinh lớn như Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Quỳnh Lưu... cũng được cử biệt phái, luân chuyển từ THCS xuống Tiểu học.
Cô Trần Thị Đa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hợp Thành cho biết: Để đảm bảo chất lượng dạy học và phù hợp với năng lực của giáo viên, chúng tôi phân công thầy Thành chủ nhiệm lớp 5, đồng thời phụ trách toàn bộ môn Khoa học - Lịch sử - Địa lý của khối này. Mặt khác, các giáo viên khác của khối 5 sẽ chia nhau dạy các môn Toán, Tiếng Việt... cho lớp thầy Thành chủ nhiệm. Nhà trường phải làm công tác tư tưởng, tổ chức họp và thông báo, giải thích cụ thể cho phụ huynh. Đến nay, sau gần 1 tháng thực hiện, hoạt động dạy - học của khối 5 đã đi vào nề nếp, cơ bản ổn định. Cũng theo cô Trần Thị Đa, mặc dù việc điều chuyển giáo viên đi biệt phái sẽ giải quyết được khâu trước mắt về tình trạng thiếu giáo viên nhưng đây cũng không phải là giải pháp mang tính bền vững, vì hết hạn biệt phái các giáo viên này lại quay về THCS. Thay vào đó nên có cơ chế tuyển dụng đặc cách số giáo viên chuyên môn tiểu học đang dạy hợp đồng.
Thiếu gần 4.200 giáo viên
Theo tổng hợp của Sở GD&ĐT Nghệ An, đến năm 2019, toàn tỉnh thiếu gần 4.200 giáo viên. Trong đó, thiếu hơn 2.400 giáo viên tiểu học và 1.700 giáo viên mầm non.
Ở bậc mầm non, theo quy định của ngành, phải bố trí đủ giáo viên cho các nhóm nhà trẻ và mẫu giáo. Tuy nhiên, tỷ lệ này hiện ở Nghệ An không đáp ứng đủ. Tình trạng thiếu giáo viên cục bộ không chỉ xảy ra ở các huyện miền núi mà cả ở các huyện đồng bằng. Riêng huyện Nam Đàn hiện đang thiếu gần 150 giáo viên tiểu học và mầm non. Đối với tiểu học, huyện đã thực hiện điều hòa nội bộ bằng cách chuyển giáo viên từ THCS xuống Tiểu học, tổ chức dạy liên trường đối với môn năng khiếu và Tiếng Anh, Tin học. Bên cạnh đó, một số giáo viên đăng ký học thêm văn bằng hai để dạy thêm môn. Năm học này, Nam Đàn được giao thêm hơn 30 chỉ tiêu Tiểu học nên Phòng giáo dục và đào tạo huyện này đang xây dựng kế hoạch tuyển dụng.
Còn huyện Thanh Chương hiện đang thiếu 30 giáo viên tiếng Anh khiến việc tổ chức dạy theo chương trình 10 năm gặp nhiều khó khăn, trong đó có 3 trường tiểu học hoàn toàn không có giáo viên tiếng Anh nên học sinh không được học, hoặc phải đưa giáo viên từ THCS xuống dạy kiêm nhiệm. Huyện Thanh Chương cũng đang xây dựng phương án hợp đồng giáo viên thỉnh giảng để tổ chức dạy học cho học sinh.
Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: Đầu năm học Sở đã báo cáo gửi Bộ GD&ĐT để tham mưu chính phủ cho Nghệ An thêm định biên giáo viên nhưng chưa được duyệt. Theo thống kê và dự báo quy mô học sinh, hiện nay lứa tuổi tiểu học của Nghệ An là đông nhất. Tuy nhiên, sau 2 - 3 năm nữa, số học sinh này sẽ lên THCS, còn số học sinh mầm non lên tiểu học ổn định không tăng đột biến. Đến thời điểm đó, tình trạng thừa thiếu giáo viên ở các bậc học này không xảy ra mà trở lại trạng thái cân bằng.
DƯƠNG HÓA
Theo congandanang
Nhiều giáo viên quên "xỏ chân vào đôi giày của học sinh" Tôi là một giáo viên tiểu học, đã dạy qua nhiều lớp, nhưng chưa bao giờ gặp phải tình huống bất hòa với phụ huynh, hay bị học sinh ghét. Tôi nghĩ rằng, đối với một người giáo viên, để làm được điều đó thực chẳng có gì khó khăn. Điều mà nhiều giáo viên quên mất là "xỏ chân vào đôi giày...