Quảng Bình: Quy định mới về mức thu, quản lý và sử dụng tiền dạy thêm, học thêm
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành quyết định số 30/2012/QĐ-UBND quy định mới về việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo đó, mức thu tiền học thêm như sau: Đối với học thêm trong nhà trường, mức thu này do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường, song phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của địa phương và được công khai trong hội nghị công nhân viên chức và hội nghị Ban đại diện phụ huynh học sinh.
Tiền học thêm do nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường. Giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.
Đối với học thêm ngoài nhà trường: Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, mức thu tiền học thêm để chi trả cho 1 tiết dạy thêm không được vượt quá mức quy định đối với học thêm trong Nhà trường nói trên. Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm.
Video đang HOT
Cụ thể, mức thu tối đa được quy định như sau: cấp THPT không quá 150.000 đồng (đối với các cơ sở giáo dục ở đồng bằng) và 120.000 đồng (đối với các cơ sở giáo dục ở miền núi) cấp THCS không quá 100.000 đồng (đối với các cơ sở giáo dục ở ở đồng bằng) và 70.000 đồng (đối với các cơ sở giáo dục ở miền núi) để chi trả cho 1 tiết dạy thêm.
Về việc quản lý và sử dụng tiền học thêm, được quy định như sau: đối với lớp dạy thêm trong nhà trường, chi 75% số tiền thu được cho người trực tiếp giảng dạy chi 10% cho công tác quản lý (trong đó: chi quản lý tại đơn vị 5%, chi quản lý của cơ quan cấp giấy phép 5%) chi 15% cho bổ sung kinh phí của đơn vị để mua sắm, sửa chữa tài sản, chi trả tiền điện, nước, phục vụ.
Đối với lớp dạy thêm ngoài nhà trường, tổ chức và cá nhân mở lớp dạy thêm, học thêm được chi 85% số tiền thu được để tự trang trải các khoản chi liên quan. 15% số tiền còn lại chi cho công tác quản lý. Trong đó: chi 5% cho công tác quản lý của cá nhân hay tập thể tổ chức dạy thêm, học thêm (có thể là đơn vị công tác của giáo viên hoặc tổ chức khác) chi 3% cho công tác quản lý của cơ quan cấp giấy phép chi 7% cho công tác quản lý của xã, phường, thị trấn.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 3/11/2012.
Đức Tài
Theo dân trí
Công bố các mức thu ở trường học
Không được bình quân hoá hoặc ép buôc các khoản đóng góp tự nguyên Sẽ kiêm tra đôt xuât thu, chi ở nhiêu trường tiêu học, mâm non
Ngày 13/9, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biêt, Sở vừa có văn hướng dẫn tạm thời thực hiện các khoản thu ngoài học phí trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2012-2013. Theo đó, các khoản thu được chia làm 3 loại gồm thu hộ, thu thỏa thuận và thu tự nguyện.
Sở GD&ĐT Hà Nội xác định rõ khoản thu hộ ở đây chính là Bảo hiểm y tế. Khoản thu thỏa thuận là những khoản đóng góp được thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi, dạy học sinh. Về khoản này Sở GD& ĐT quy định có 4 khoản thu được phép thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.
Một là khoản thu phục vụ bán trú, trong đó bao gồm: tiền ăn (thu theo thỏa thuận với cha mẹ học sinh) tiền chăm sóc bán trú (không quá 150.000 đồng/HS/tháng) tiền trang thiết bị phục vụ bán trú (không quá 150.000 đồng/HS/năm với mầm non và không quá 100.000 đồng/HS/năm với HS tiểu học và THCS.
Hai là khoản thu học 2 buổi/ngày (không quá 100.000 đồng/HS/tháng với tiểu học và không quá 150.000 đồng/HS/tháng với HS THCS). Ba là tiền học phẩm, khoản thu này chỉ áp dụng với HS mầm non với mức thu không quá 150.000 đồng/HS/năm học. Bốn là khoản thu nước uống tinh khiết cho HS, áp dụng cho tất cả các cấp học từ mầm non tới THPT với mức thu không quá 12.000 đồng/HS/tháng.
Trên cơ sở mức trần quy định, các cơ sở giáo dục căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị xây dựng dự toán chi làm căn cứ tính toán mức thu. Có văn bản thỏa thuận đến từng cha mẹ học sinh về nội dung chi, mức thu với nguyên tắc thu đủ chi trên tinh thần tự nguyện và có sự thống nhất trong Ban giám hiệu nhà trường.
Trong văn bản hướng dẫn tạm thời, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã giải thích rõ về việc đưa ra khoản thu tiền nước uống. Theo đó, mặc dù định mức phân bổ ngân sách của UBND thành phố đã có kinh phí cho khoản chi này, Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng: Khoản ngân sách đó chi cho tiền nước uống đun sôi cho học sinh, trong trường hợp cha mẹ học sinh có nhu cầu cho con em mình uống nước tinh khiết thì sẽ đóng thêm khoản chênh lệch để mua nước uống tinh khiết. Căn cứ mức thu thực tế từng thời kỳ, từng cấp học để nhà trường thống nhất với cha mẹ học sinh quyết định mức thu cho phù hợp, nhưng không quá mức quy định tại hướng dẫn này và chỉ thực hiện khi có yêu cầu của ban đại diện cha mẹ học sinh trường cần có nước uống tinh khiết cho học sinh.
Văn bản này cũng nêu rõ về khoản thu đóng góp tự nguyện. Theo đó, với những khoản đóng góp tự nguyện khác để hỗ trợ xây dựng các công trình nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường, các dụng cụ phục vụ học tập, sinh hoạt của học sinh, chỉ thực sự có ý nghĩa khi được sự ủng hộ, tự nguyện của các đối tượng tham gia đóng góp. Bất kỳ hình thức ép buộc nào hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh là vi phạm pháp luật.
Sở GD&ĐT cho biết, các cơ sở giáo dục công khai các khoản thu để nhân dân, cha mẹ HS biết thực hiện. Các cấp quản lý sẽ định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra thực hiện thu, chi các khoản thu khác tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thành phố
Theo CAND
Quảng Bình: Ưu tiên tuyển dụng SV tốt nghiệp ĐH hệ chính quy Sáng nay 5/9, tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh này vừa có quyết định ưu tiên trong công tác tuyển dụng đối với con em trong tỉnh tốt nghiệp đại học hệ chính quy. Theo đó, các đối tượng đã tốt nghiệp đại học, sau đại học hệ chính quy trong và ngoài nước sẽ được ưu tiên bố trí...