Quảng Bình: Nông dân rưng rưng nước mắt trên cánh đồng nứt toác, lúa héo quắt
Gần 2 tháng qua, hạn hán kéo dài, các cánh đồng ở tỉnh Quảng Bình nứt toác khiến bà con nông dân rơi nước mắt khi nhìn lúa chết cháy hàng loạt, nguy cơ mất mùa tăng cao.
Theo ghi nhận của PV Báo điện tử DANVIET.VN, nhiều cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang héo quắt vì sức nóng lên tới gần 40 độ C dội xuống. Các chân ruộng bị nứt nẻ, khô khốc, cây lúa non yếu ớt oằn mình dưới cái nắng bỏng lửa.
Năm nay huyện Bố Trạch gieo cấy vụ lúa hè – thu gần 1.683ha, nhưng do nắng nóng và thiếu nước tưới khiến 223ha lúa héo quắt, nhiều nông dân rơi nước mắt, bất lực nhìn lúa héo, ruộng khô nứt nẻ.
Ông Phan Tưởng (trú tại xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) rưng rưng nước mắt khi nhìn ruộng lúa khô quắt vì nắng hạn. Ảnh: PV
Bà Nguyễn Thị Xuân (trú tại xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) bày tỏ: “Gần 2 tháng nay hầu như không có giọt mưa nào, nhìn 3 sào lúa bị héo, ruộng khô nứt nẻ mà tôi rơi nước mắt”.
Tại huyện Tuyên Hóa, vụ hè-thu năm nay gieo cấy hơn 1.149ha, nhưng nắng hạn kéo dài khiến 223ha lúa không đủ nước tưới. Đặc biệt, tại xã Châu Hóa, hơn 80ha lúa có nguy cơ “mất trắng” vì hạn hán.
Các chân ruộng bị nứt nẻ, khô khốc, cây lúa non yếu ớt oằn mình dưới cái nắng bỏng lửa. Ảnh: PV
Ông Phan Tưởng (trú tại xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) cho hay: “Những năm trước, sông Gianh cách cánh đồng mấy trăm mét, là nguồn cung cấp nước tưới cho ruộng lúa ở xã tôi. Nhưng năm nay, nước biển xâm nhập, không thể dùng nước đó tưới cho lúa được. Nhiều tháng nay không có mưa nên lúa bị khô hạn nặng, giờ có mưa cũng không thể cứu được nữa”.
Hàng nghìn ha lúa ở tỉnh Quảng Bình có nguy cơ “mất trắng” do hạn hán kéo dài. Ảnh: PV
Ông Phan Huy Hoàng – Chủ tịch UBND xã Châu Hóa, cho biết: “Vụ hè-thu 2020, người dân xã Châu Hóa gieo trồng khoảng 96ha lúa. Nhưng hiện đã có 82ha lúa bị thiệt hại do hạn hán. Trước tình trạng hạn hán, xã đã có chủ trương vận động nông dân chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng các loại đậu, đỗ có khả năng chịu hạn, như: đỗ xanh, đỗ đen…”.
Ruộng đồng nứt toác. Ảnh: PV
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, năm 2020, tổng diện tích gieo cấy vụ hè-thu trên địa bàn tỉnh này là 14.021 ha, diện tích gieo cấy nhưng do nắng hạn không đủ nước tưới là 841 ha, trong đó, huyện Tuyên Hóa 223 ha, huyện Bố Trạch 223 ha, Tx. Ba Đồn 125 ha, huyện Minh Hóa 141 ha, huyện Quảng Ninh 57 ha, huyện Lệ Thủy 72ha.
Nếu thời tiết nắng gắt và không có mưa tiếp tục xảy ra, diện tích lúa bị hạn sẽ tăng thêm vào cuối vụ là 1.527 ha.
Tính đến giữa tháng 7, 17 hồ chứa do Công ty Quản lý và Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình quản lý có dung tích trung bình đạt 43% so với dung tích thiết kế. Các hồ chứa do địa phương quản lý dung tích chỉ đạt 20% so với dung tích thiết kế. Nhiều hồ đạt thấp dưới 10%, hoặc đã thấp dưới mực nước chết.
Hiện trạng đập thủy lợi sau khi vỡ
Chiều 29/5, nước từ đập Đầm Thìn, xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê, vẫn chảy ra ngoài theo vết toác rộng 5 m, sâu hơn 10 m.
7h ngày 29/5, đập Đầm Thìn bị vỡ. Sau hơn 30 giờ, lượng nước còn lại trong hồ khoảng 200.000 m3, tương đương 1/3 dung tích.
Thành đập được xây gạch, bờ tường cao khoảng một mét, phía dưới là đất đỏ. Công trình được gia cố tháng 11/2008, hoàn thành tháng 10/2009 với diện tích mặt nước 15 ha, cung cấp nước tưới cho 128 ha vụ chiêm, 74 ha vụ mùa của xã Cấp Dẫn và mấy xã lân cận.
Lối vào trong đập đã được rào chắn và đặt biển báo nguy hiểm. Khi xảy ra sự cố, hơn 80 dân quân hai xã Cấp Dẫn và Tùng Khê để di chuyển đồ đạc, cứu hoa màu của người dân hạ du, ông Nguyễn Văn Sinh, Chủ tịch xã Cấp Dẫn cho biết.
Thân đập bị toác rộng khoảng 5 m, sâu 10 m, nước trong đập vẫn chảy ra ngoài.
Nước chảy bào mòn lớp đất đá bên trên, để trơ ra lớp đá nhọn đỏ quạch gần vết nứt vỡ.
Mặt kè phía trong đập bị xé rách để lộ ra những đoạn ống nước ngầm.
Nhiều bờ kè, máng thủy lợi quanh đập bị xới tung.
Người dân dùng tay không bắt được nhiều loại cá to thoát ra từ dòng nước trong đập.
Nhiều người dân tìm tới dòng nước sâu ở hạ du để bắt cá.
Theo thống kê đến chiều 29/5, 2,57 ha lúa bị cuốn trôi, 4,28 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị hư hại, trong đó 2,4 ha thiệt hại trên 70%.
Bà Nguyễn Thanh Lan, thôn Thượng, xã Cấp Dẫn, phải thu hoạch sớm 4,2 sào lúa, chỉ được chừng 60 kg thóc. Thiệt hại ước tính hơn 10 triệu so với vụ lúa năm trước.
Hiện trường vỡ đập thủy lợi. Video: Ngọc Thành
Ly hương nơi hạ nguồn Mêkong Sau 300 năm tiền nhân xuôi phương Nam mở cõi, màu xanh của những cánh rừng bị thay thế bởi màu xám của những vạt đồng khô cháy, con cháu họ ly hương theo chiều ngược lại. 3h sáng, Đặng Văn Bình mở mắt trong căn chòi nhỏ ven sông ở xã An Phú Trung (Ba Tri, Bến Tre). Dưới bầu trời tĩnh...