Quảng Bình: Một huyện có 35 trường học đạt chuẩn quốc gia
Thời gian qua, công tác xã hội hoá giáo dục ở huyện Quảng Ninh ngày càng phát triển sâu rộng.
2 trường THPT ở huyện Quảng Ninh đã đạt chuẩn quốc gia.
Huyện đã kiểm tra, rà soát, điều chỉnh, bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo đúng quy định, phù hợp với tình hình địa phương; đồng thời, chỉ đạo các trường tu sửa cơ sở vật chất, ổn định trường, lớp nhằm triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2017 – 2018.
Đặc biệt, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được huyện quan tâm chú trọng. Đến nay, toàn huyện có 35 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 2 trường), đạt 63,6%; trong đó có 7 trường mầm non, 18 trường tiểu học, 8 trường THCS và 2 trường THPT.
Năm 2018, huyện tiếp tục thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp; chú trọng lồng ghép và tăng cường bố trí các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại các trường học bảo đảm thiết thực, hiệu quả; ưu tiên nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập tiểu học mức độ III tại 15/15 xã, thị trấn; tăng thêm 1 xã đạt phổ cập THCS mức độ III, nâng số lượng đơn vị đạt chuẩn mức độ III lên 13/15 xã, thị trấn và tăng thêm 4 trường đạt chuẩn quốc gia.
Theo Baoquangbinh.vn
Video đang HOT
Không còn "học thuộc lòng", học sinh phải biết cách tiêu tiền
Trên đây là những nội dung mới, nổi bật trong từng bộ môn của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới sắp được Bộ GDĐT công bố.
Các môn học sẽ được đẩy mạnh theo hướng học ứng dụng. Trong ảnh: Các tiết học thực hành tại Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh (Tân Triều, Hà Nội).
Không phải học thuộc lòng, yêu cầu dạy ngoài sách giáo khoa
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình ngữ văn mới đặt ra yêu cầu dạy ngoài sách giáo khoa (SGK). Nhà trường cần có tài liệu tham khảo từ tác phẩm văn học đến văn bản thông tin. Cụ thể, môn ngữ văn mới sẽ chỉ còn dạy bắt buộc 6 tác phẩm văn học kinh điển của Văn học Việt Nam. Đó là bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập.
Chương trình tiếng Việt/ngữ văn mới được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chú trọng đến những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nghe và nói cho mỗi lớp. Các nhóm tác giả viết SGK có thể chủ động lựa chọn các tác phẩm khác nhau đưa vào sách, nhưng đều hướng đến việc thông qua các ngữ liệu để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. GS Thuyết cho biết thêm, đề thi môn ngữ văn trước đây chỉ gói gọn trong một số tác phẩm văn học có trong SGK. Nhưng lần này, đề thi hướng đến kiểm tra năng lực, phẩm chất người học, chứ không kiểm tra nội dung kiến thức học thuộc, các em học sinh (HS) hoàn toàn có thể sử dụng các ngữ liệu khác nhau để đáp ứng yêu cầu của đề thi.
Theo PGS-TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên môn ngữ văn mới - về mục tiêu, điểm khác biệt lớn nhất của chương trình lần này chính là coi trọng năng lực giao tiếp (với 4 kỹ năng chính là đọc, viết, nói và nghe). Vì thế, sẽ chỉ có những kiến thức giúp cho việc phát triển năng lực có hiệu quả mới được lựa chọn vào. Chương trình cũng được xây dựng thống nhất từ lớp 1 cho tới lớp 12 chứ không tách làm 3 cấp như trước đây. Về nội dung, chương trình sẽ không tổ chức theo trục lịch sử văn học hay kiểu văn bản như chương trình (THCS và THPT) hiện hành.
PGS-TS Đỗ Ngọc Thống nhấn mạnh: Tất cả kiến thức được chọn đều nhằm hướng tới mục tiêu hình thành năng lực giao tiếp cho HS, trong đó đặc biệt chú trọng tới chủ thể người học và khả năng ứng dụng tri thức ngữ văn vào cuộc sống. Các kiến thức văn học, tiếng Việt sẽ tích hợp thông qua các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe và phục vụ cho các kỹ năng này.
Tương tự với môn lịch sử. Ở tiểu học, môn lịch sử sẽ chủ yếu dạy những câu chuyện, có chủ đề gần gũi cuộc sống. Đến bậc THCS, phân môn lịch sử sẽ dạy thông sử theo tiến trình lịch sử. Nhưng điểm khác biệt so với trước là lịch sử Việt Nam sẽ được đặt trong lịch sử thế giới ở từng giai đoạn chứ không tách riêng. Bậc THPT, môn lịch sử sẽ dạy theo các chuyên đề sâu. Việc ghi nhớ, học thuộc lòng số liệu, sự kiện sẽ giảm bớt đáng kể, chỉ chú trọng các bài học, ý nghĩa lịch sử. Bên cạnh đó, có cả những chủ đề định hướng ứng dụng, như sử học với bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử, với phát triển du lịch.
GS Phạm Hồng Tung - Chủ biên chương trình môn lịch sử - cho hay, chương trình được xây dựng theo cấu trúc chính là tuyến tính, kết hợp với đồng tâm, thay cho cấu trúc đồng tâm hiện nay.
Một tiết học thực hành tại Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội). Ảnh: HẢI NGUYỄN
Đẩy mạnh học ứng dụng
GS Đỗ Đức Thái - Chủ biên chương trình môn toán - cho hay: Chương trình mới được ban soạn thảo xây dựng trên phương châm 10 chữ "Tinh giản, thiết thực, hiện đại và khơi nguồn sáng tạo". Nội dung phải tinh giản, phản ánh những giá trị cốt lõi, nền tảng của văn hóa toán học. Đây là nội dung nhất thiết phải được đề cập trong nhà trường phổ thông, phản ánh nhu cầu hiểu biết thế giới cũng như hứng thú, sở thích của người học. Chương trình mới sẽ giải quyết việc "học vất vả song không để làm gì". Chương trình thống nhất từ lớp 1 đến 12, xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Số và đại số; hình học và đo lường; thống kê và xác suất. Theo GS Thái, sẽ có 21% tổng thời lượng chương trình môn toán phổ thông dành cho nội dung ứng dụng. Các dạng bài tập lắt léo, phục vụ thi cử sẽ bị loại bỏ.
Môn nghệ thuật hiện nay gồm âm nhạc, mỹ thuật, thủ công nhưng tới đây cũng sẽ mở rộng hơn theo định hướng nghệ thuật ứng dụng. Đặc biệt, ở THPT sẽ chia nhánh dạy thiết kế thời trang, đồ họa, thiết kế trang web, chế tác thủ công. Các môn khoa học tự nhiên được thiết kế gắn với thực tiễn cuộc sống và bám sát bản chất môn học. Các kiến thức quá khó, hàn lâm sẽ được lược bỏ.
Môn đạo đức/giáo dục công dân sẽ được thay đổi mạnh mẽ. Ở bậc tiểu học, môn đạo đức hướng tới giáo dục hành vi, kỹ năng. Bậc THCS chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm công dân, giáo dục pháp luật. Bậc THPT chú trọng giáo dục pháp luật và kinh tế. Đặc biệt, học sinh sẽ được giáo dục tài chính như cách quản lý, cách tiêu tiền, ý thức tiết kiệm, sử dụng đồng tiền một cách hữu ích nhất.
Đây cũng phù hợp với định hướng đẩy mạnh tính thực nghiệm, nhóm nghề liên quan tới khối hành chính, pháp luật, kinh tế, công an, quân đội không có những môn học đặc thù để học sinh lựa chọn sâu như nhóm ngành khác. Vì thế bổ sung kiến thức kinh tế, pháp luật trong môn giáo dục công dân và các môn học khác rất cần cho học sinh muốn đi theo nhóm ngành này.
Cho tới thời điểm này, chỉ có duy nhất môn ngoại ngữ là chưa hoàn tất chương trình bộ môn và có thể sẽ được công bố vào đợt hai. Môn ngoại ngữ đang được xây dựng và hoàn thiện dựa trên cơ sở chương trình - SGK ngoại ngữ thí điểm của Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020. Các môn khác hiện đã hoàn tất. Sau khi công bố, Bộ GDĐT sẽ chính thức có thông báo mời các cá nhân, đơn vị tham gia viết SGK cho chương trình mới.
"Các chương trình bộ môn sẽ công bố được biên soạn theo chương trình tổng thể nên đảm bảo tính nhất quán, liên thông, phù hợp với đối tượng HS các cấp và đảm bảo định hướng chung của chương trình. Tất cả đều nhằm mục đích phát triển năng lực, phẩm chất cho người học; tạo điều kiện cho các nhà trường, giáo viên chủ động, sáng tạo trong lựa chọn SGK, tài liệu và xây dựng kế hoạch dạy học" - GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình GDPTTT - cho hay.
Theo Laodong.vn
Lấy mẫu đất và nước tại trường học nghi nhiễm thuốc trừ sâu để phân tích Sau khi báo Dân trí có bài viết phản ánh về tình trạng học sinh Trường THCS Nghĩa Bình phải học trên vùng đất nghi nhiễm thuốc trừ sâu, Huyện ủy Tân Kỳ (Nghệ An) đã chỉ đạo cho các cơ quan chức năng lấy mẫu đất, mẫu nước để đưa đi phân tích tìm hiểu nguyên nhân. Công văn số 608-CV/HU của...