Quảng Bình: Không có nhu cầu, giáo viên vẫn bị “ép” đi học bồi dưỡng
Dù không có nhu cầu nhưng nhiều giáo viên tại huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) vẫn phải đăng ký đi học bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp bởi có công văn bắt buộc từ UBND huyện và cả Phòng Nội vụ huyện này.
Buộc hơn 1.000 giáo viên phải đi học
Bước vào năm học 2018 – 2019, Phòng Nội vụ huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã có công văn gửi hầu hết các trường học trên địa bàn yêu cầu lập danh sách giáo viên trong biên chế phải đăng ký bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non, tiểu học và THCS.
Công văn này bắt buộc các giáo viên phải đăng ký lớp học bồi dưỡng đã khiến không chỉ hiệu trưởng các trường mà nhiều giáo viên vô cùng bức xúc.
Nhiều giáo viên tại huyện Tuyên Hóa cho rằng, việc bồi dưỡng chứng chỉ là dành cho những ai có nhu cầu thăng hạng hoặc cần chứng chỉ bồi dưỡng. Thế nhưng huyện Tuyên Hóa lại yêu cầu bắt buộc gần như 100% giáo viên trên địa bàn tham gia là không đúng.
Công văn của Phòng Nội vụ huyện Tuyên Hóa yêu cầu các trường lập danh sách giáo viên trong biên chế phải đăng ký bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non, tiểu học và THCS.
Bên cạnh đó, việc bắt buộc tất cả các giáo viên đi học cũng có nhiều bất cập và bất hợp lý bởi có những giáo viên sắp nghỉ hưu. Nhiều giáo viên nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ cũng phải đăng ký đi học là trái quy định, gây khó khăn cho giáo viên. Chưa nói đến việc đi học tập trung ở huyện miền núi rất vất vả, liên quan đến việc phải tự túc phương tiện, chỗ ăn, nghỉ trong cả khóa học…
“Chúng tôi chưa có nhu cầu bồi dưỡng, thăng hạng mà ép buộc như thế là chưa hợp lý. Giáo viên hầu hết lại khó khăn, mà học phí tham gia học bồi dưỡng là gần cả 1 tháng lương. Tuyên Hóa là huyện miền núi nghèo, tổ chức bồi dưỡng hơn 1.000 giáo viên với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng liệu phù hợp không?” – một giáo viên bức xúc nói.
Không chỉ Phòng nội vụ huyện Tuyên Hóa có văn bản bắt buộc các giáo viên phải đăng ký bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, trước đó, Chủ tịch UBND huyện này cũng có văn bản gửi các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn với yêu cầu tương tự.
Công văn của UBND huyện Tuyên Hóa
Video đang HOT
Buộc tất cả giáo viên đi học là sai quy định?
Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng Phòng nội vụ huyện Tuyên Hóa cho biết, thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh, việc giáo viên trong biên chế phải đi học bồi dưỡng là yêu cầu bắt buộc để chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp. Theo ông Trung, huyện này có gần 1.100 giáo viên biên chế và đều phải bồi dưỡng.
“Đối với giáo viên sắp về hưu, mang thai… phía huyện Tuyên Hóa cũng đã liên hệ với Đại học Quảng Bình để trao đổi nhưng họ chưa trả lời nên huyện vẫn làm theo quy định”, ông Trung cho biết thêm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Trưởng Phòng Nội vụ huyện Tuyên Hóa, người ký công văn gửi các trường học lại nói rằng, với các giáo viên gần về hưu, đang có thai hoặc nuôi con nhỏ thì không bắt buộc đi học. Ông Lợi cũng cho biết sẽ có công văn nói rõ từng đối tượng, đối tượng nào có lý do chính đáng và gần nghỉ hưu thì không bắt buộc nữa.
Về học phí 2,5 triệu đồng/1 học viên, ông Lợi cho hay, đây là quy định chung của tỉnh và Trường Đại học Quảng Bình, huyện chỉ liên hệ địa điểm dạy và lập danh sách.
Ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Phòng Nội vụ huyện Tuyên Hóa.
Trao đổi về sự việc nêu trên, ông Hồ Vũ Thường, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa nhận định, việc bắt buộc 100% giáo viên trong biên chế phải đi bồi dưỡng là không đúng. Các thông tư hướng dẫn là để giáo viên có nhu cầu đăng ký.
Ông Thường cũng thừa nhận, có nhiều giáo viên không có nhu cầu thăng hạng bởi không gắn với quyền lợi. Quyền lợi ở đây có thể là thay đổi bậc lương hay quy hoạch chức danh. Thế nhưng nhiều người không còn tăng được bậc lương hay quy hoạch chức danh nữa nên không thể bắt họ đi học.
Theo tìm hiểu, để thực hiện việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Vào tháng 5 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình đã có quyết định giao cho Trường Đại học Quảng Bình tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức với các đối tượng: Giáo viên THCS hạng 1, 2 và 3. Giáo viên Tiểu học và mầm non hạng 2, 3 và 4.
Phía trường Đại học Quảng Bình sau đó đã có thông báo tuyển sinh và quy định mức học phí là 2,5 triệu/1 học viên, với chương trình bồi dưỡng 240 tiết.
Nhóm PV
Theo Dân trí
Đắk Nông: Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên theo kiểu... cầm cự
Thiếu giáo viên, dẫn đến tình trạng quá tải ở các lớp học, thậm chí ở một số huyện, nhiều trẻ vẫn chưa được đến trường. Do không có chỉ tiêu biên chế nên để giải quyết tình trạng trên, tỉnh Đắk Nông phải dùng các biện pháp trước mắt để đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Học sinh tăng, giáo viên kiêm... giữ trẻ
Tiếng chọc ghẹo nhau, trêu đùa của trẻ vang cả tận hành lang lớp học. Mặc cho cô giáo la hét, nhiều học sinh lớp lá, Trường mầm non Hoa Mai (xã Đắk Ha, huyện Đắk G'Long, Đắk Nông) vẫn chạy khắp nơi làm cho lớp học ồn ào, náo nhiệt.
Cô Nguyễn Thị Hồng, giáo viên (GV) trường Hoa Mai tâm sự, dù là nhiều năm kinh nghiệm đấy, nhưng vì lớp đông quá, một mình cô cũng không thể nào quản hết được, nhất là các tiết sinh hoạt góc. "Lớp 41 cháu, một mình phải làm gấp đôi công việc so với quy định nên nhiều hôm về mệt rã rời. Điều tôi lo lắng hơn là thay vì tập trung giáo dục và chăm sóc thì bây giờ nhiệm vụ của các cô là trông trẻ".
Tranh thủ sáng sớm, hai giáo viên trường mầm non Hoa Mai làm dụng cụ học tập cho học sinh.
Đây không chỉ là điều trăn trở của cô Hồng mà là nỗi lo chung của 15 GV trong trường khi mỗi cô được giao phụ trách một lớp. Cô Lê Thị Lan, phó hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Mai thở dài: "Trường hiện có 410 trẻ theo học ở 13 lớp. Dù quy định mỗi lớp phải có 2 GV phụ trách nhưng hiện nay trường chỉ có 15 GV. Với việc bố trí 1 GV/lớp, lại phải thực hiện dồn lớp nên gần như lớp nào cũng "quá tải". Lớp ít nhất cũng 40 cháu, vượt quá quy định từ 5-10 cháu/lớp. Hiện nay chỉ có 2 lớp lá có đủ GV theo quy định, 4 lớp lá còn lại chỉ có 1 GV đứng lớp. Trường rất lo ngại về chất lượng phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi vào cuối năm".
Tương tự, cô Hà Thị Biến, phó hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Lan (xã Đắk R'măng, huyện Đắk G'Long) cho biết: "Dựa trên điều kiện thực tế, vào đầu năm học, trường không thể nhận hết lượng trẻ đăng ký mà chỉ ưu tiên cho trẻ 5 tuổi, tiếp đến là 4 tuổi. Dù đã thực hiện dồn lớp nhưng hiện tại vẫn còn khoảng 220 trẻ trong độ tuổi chưa được đến trường. Với số lượng 223 trẻ, trường đã phân chia ở 8 lớp, nhưng chỉ có 10 GV. Khi có GV bị ốm đau thì phải dồn lại 2 lớp/1 cô giáo. Thật sự rất căng thẳng".
Theo ông Trần Nam Thuần, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk G'Long, toàn huyện hiện thiếu 325 GV; trong đó bậc mầm non thiếu nhiều nhất với 194 GV, bậc tiểu học thiếu 82 GV và bậc THCS thiếu 49 GV.
Đối với bậc mầm non, dù đã thực hiện dồn lớp, giảm GV/lớp nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ở các trường. 5 năm gần đây, số lượng học sinh hàng năm luôn tăng từ 1.000-1.600 cháu. Như vậy là tăng khoảng trên 7.000 cháu, trong khi đó, số biên chế GV không được bổ sung thêm. Huyện cũng đã thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục nhưng hiện nay gần như không thể đáp ứng được nhu cầu. Toàn huyện vẫn còn gần 1.000 trẻ, tập trung các cháu 3-4 tuổi vẫn chưa được đến trường.
Nhiều trẻ chưa đến trường do thiếu cơ sở vật chất, giáo viên (ảnh minh họa)
Cũng theo ông Thuần, theo như tính toán của các cấp thì số lượng GV được tính trên tổng số lượng học sinh toàn huyện để giao biên chế. Như vậy số lượng GV thiếu sẽ ít hơn thực tế. Trong khi đó, đặc thù của địa phương địa bàn rộng, dân cư không tập trung, tỷ lệ trẻ tăng cơ học cao nên phải có nhiều điểm trường. Các điểm trường lại ở cách nhau nên nhiều nơi không thể thực hiện dồn lớp để bảo đảm số GV trên lớp theo quy định. Vì vậy, trong khi rà soát, các cơ quan liên quan cần dựa vào điều kiện thực tế mới có thể giúp địa phương giải quyết được "bài toán" thiếu GV hiện nay.
"Cầm cự" dạy và học
Vì thiếu GV và để bảo đảm duy trì dạy và học, ngành Giáo dục Đắk Nông đã triển khai nhiều giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, những giải pháp này cũng còn nhiều bất cập, theo kiểu "cầm cự", càng thêm chồng chất khó khăn.
Năm học 2018-2019, Trường THCS Hoàng Văn Thụ ở xã Quảng Sơn (huyện Đắk G'Long) có 1.230 học sinh ở 30 lớp. Với 42 biên chế GV, trường không thể phân phụ trách số tiết đúng theo quy định vì hiện trường còn thiếu 16 GV. Vì vậy, trường buộc phải tổ chức "dạy kê, dạy gác" nhằm bảo đảm cho học sinh học đúng theo chương trình. Thay vì dạy 19 tiết/tuần theo quy định thì mỗi GV phải đảm nhận bình quân trên 30 tiết/tuần.
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhiều trường phải tăng sĩ số lớp (ảnh minh họa)
Thầy Nguyễn Đức Hưng, dạy môn Tin học cho biết: "Mỗi tuần tôi đều dạy 33 tiết, vượt 14 tiết, phải đứng lớp cả ngày nên rất mệt mỏi, có lúc dạy về nói không ra tiếng. Nếu kéo dài tình trạng này, tôi nghĩ về sức khỏe chắc không chịu nổi".
Thầy Lê Xuân Hùng, Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Văn Thụ cho biết, năm nay vì thiếu GV, trường buộc phải tiếp tục dạy tăng khoảng trên 5.000 tiết. Với số tiết này dự kiến kinh phí chi trả lên khoảng trên 1,5 tỷ đồng, trong khi số tiền dạy kê dạy gác năm trước vẫn chưa thanh toán.
Thị xã Gia Nghĩa cũng là một trong những địa phương loay hoay tìm phương án cho việc thiếu GV để đáp ứng nhu cầu dạy học tối thiểu cho các bậc học. Để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn, năm học 2017-2018, thị xã phải thực hiện hợp đồng thêm 106 GV từ kinh phí của địa phương. Do không có quy định chi trả nên việc giải quyết chi trả cho số GV hợp đồng nói trên rất khó khăn, nhiều GV đi dạy không có lương.
Năm học 2018-2019, thị xã tăng gần 1.000 học sinh các bậc học, rút kinh nghiệm việc thực hiện hợp đồng, năm nay địa phương này chuyển qua hình thức xã hội hóa để chi trả cho số GV hợp đồng còn thiếu.
Trong khi đó tại huyện Cư Jút, về cơ bản tình trạng thiếu GV không nóng như những địa phương còn lại, hiện chỉ thiếu ở bậc mầm non, và thừa cục bộ ở một số cấp học khác. Để khắc phục tình trạng này, nhiều GV, nhân viên dôi dư tự đăng ký đi học bổ túc kiến thức rồi xin chuyển xuống công tác ở bậc mầm non.
Theo Sở GD-ĐT Đắk Nông, năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 11.872 GV, trong đó có 11.544 biên chế. Tính theo định mức, toàn ngành hiện thiếu 1.093 biên chế. Riêng bậc mầm non thiếu 839 biên chế, trong đó bậc mẫu giáo thiếu nhiều nhất với 783 biên chế và nhà trẻ thiếu 56 biên chế.
Theo Dân trí
Vụ GS Tồn đạo văn để tồn kho quá lâu thưa Bộ trưởng GS Nguyễn Đức Tồn có 35 công trình đạo văn, kéo dài đến nay chưa được xử lý. GS Nguyễn Đức Tồn. Theo đề nghị của Thanh tra Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) về thu thập thông tin tài liệu liên quan đến vụ đạo văn của GS.TS Nguyễn Đức Tồn mà báo chí và công luận đã phản ánh trong thời...