Quảng Bình: Hơn 1.000 học sinh huyện Lệ Thủy thiếu phòng học
Chuẩn bị vào năm học 2022-2023, nhưng có hơn 1.000 học sinh các trường tiểu học xã Sơn Thủy, Hưng Thủy, Đại Phong, Hoa Thủy, Trường Thủy, Trường THCS Phú Thủy ( huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) ngóng chờ phòng học xây mới do phòng học cũ đã xuống cấp, bị lũ lụt làm sập.
Phòng chức năng Trường Tiểu học Sơn Thủy xuống cấp
Nhiều năm qua, các em phải học ghép, cơ sở vật chất không đảm bảo, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học.
Năm 2020, Trường Tiểu học Đại Phong (xã Đại Phong, huyện Lệ Thủy) bị lũ nhấn chìm, một dãy phòng học bị sập, phải tháo dỡ. Sau đó, địa phương đã báo cáo cấp trên, nhưng đến nay không được bố trí vốn xây dựng lại, khiến gần 400 học sinh phải học ghép. Tương tự, tại Trường THCS Phú Thủy, thầy Nguyễn Văn Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, năm 2020, dãy 8 phòng học cấp 4 của trường xuống cấp, sập một phần mái, địa phương đánh giá không thể sử dụng được nên buộc phải tháo dỡ. Từ đó đến nay, do không có nguồn vốn xây mới khiến trường lớp thiếu thốn. Còn tại Trường Tiểu học Trường Thủy, do thiếu phòng học nên 3 năm qua phải cho 495 em học ghép, khiến chất lượng dạy và học bị ảnh hưởng rất lớn.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu, năm 2021, tỉnh Quảng Bình bố trí hơn 35 tỷ đồng nhằm sửa chữa các trường học ở huyện Lệ Thủy bị xuống cấp, nhưng sau đó chuyển nguồn vốn này sang dự án đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, khiến cho học sinh “dài cổ” chờ phòng học mới. Giải thích việc này, ông Phan Phong Phú, Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Quảng Bình, cho biết, tại thời điểm trên, số vốn này chưa phân bổ kịp nên bố trí cho dự án trọng điểm. Từ năm 2022, tỉnh đã thống nhất, đầu tư công cấp tỉnh sẽ đầu tư bài bản, đầy đủ cho các trường cấp 3; còn trường mầm non, tiểu học, cấp 2 từ nguồn đầu tư công cấp huyện.
Những lớp dạy bơi ở Quảng Bình
Ngay từ những ngày cuối tháng 4, Trường Tiểu học Mai Thủy (xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức các lớp dạy bơi an toàn và kỹ năng phòng, chống đuối nước cho hơn 100 học sinh khối 3.
Lớp dạy bơi ngày hè ở trường Tiểu học Mai Thủy.
Anh Hoàng Văn Diện - giáo viên dạy bơi ở Trường Tiểu học Mai Thủy chia sẻ: Tham gia dạy bơi cho học sinh, chúng tôi xác định phải giảng dạy hiệu quả từ buổi học đầu tiên. Do đó, hầu như suốt cả buổi học, chúng tôi đều phải dầm mình trong nước để hướng dẫn kỹ từng động tác bơi, kỹ thuật phòng, chống đuối nước để các em tiếp thu và thực hành đạt yêu cầu.
Cùng phụ trách lớp học bơi ngày hè tại trường còn có cô Võ Thị Tuyết Nhung, giáo viên thể chất, người rất tâm huyết với công tác dạy bơi cho học sinh.
Cô Nhung cho biết: "Từ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cùng với kinh nghiệm học được từ những lớp tập huấn về dạy bơi lội an toàn và kỹ năng phòng, chống đuối nước, tôi cố gắng truyền đạt, hướng dẫn các em để đạt kết quả cao nhất. Cụ thể, trong chương trình dạy bơi có 18 bài học, mỗi bài 60 phút, gồm các nội dung làm quen với nước, dạy kỹ năng bơi sấp, bơi ngửa, kỹ năng sống sót và cứu hộ".
Cô Nguyễn Thị Thu Hà- Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhà trường đã thực hiện lồng ghép 5-8 tiết lý thuyết về dạy học bơi an toàn vào môn thể chất và thực hiện dạy bơi an toàn 15 buổi/lớp. Nếu như năm 2017-2018, tỷ lệ học sinh biết bơi của nhà trường chỉ đạt 5,9% (25/421 em) thì đến nay tỷ lệ này đã đạt 85%- 88%.
Ngoài mục mục tiêu phổ cập bơi an toàn, nhà trường còn chú trọng đến phát triển thể chất cho học sinh, chương trình dạy học bơi được xây dựng riêng cho mỗi khối lớp. Vì vậy, học đến lớp 5, các em đã thành thạo các kỹ năng bơi tự do; bơi sóng sót; đứng nước 120 giây và các kĩ năng cứu đuối cơ bản.
Nhờ vậy, liên tục 3 năm liền (từ 2019-2020), đội tuyển bơi lội của Trường Tiểu học Mai Thủy luôn dẫn đầu khối tiểu học trong bảng tổng sắp huy chương tại các kỳ Hội khỏe Phù Đổng huyện Lệ Thủy.
Theo ông Nguyễn Văn Vững - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lệ Thủy, kể từ năm học 2016-2017, phòng GD&ĐT huyện đã đưa nội dung dạy bơi an toàn và phòng chống đuối nước vào chương trình dạy cho học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn toàn huyện. Đặc biệt, các địa phương đã đầu tư, xây dựng 21 bể bơi, trong đó có 18 bể bơi cố định theo quy chuẩn tại các trường học. Nhìn chung, các lớp dạy bơi ở trường học trên địa bàn huyện Lệ Thủy hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học bơi của học sinh, giúp các em nâng cao sức khỏe, hoàn thiện kỹ năng về phòng, chống đuối nước.
Thật đáng mừng là việc dạy bơi cho học sinh không chỉ có ở huyện Lệ Thủy, mà các địa phương khác trong tỉnh Quảng Bình như Đồng Hới, Ba Đồn, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa... cũng đã tổ chức các lớp dạy bơi cho trẻ.
Tại bể bơi khách sạn Hải Đăng (thành phố Đồng Hới), Câu lạc bộ bơi lội Hải Đăng thường xuyên tổ chức lớp học bơi an toàn ngày hè. Anh Bùi Hải Tuấn - giáo viên thể chất trường Tiểu học Hải Đình, người hướng dẫn dạy bơi chia sẻ: Với mục tiêu giảm thiểu trình trạng trẻ em bị đuối nước thương tâm, kể từ năm 2015 đến nay, tại các lớp dạy bơi, các em đã được trang bị những kiến thức, lý thuyết bơi và thực hành kỹ thuật bơi sải, bởi ngửa, bơi ếch và các kỹ năng phòng, tránh đuối nước; các phương pháp cứu đuối, sơ cấp cứu người bị nạn. Các lớp học bơi này luôn luôn có các thầy, cô giáo dày dặn kinh nghiệm bơi lội hướng dẫn.
Có thể nói, những lớp dạy bơi ngày hè trên địa bàn tỉnh Quảng Bình không chỉ góp phần hạn chế đến mức tối đa nguy cơ xảy ra các vụ đuối nước ở trẻ mà còn giúp các em rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất.
'Khuyết tật với tôi là một món quà' Coi khiếm khuyết của bản thân chính là một món quà khiến mình mạnh mẽ hơn trong cuộc sống, cô gái khuyết tật Nguyễn Thị Thanh Thiện đã vượt khó bằng tình yêu thương và làm những điều có ích cho cộng đồng. Cô gái khuyết tật Nguyễn Thị Thanh Thiện đã vượt khó bằng tình yêu thương và làm những điều có...