Quản trị học đường để trường học an toàn, gắn bó
Thỉnh thoảng lại nghe tin cổng trường học sập làm học sinh bị thương và có trường hợp không cứu được, la phông lớp học hư hỏng rớt xuống đang trong giờ học có học sinh ngồi, cây xanh sân trường bị trốc gốc…
Rồi ban công trường được rào sắt cẩn thận mà học sinh lại té xuống đất thật thương tâm. Còn có nơi nhà vệ sinh thì học sinh phải bịt mũi đi vào nên có em phải nín nhịn.
Thanh tra, kiểm tra quản lý cấp trên có đến và báo trước thì nhân viên trường tất bật lo xịt, quét dọn và đem bình nước hoa phun khắp nơi. Nhưng rồi lại đâu vào đó.
Còn thầy cô thì sao? Phòng giáo viên sắp xếp thế nào cho giáo viên ngồi thư giãn sau giờ lên lớp? Văn phòng và phòng tiếp phụ huynh được chú ý quan tâm không?
Còn bếp ăn, nhà ăn và chỗ ngủ của trường có bán trú nữa thì nên thiết kế và tổ chức ra sao cho khoa học và phù hợp với mỗi cấp học, lớp học.
Video đang HOT
Chưa nói đến vấn đề dinh dưỡng, tuổi nào cần nguồn thực phẩm gì để các em phát triển thể chất và trí não? Cách thức của học sinh được rèn luyện ra sao trước và sau mỗi bữa ăn…?
Mỗi trường một kiểu, có trường chu đáo tươm tất, có trường cũng tạm được cho xong. Có trường quy định chặt chẽ, nề nếp cả chỗ để giày dép, cặp sách…
Đây là vấn đề của quản trị học đường, do một phó hiệu trưởng giúp hiệu trưởng trong việc quản lý trường học và vị hiệu phó này cũng từ giáo viên chuyên môn chưa qua trường lớp đào tạo về quản trị học đường.
Thăm trường học các nước, tôi nhận thấy việc quản trị học đường và văn hóa trong trường học rất được coi trọng. Nhà vệ sinh trường tiểu học ở khu đại học Cambridge (Anh) có bản chỉ dẫn và quy trình rất đầy đủ, rõ ràng.
Ở Israel thì ký hiệu như ở khách sạn. Cổng trường tiểu học ở Seoul (Hàn Quốc) luôn chú ý bảo vệ học sinh và việc đưa đón của phụ huynh rất trật tự…
Có lẽ Trường Cán bộ quản lý giáo dục nên có thêm khoa quản trị học đường để đào tạo những chuyên viên có bằng cử nhân về giúp việc cho hiệu trưởng trong việc quản lý trường học; nên có đội ngũ giảng viên được chọn lọc và gửi đi học tập, nghiên cứu quản trị học đường ở các nước trên thế giới.
Như vậy, diện mạo và nội dung trường học mới có thể sánh vai với chương trình, sách giáo khoa đào tạo học sinh có đủ trình độ trong thời đại. Người quản trị học đường giúp cho hiệu trưởng nhằm đem đến cho giáo viên những phương tiện, điều kiện tối ưu nhất có thể để giảng dạy hiệu quả nhất.
Chẳng hạn tại một trường tiểu học ở Hàn Quốc, tấm bảng trong lớp có ba lớp để lùa nhằm minh họa cho bài học, bên cạnh có màn hình dùng khi cần thiết.
Hay bàn ghế học sinh thì kích cỡ, hình dáng sao gọn nhẹ dễ di chuyển theo phương pháp dạy học như ở Singapore… đồng thời cũng giúp cho thầy cô thấy thoải mái, nhẹ nhàng sau một giờ lên lớp, một tiết nghỉ và một buổi giảng dạy ở nhà trường.
Họ yêu ngôi trường vì nơi đó tạo điều kiện cho họ lao động thật tích cực, vì nơi đó cho họ bầu không khí chuyên môn và tình đồng nghiệp gắn bó và với học sinh yêu thương.
An toàn thực phẩm tại bếp ăn trường học
Ngộ độc tại bếp ăn tập thể trường học vẫn tiếp tục xảy ra. Tại Hà Nội, từ năm 2010 đến 2021, xảy ra 27 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 640 người mắc, trong đó có tám vụ tại bếp ăn tập thể trường học (chiếm 47,1%).
Ảnh minh họa.
Hiện nay, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, nên hầu hết các tỉnh, thành phố đã cho học sinh đi học trực tiếp và tổ chức ăn bán trú tại trường. Trong khi đó, hệ thống trường học ở nước ta vừa trải qua thời gian nghỉ dài để phòng, chống dịch Covid-19, có nhiều xáo trộn về nhân lực và cơ sở vật chất. Thời điểm hiện tại, thời tiết chuyển từ mùa xuân sang mùa hè, không khí nóng ẩm không tốt cho bảo quản thực phẩm.
Vì vậy, công tác an toàn thực phẩm trong bếp ăn trường học càng phải được chú trọng để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, khi mà các kỳ thi kết thúc năm học và cuối cấp đang đến gần. Với bất kỳ lý do gì, việc để học sinh sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn là không thể chấp nhận. Chịu trách nhiệm đầu tiên phải là nhà trường bởi đây là đơn vị cam kết với phụ huynh học sinh trước khi cho con em tới trường. Sau đó là trách nhiệm của đơn vị cung cấp thực phẩm và sự kiểm tra, kiểm soát của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng.
Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng và bắt đầu triển khai mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại 100% bếp ăn tập thể của 215 trường tiểu học thuộc 10 quận, huyện và làm cơ sở để nhân rộng trên địa bàn. Với mô hình này, Hà Nội đặt ra mục tiêu, 100% bếp ăn tập thể trường tiểu học được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ký cam kết trách nhiệm bảo đảm an toàn; niêm yết công khai địa chỉ nguồn gốc nguyên liệu chế biến thực phẩm tại bảng tin nhà trường.
Ngoài ra, 100% người lãnh đạo quản lý, người chế biến, người kinh doanh, cô nuôi tại các trường tiểu học xây dựng mô hình được bồi dưỡng kiến thức về an toàn; 100% bếp ăn tập thể trường tiểu học được kiểm tra, giám sát theo quy định và thành lập tổ tự giám sát an toàn thực phẩm.
Bên cạnh những giải pháp cụ thể này, thời gian tới đề nghị các cơ quan chuyên môn cần tiếp tục tập trung rà soát quy trình chuẩn, từ nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến, quy trình bếp ăn một chiều, yếu tố con người..., nhất là xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm tận nơi sản xuất và cung cấp thực phẩm; đồng thời xử lý nghiêm những vi phạm để răn đe.
Lan tỏa mô hình 'Trường học xanh' Năm học 2022-2023 là năm thứ 5 ngành giáo dục và đào tạo TPHCM đẩy mạnh mô hình 'Trường học xanh' nhằm tạo môi trường học tập thân thiện, qua đó nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Bằng sự sáng tạo, linh hoạt áp dụng nhiều cách làm hay, nhiều trường học đã tạo ra môi trường xanh - sạch -...