Quản trị cảm xúc
Mới đây, dư luận xôn xao về việc một giáo viên được cho là để lại thư ‘tuyệt mệnh’ trước khi uống thuốc tự tử.
Giáo viên cần được động viên, quan tâm tinh thần. Ảnh chỉ mang tính minh họa/ Internet.
Nội dung thư có đề cập đến áp lực trong công việc và cuộc sống.
Từ sự việc trên, một lần nữa vấn đề giải tỏa áp lực và chuyển hóa cảm xúc đối với giáo viên lại được đặt ra. Nếu nhìn nhận một cách khách quan sẽ thấy, áp lực là một phần tất yếu trong công việc và cuộc sống. Vì thế, không riêng giáo viên, ngành nào cũng có những áp lực.
Video đang HOT
Thẳng thắn mà nói, nếu không có áp lực sẽ dẫn tới tự bằng lòng, ngại thay đổi, nhất là ở những lĩnh vực nghề nghiệp như giáo dục. Song, áp lực vừa đủ sẽ là động lực phấn đấu để phát triển nghề nghiệp, hoàn thiện bản thân. Trên hết, là gây dựng được tình yêu nghề nghiệp và mang lại hạnh phúc trong công việc.
Vẫn biết, khi áp lực “vượt ngưỡng”, cộng với năng lực, kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề chưa đủ chín của chủ thể, có thể dẫn đến thất vọng, chán nản, thậm chí là có hành vi tiêu cực. Vì thế, vấn đề đặt ra là, cần biết chuyển hóa cảm xúc để cân bằng nội tâm. Có cô giáo chia sẻ thường xuyên chịu áp lực nhiều phía: Từ chuyên môn cho đến kỳ vọng của phụ huynh và dư luận xã hội… Vì thế, mỗi ngày lên lớp, cô hay cáu giận, quát nạt, thậm chí trừng phạt khi học sinh không làm đúng yêu cầu.
Và rồi, cô nhận ra rằng, nhiều lúc giận vô cớ. Cô quyết tâm thay đổi chính mình và học cách quản trị những cảm xúc tiêu cực bằng cách hít thở sâu từ 3 đến 5 giây. Cô tìm cách gọi tên cảm xúc của mình. Với cô, đó là 3 giây kỳ diệu. Nó khiến bản thân bình tâm trở lại, cảm xúc tiêu cực được giảm xuống. Cô cho rằng, khi gọi tên được cảm xúc, chỉ ra nguồn cơn của những cảm xúc tiêu cực thì tâm trạng sẽ thoải mái hơn rất nhiều.
Bên cạnh sự thay đổi của mỗi cá nhân, cán bộ quản lý cũng cần đồng hành, tạo động lực cho các thành viên làm việc; xây dựng văn hóa học đường. Muốn vậy, tất cả thành viên trong nhà trường phải cùng nhau tạo nên giá trị văn hóa chung. Ở đó có sự tôn trọng, trung thực, trách nhiệm và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt, cần đề cao giá trị nhân văn, tình yêu thương giữa các thành viên; sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ… Đồng thời, quan tâm động viên tinh thần giáo viên, nhân viên thông qua các phong trào, hoạt động, nhằm gắn kết thành viên trong trường.
Song, nếu nhìn nhận ở góc rộng, với những giải pháp căn cơ và gốc dễ hơn, thì trong chương trình đào tạo giáo sinh, cần được bổ sung, điều chỉnh nội dung về kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng phòng ngừa và can thiệp khủng hoảng. Đây là vấn đề quan trọng và cần thiết, để khi giáo sinh ra trường có đủ năng lực ứng biến trước các tình huống, loại bỏ cảm xúc, hành vi tiêu cực.
Trong chương trình đào tạo giáo viên hiện nay, các nội dung về đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất, giao tiếp và ứng xử sư phạm được thiết kế nằm trong khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm. Qua đó, đáp ứng các chuẩn đầu ra của sinh viên khi tốt nghiệp, giúp họ vững vàng hơn khi chính thức đứng trên bục giảng.
Bắc Giang nghiêm cấm cắt xén nội dung, giảm tiết của môn học
Giờ dạy có sự hài hòa giữa lý thuyết, bài tập, thực hành để học sinh nắm vững nội dung cốt lõi nhưng không được cắt xén hay giảm tiết môn học.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Lạng Giang số 1 (Ảnh TL).
Sáng 24/9, thông tin từ Sở GD&ĐT Bắc Giang, Sở vừa có văn bản quán triệt thực hiện nội dung dạy học cốt lõi đối với lớp 8, lớp 9, lớp 10 và lớp 12 năm học 2022 -2023.
Cụ thể, việc thực hiện dạy học nội dung cốt lõi ở các khối 8, 9, 11 và 12 cần sắp xếp, tích hợp các đơn vị kiến thức một cách logic, linh hoạt. Thực hiện trong hai giai đoạn, giai đoạn đầu dạy học nội dung cốt lõi, giai đoạn kết thúc dạy phần bổ sung, ôn tập, luyện tập và hoàn thiện chương trình môn học. Nghiêm cấm việc cắt xén, dồn ép chương trình. Tổ chức dạy học phải bảo đảm quá trình nhận thức của học sinh; học sinh phải nắm vững kiến thức, kỹ năng cần đạt.
Để giáo viên thực hiện tốt và hiệu quả chương trình giáo dục, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo các tổ/nhóm chuyên môn tổ chức thảo luận thống nhất nội dung dạy học cốt lõi, nội dung kiến thức bổ sung cho từng tiết dạy/bài học trên lớp đảm bảo không quá tải đối với học sinh. Đồng thời, dành thời lượng hợp lý cho hoạt động ôn tập, vận dụng kiến thức ngay trong quá trình dạy học nội dung cốt lõi.
Sở GD&ĐT lưu ý, mỗi giờ dạy có sự hài hòa giữa lý thuyết, bài tập và thực hành để học sinh thực sự nắm vững nội dung cốt lõi của đơn vị kiến thức. Khi tổ chức dạy học phần bổ sung, ôn tập, luyện tập cần rà soát để hoàn thành chương trình môn học, tinh giản những nội dung vượt quá mức độ cần đạt của chuẩn kiến thức kỹ năng.
Bổ sung, cập nhật nội dung, thông tin mới, phù hợp để thay thế kiến thức cũ, lạc hậu. Bên cạnh đó, chú trọng liên hệ thực tiễn địa phương, tập trung ôn luyện cho học sinh những dạng bài điển hình của nội dung kiến thức được học.
"Tuyệt đối không được cắt xén nội dung, giảm tiết học của môn học; đặc biệt phải linh hoạt các hình thức, biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giờ dạy, bộ môn...", văn bản nêu rõ.
Đối với học sinh khối 9 và 12, sở GD&ĐT yêu cầu các trường cần chú trọng rèn kỹ năng làm bài, tận dụng thời gian dạy bổ sung, ôn tập, luyện tập, nâng cao chất lượng các kỳ thi, kiểm tra cuối cấp học, nhất là kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và tốt nghiệp THPT 2023.
Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá định kỳ đối với khối 8, 9, 11 và 12 cần bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng. Dành thời lượng ôn tập phù hợp trước thời điểm kiểm tra. Hướng dẫn học sinh ôn tập theo ma trận và bản đặc tả ma trận.
Tổ chức lễ kết nạp đảng viên cho học sinh ưu tú Chiều 23/9, Chi bộ Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) đã tổ chức lễ kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Hồng Hạnh, học sinh lớp 12 năm học 2021-2022, vừa tốt nghiệp THPT năm 2022. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Châu Đức Nguyễn Tấn Bản (bên trái); ông Đào Văn Phước, Bí thư Chi bộ,...