Quân tình nguyện Việt Nam là cứu tinh của Campuchia
Nhân kỷ niệm “Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng ở Campuchia (7/1/1979)”, phóng viên TTXVN tại Campuchia đã phỏng vấn nhà báo Khiev Kola, 53 tuổi, người từng là phóng viên của nhiều cơ quan báo chí Campuchia và quốc tế, hiện là bình luận viên chính trị của Đài Truyền hình CTN của Campuchia.
Theo ông Khiev Kola, trong thế kỷ 20 nhân loại đã chứng kiến một chế độ tàn bạo nhất trong lịch sử Campuchia cũng như thế giới, đó là Campuchia Dân chủ, thường được gọi là Angkar (tổ chức) do Pol Pot đứng đầu. Chỉ hơn 3 năm từ 1975-1978, “tập đoàn tội ác” này đã giết hại hơn 2 triệu người dân Campuchia, tức 1/3 dân số đất nước thời bấy giờ. Xã hội Campuchia ngày đó hầu như bị hủy diệt khi không có chợ búa, trường học, bệnh viện và tiền tệ. Các hoạt động tôn giáo cũng bị cấm đoán.
Nhà báo Khiev Kola nhớ lại, sau khi chiếm được thủ đô Phnom Penh vào tháng 4/1975, Pol Pot đã lập tức lùa dân ra khỏi thành phố và đưa họ đến các công trường lao động khổ sai ở các vùng nông thôn. Trong nhà tù khổng lồ này, người dân bị xử tử bất cứ lúc nào nếu bị nghi là phản động hay gián điệp. Nhiều hình thức tra tấn cực hình cũng được áp dụng trong khi rất nhiều người chết vì không có thuốc men chạy chữa khi ốm đau…
Video đang HOT
Nhà báo Khiev Kola (trái) trong cuộc phỏng vấn.
Khi người dân Campuchia đang rên xiết, tuyệt vọng trong địa ngục trần gian do Angkar dựng lên thì họ đã được bộ đội Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia cùng quân tình nguyện Việt Nam đến cứu. Người dân Campuchia lúc đó coi bộ đội Mặt trận và quân tình nguyện Việt Nam là những “cứu tinh” đến cứu giúp họ thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”. Chiến thắng 7/1/1979 đã khép lại trang sử đen tối, đau thương của Campuchia, đồng thời mở ra trang mới trong lịch sử đất nước. Theo ông Kola, nếu không có ngày 7/1/1979 ấy, nhân dân Campuchia sẽ không có được những thành quả như ngày nay với một Vương quốc Campuchia ngày càng ổn định, phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế.
Quân tình nguyện Việt Nam đã giúp Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, đem lại sự hồi sinh cho dân tộc. Hiện diện đến năm 1988, quân tình nguyện Việt Nam không chỉ giúp lật đổ chế độ Pol Pot mà còn giúp ngăn chặn chế độ diệt chủng quay trở lại, giúp người dân Campuchia khắc phục khó khăn, khôi phục và xây dựng lại đất nước từ đống tro tàn. Nhà báo Kola nói: “Nhân dân Campuchia luôn khắc ghi sự hy sinh cao cả của quân tình nguyện Việt Nam, của những người mẹ, người vợ, người cha, anh chị em… đã cho người thân ruột thịt của mình đến cứu giúp người anh em Campuchia trong cơn hoạn nạn. Đó là một sự thật lịch sử không thể xuyên tạc. Chính nghĩa đó ngày càng sáng ngời khi những kẻ đầu sỏ của chế độ Campuchia Dân chủ đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án ở Phnom Penh do Liên hợp quốc hỗ trợ về tội diệt chủng, chống lại loài người…”. Ở góc độ cá nhân, nhà báo Kola gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quân tình nguyện Việt Nam đã cứu giúp nhân dân Campuchia cũng như cá nhân ông thoát khỏi họa diệt chủng Pol Pot.
Khi được hỏi về quan hệ Việt Nam – Campuchia trong quá khứ, hiện tại và tương lai, ông Khiev Kola cho biết Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi về địa lý, văn hóa, phong tục tập quán… nên có quan hệ hữu nghị truyền thống. Nhân dân hai nước cùng uống chung dòng nước sông Mekong nên gắn bó, chia ngọt sẻ bùi với nhau trong suốt chiều dài lịch sử. Trong cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc và giành độc lập dân tộc trước đây, hai bên luôn ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau. Cố Quốc vương Norodom Sihanouk của Campuchia và Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1967 và quan hệ đó ngày càng phát triển bền vững theo phương châm đã được lãnh đạo hai bên thông qua là: “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
Ngoài tăng cường hợp tác song phương, hai nước cũng đã giúp đỡ nhau trong hội nhập khu vực và quốc tế. Campuchia và Việt Nam hiện nay đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), LHQ cũng như nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế khác.
Theo Trần Chí Hùng
P/v TTXVN tại Campuchia/Baotintuc.vn
Gần 70.000 khu dân cư không có trẻ em bỏ học
Đó là thông tin được công bố tại cuộc họp báo về Hội nghị biểu dương khu dân cư (KDC) và Trưởng ban công tác mặt trận tiêu biểu toàn quốc (giai đoạn 2009-2013) do Ủy ban TƯMTTQVN tổ chức. Đây là lần thứ tư mặt trận tổ chức tôn vinh KDC tiêu biểu toàn quốc.
Các đại biểu tại cuộc họp báo.
Uỷ ban TƯMTTQVN cho biết, hơn 110.000 KDC trong cả nước và Trưởng ban công tác mặt trận trong thời gian qua đã có những đóng góp to lớn trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước...
Tiêu biểu là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", xây dựng quỹ "Vì người nghèo", vận động an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa...
Nhờ vậy, cả nước hiện có 69.279 KDC không có trẻ em bỏ học; 59.737 KDC có nhà văn hóa; 53.686 KDC không phát sinh tội phạm; xây mới hơn 40.000 nhà tình nghĩa và trao tặng hơn 70.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa.
"Ngày 11.12, tại Hà Nội, Ủy ban TƯMTTQVN sẽ tổ chức tôn vinh 132 khu dân cư và 130 Trưởng ban công tác mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2009-2013. Ủy ban đã đề nghị Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành khen thưởng cho 262 tập thể và cá nhân, trong đó có 8 Huân chương LĐ hạng Ba, 25 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 134 bằng khen của Ủy ban TƯMTTQVN..." - Phó Chủ tịch MTTQVN Hà Thị Liên nói.
Theo LAODONG
Chưa giám định ADN 70 bộ "hài cốt liệt sĩ" tại Đắk Lắk Chiều 27/11, ông Nguyễn Quang Trường, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk cho biết, 70 bộ hài cốt do "cậu" Thủy và Ngân hàng Chính sách xã hội quy tập tại huyện Ea H'leo, được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh này, vẫn chưa được khai quật lấy mẫu giám định ADN. Cơ quan chức năng tiếp tục điều tra...