Quán thanh xuân – Đường xa tuyết trắng: Miền ký ức khó quên!
Quán thanh xuân tháng 12 với những câu chuyện gợi nhớ miền ký ức của thế hệ người Việt Nam đi học, đi làm tại Đông Âu đã mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc khó quên.
Hàng chục năm đã trôi qua, nhưng ký ức của các lưu học sinh, công nhân lao động Việt Nam từng làm việc, học tập, nghiên cứu tại Đông Âu chưa bao giờ phai nhạt. Với họ, xứ tuyết trắng là nơi lưu giữ những kỷ niệm thanh xuân và ghi dấu ấn trong suốt cuộc đời còn lại.
Trong chương trình Quán thanh xuân tháng 12 với chủ đề “Đường xa tuyết trắng”, khán giả đã được sống lại với những kỷ niệm về Đông Âu của thế hệ những người Việt Nam đi học đi làm trong 3 thập kỷ vừa qua.
Người Việt ở Đông Âu từ bao giờ?
Với lưu học sinh, đó là những viện trợ giáo dục của những nước khối XHCN Đông Âu dành cho Việt Nam từ trong chiến tranh cho tới năm 1990, với các bậc đào tạo từ công nhân kỹ thuật cho tới tiến sỹ khoa học.
Với người xuất khẩu lao động, làn sóng lớn nhất vào đầu thập niên 80. Họ tạo nên một hình ảnh mới mẻ so với các du học sinh mà cư dân Đông Âu đã quen thuộc. Dù thế hệ trước tới Đông Âu bằng tàu liên vận hay thế hệ sau đi bằng máy bay Aeroflot thì đều quá cảnh tại Moscow, như là một điểm trung chuyển, là cửa ngõ đến Đông Âu của người Việt. Hầu như ai đã từng đi Đông Âu đều có một tấm ảnh kỷ niệm ở Quảng trường Đỏ.
Đông Âu – Khung trời mơ ước và hành trình vạn dặm
Video đang HOT
Người Việt đi Đông Âu thời điểm đó đa phần đều không biết cụ thể về vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện sống ở nơi mà họ sẽ đến và trải nghiệm một phần cuộc đời. Nhưng hình dung tươi đẹp về nơi đó là có thật. Phim ảnh, bưu thiếp, các tác phẩm văn học… đã cho người ta “biết” một Đông Âu lộng lẫy và tiện nghi, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam còn thiếu thốn trong chiến tranh và trước thời điểm đổi mới. Những đồ vật gợi nhớ ký ức thời “nhà có người đi Tây” nhiều người biết như Xe đạp Mifa (Đức), xe đạp Eska (Tiệp)…
Những bông tuyết đầu mùa tuyệt đẹp, càng đẹp hơn khi lần đầu người ta được tận thấy. Nhưng đính kèm là mùa đông lạnh đến khắc nghiệt với những người sinh ra ở xứ sở nhiệt đới. Đặt chân đến khung trời mơ ước cũng là bắt đầu hành trình vạn dặm. Đó không chỉ là khoảng cách đại lý mà còn là hành trình gian khổ đi học, đi làm mang theo rất nhiều kỳ vọng của bản thân gia đình và cả xã hội; là hành trình thay đổi nếp sống, nếp suy nghĩ do va chạm với những thực tế lần đầu tiên trải qua trong đời. Những du học sinh và công nhân lao động Việt Nam đã có những biến chuyển mà có khi người trong cuộc cũng không ý thức được.
Tiến sĩ Thụy Anh đã chia sẻ cảm xúc về mùa đông đầu tiên lạnh không tưởng ở châu Âu. Với nhà văn Nguyễn Văn Thọ, đó là lần đầu tiên mở tủ lạnh đầy ắp thức ăn, thấy thương người thân ở quê nhà. NSƯT Ngọc Khang kể về cảm giác được rơi vào một “chốn thiên đường nơi hạ giới”. Mỗi lưu học sinh được phát áo ấm, ủng. Các công nhân được ổn định nơi ăn chốn ở rất khang trang. Hầu hết mọi người đều thấy mình thật may mắn, xen lẫn những lo lắng cho người ở nhà, cảm giác nhớ nhà luôn thường trực. Anh đồng thời cũng chia sẻ về những năm tháng vật lộn mưu sinh vừa đi học vừa đi làm.
Trong khi đó, họa sỹ Đỗ Hương chia sẻ câu chuyện thích nghi cuộc sống để học tập và phấn đấu trong môi trường khác biệt. Những thói quen mới được hình thành, người Việt Nam quen dần với kỷ luật sống, nếp sinh hoạt châu Âu. Kỷ luật hơn, tự do hơn, niềm vui, nỗi buồn cũng thay đổi.
Theo nhà báo Duy Nghĩa, mỗi người Việt Nam khi đi Đông Âu đều gánh trên vai một trách nhiệm nặng nề. Với các du học sinh là áp lực học hành, thành đạt. Họ mang niềm tự hào của gia đình dòng họ. Họ phải đạt được bằng đỏ. Nếu có thể, họ phải tìm cách ở lại học cao hơn (phó tiến sỹ, tiến sỹ). Còn với những người lao động là áp lực kiếm sống cho gia đình. Học tập, buôn bán, lao động để tồn tại và vươn lên. Vật lộn để mưu sinh, có lẽ ít ai từng trải một cách thấm thía như nhà văn Nguyễn Văn Thọ: Phải bằng mọi cách kiếm thêm chút nào hay chút đó. Tiết kiệm chi tiêu, tranh thủ kiếm thêm ngoài chợ đen, tranh thủ mua các nhu yếu phẩm đóng thùng hàng gửi về cho gia đình…, đó là trải nghiệm xương máu của bản thân Nguyễn Văn Thọ ở Đức.
Vượt qua bão tuyết hay là câu chuyện dấu ấn Đông Âu
Ký ức Đông Âu không chỉ là những tháng ngày tươi xanh mà xen cả buồn đau, lo âu. Người Việt phải thực sự can đảm để vượt qua khí hậu khắc nghiệt ở Đông Âu, đặc biệt là những trận bão tuyết để tồn tại và thích nghi. Họ cũng phải vượt qua những trận “bão tuyết” là những thay đổi về thể chế chính trị ở nước sở tại, là những khó khăn để tiếp tục học tập hay tìm được việc làm, khẳng định được chỗ đứng và giữ vững cuộc sống của mình tại đó. Họ cũng phải vượt qua bao trận “bão tuyết” trong lòng để quyết định trở về hay ở lại định cư khi khối XHCN Đông Âu sụp đổ. Đó thực sự là những quyết định khó khăn.
Tham tán công sứ Lại Ngọc Đoàn đi làm ở Ba Lan trong những năm tháng biến động của lịch sử đã chia sẻ với khán giả của Quán thanh xuân những khó khăn phải vượt qua của người Việt nói chung và sự vươn lên để có được thành công, qua đó thể hiện tính cộng đồng, tính thích nghi của người Việt trước thời cuộc. Còn thế hệ du học sinh trở về đã tạo nên một lớp trí thức Đông Âu cấp tiến, mang một màu sắc mới cho xã hội. Họ cũng là lớp người bắt kịp những thay đổi của xã hội Việt Nam.
Tiến sĩ Thụy Anh đã mang tới câu chuyện những người chọn ở lại Đông Âu sinh sống như một đất nước thứ hai, họ tạo lập nên một cộng đồng Việt Nam vừa mang tính hòa nhập với văn hóa sở tại nhưng vẫn luôn giữ nét văn hóa Việt và hướng về quê nhà.
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ trở thành nhà văn thực sự từ những năm tháng lăn lộn ở Đức. Tất cả những thân phận, những câu chuyện có thật đã trở thành chất liệu cho công việc sáng tác của ông. Các tác phẩm viết về người Việt ở Đông Âu của ông khắc họa rõ nét điều này.
Bên cạnh chia sẻ của các vị khách mời, những ca khúc không chỉ làm rưng rưng những ai đã từng sống ở nơi xứ tuyết, chương trình Quán thanh xuân tháng 12 – Đường xa tuyết trắng còn có những clip phóng sự công phu và gợi mở mang đến cho người xem trực tiếp và khán giả truyền hình một buổi tối tràn đầy cảm xúc.
Theo vtv
Môi trường sống an toàn có thể giúp trẻ em phát triển toàn diện
Các học sinh mong muốn được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện, giúp các em có thể phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
Ngày 2/12, tại trường THCS Hữu nghị Việt Nam- Angiêri, Hội LHPN TP Hà Nội, tổ chức Plan International phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức buổi truyền thông "Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái".
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TP Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy, thời gian qua, nhiều vụ việc bạo lực gia đình, bạo lực, xâm hại phụ nữ trẻ em xảy ra chưa được xử lý nghiêm minh, nhiều vụ hình sự nghiêm trọng nhưng lại được thương lượng dân sự. Định kiến với nạn nhân bị bạo lực khiến nạn nhân cảm thấy xấu hổ, im lặng chấp nhận và không dám tố cáo.
Trẻ em, phụ nữ không được tiếp cận, cung cấp thông tin và kiến thức để tự bảo vệ mình. Tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân, những khuôn mẫu, định kiến giới khiến cho nạn nhân không dám lên tiếng khi nạn nhân của bạo lực hoặc không dám lên tiếng bảo vệ người khác cũng kiến cho vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn.
Hội LHPN TP Hà Nội đã ký chương trình phối hợp với tổ chức Plan International triển khai dự án "Xây dựng mô hình an toàn cho trẻ em gái" giai đoạn 2019 - 2020,với nhiều hoạt động thiết thực cấp TP và triển khai tại 5 quận, huyện, khảo sát những nguy cơ mất an toàn đối với trẻ em khi tham gia vào các hoạt động ở nơi công cộng. Từ đó đưa ra giải pháp, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền trong quy hoạch, xây dựng TP "an toàn thân thiện với mọi người, đặc biệt là trẻ em gái"...
Một tiểu phẩm tại buổi truyền thông
Tại buổi truyền thông, Thạc sĩ Nguyễn Văn Thanh - Giảng viên Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tuyên truyền về kỹ năng phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em. Qua đây nhằm giúp các học sinh, nhất là trẻ em gái có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ bị xâm hại và bạo lực; vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lý, giáo dục để các em được sống và học tập trong môi trường an toàn, lành mạnh.
Bên cạnh đó, các học sinh cũng nói lên những ý kiến gửi đến người lớn và các cơ quan chức năng, như các vấn đề trẻ em với phòng, chống bạo lực trẻ em; trẻ em với vấn đề phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em và tảo hôn; trẻ em với vấn đề phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; trẻ em với vấn đề phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng...
Ngoài ra, các học sinh cũng chia sẻ những câu chuyện được nhìn thấy, nghe thấy xung quanh môi trường sống; đồng thời cho rằng, phần lớn các vụ xâm hại trẻ em chính là người quen. Các em cũng bày tỏ nguyện vọng, mong muốn được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện, giúp các em có thể phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần...
Theo kinhtedothi
Những "bạn nghiện" trộm cắp xe máy Tổ chức tập trung lực lượng, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kết hợp với việc tích cực phát động phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm, chỉ trong một thời gian ngắn, CA quận Thanh Xuân đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ các ổ nhóm trộm cắp xe máy gây án trên địa bàn. Ngày 27-11, cơ...