Quan tham Trung Quốc về nước tự thú sau 11 năm chạy trốn
Một cựu quan chức Trung Quốc dính líu tới cáo buộc tham nhũng đã về nước tự thú sau 11 năm chạy trốn tại nước ngoài.
Ông Jiang Lei (Ảnh: SCMP)
Theo Tân Hoa Xã, việc ông Jiang Lei, cựu Phó Chủ tịch Hiệp hội sản xuất ô tô Trung Quốc, về nước được tiến hành với sự bảo trợ của cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc và cơ quan hành pháp New Zealand.
“Ông Jiang Lei về nước một cách tự nguyện, sau một thỏa thuận giữa ông Lei, luật sư của ông và các nhà chức trách Trung Quốc. Cảnh sát New Zealand không phải là một bên của thỏa thuận, nhưng vẫn nắm được thông tin về các cuộc đàm phán”, một phát ngôn viên cảnh sát New Zealand cho biết.
Bộ trưởng Tư pháp New Zealand Andrew Little cho biết ông Lei chưa bị dẫn độ.
Video đang HOT
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đã ban hành “thông báo đỏ”, lệnh cảnh báo quốc tế dành cho đối tượng bị truy nã, đối với ông Jiang Lei vào tháng 8/2007 sau khi các công tố viên Trung Quốc phát lệnh bắt giữ ông này. Ông Lei bỏ trốn từ Trung Quốc sang New Zealand hồi tháng 4/2007.
Một quan chức chống tham nhũng Trung Quốc cho biết vụ bắt giữ ông Jiang Lei cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc đưa toàn bộ các nghi phạm tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài về nước. Theo quan chức này, các đối tượng bỏ trốn nên từ bỏ “ảo tưởng” và tìm cơ hội tự thú để được khoan hồng.
Trung Quốc đã đẩy mạnh nỗ lực để gây sức ép buộc các nghi phạm tham nhũng bỏ trốn phải về nước tự thú. Các nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu người thân liên hệ với các nghi phạm, khuyên họ về nước và công bố các thông tin cá nhân chi tiết của các nghi phạm này, bao gồm các địa chỉ cụ thể.
Chiến dịch bài trừ tệ nạn tham nhũng tại Trung Quốc gắn liền với vai trò của Chủ tịch Tập Cận Bình. Năm 2017, 1.300 nghi phạm bỏ trốn ở nước ngoài đã quay về Trung Quốc, trong đó có 347 quan chức đối mặt với cáo buộc tham nhũng. Khoảng 980 triệu Nhân dân tệ (142 triệu USD) tài sản bất hợp pháp đã được thu hồi.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Australia thành lập Cơ quan chống tham nhũng mới
Chính phủ Australia thành lập Cơ quan chống tham nhũng mới sau khi chịu nhiều sức ép về việc tăng cường tính liêm chính của bộ máy công quyền.
Ngày 13/12, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố thành lập Cơ quan chống tham nhũng mới nhằm giúp phát hiện và điều tra các hành vi phạm tội của cá nhân làm việc cho chính quyền Australia.
Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh: Japan Times
Theo thông báo của Thủ tướng Scott Morrion, Cơ quan chống tham nhũng mới của Australia có nhiệm vụ cung cấp các bằng chứng cho các công tố viên. Tổng chưởng lý Christian Porter cho biết, để thực hiện nhiệm vụ này, Cơ quan chống tham nhũng sẽ mở nhiều cuộc điều tra để truy tìm bằng chứng này sẽ hoạt động dựa trên các bằng chứng thu thập được. Và tôi cho rằng, cơ quan này là các: "Cơ quan h tốt nhất để chúng ta đấu tranh chống lại tham nhũng. Cơ quan này sẽ phát hiện, điều tra và khởi tố các hành vi tham nhũng".
Rút kinh nghiệm từ những bài học mà bang New South Wales và Tây Australia gặp phải với hoạt động của cơ quan chống tham nhũng của hai bang này, Cơ quan chống tham nhũng của chính phủ liên bang Australia được chia làm 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất chuyên điều tra hành vi tham nhũng trong các cơ quan thi hành pháp luật và bộ phận thứ hai chuyên giám sát khu vực công.
Bộ phận giám sát cơ quan thi hành pháp luật đã có từ trước nay sáp nhập vào cơ quan mới và được trao nhiều quyền hơn trong quá trình điều tra các cơ quan, bao gồm cả cơ quan thuế. Bộ phận giám sát khu vực công sẽ điều tra các cơ quan chính phủ, các nghị sỹ và các nhân viên, các nhân viên tòa án liên bang và một số tổ chức được nhận tiền từ chính phủ liên bang.
Chính phủ Australia thành lập Cơ quan chống tham nhũng mới sau khi chịu nhiều sức ép từ các nghị sỹ về việc tăng cường tính liên chính của bộ máy công quyền nhằm gia tăng lòng tin của người dân vào nền dân chủ của Australia. Sức ép ngày càng tăng khi gần đây Australia bị tụt 5 hạng trong bảng xếp hạng của tổ chức Minh bạch toàn cầu trong hạng mục tham nhũng.
Trước đó, trong một cuộc điều tra vào năm ngoái, cứ trong 20 người Australia phục vụ trong bộ máy công quyền thì 1 người cho biết họ đã thấy đồng nghiệp có hành vi tham nhũng. Thêm vào đó, một cuộc điều tra của Đại học Griffith cũng cho biết có tới 2/3 dân số Australia mong muốn nước này thành lập một cơ quan chống tham nhũng. Vì vậy, việc ra đời Cơ quan chống tham nhũng được cho là đáp ứng kỳ vọng của dư luận nhằm thúc đẩy sự liêm chính của bộ máy công quyền tại Australia./.
Theo Việt Nga/VOV-Sydney
Quan tỉnh tham nhũng "khủng nhất" Trung Quốc Theo Tân Kinh Báo, ngày 25/10, Tòa án thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông đã mở phiên tòa xét xử vụ án Chu Xuân Vũ, nguyên Phó tỉnh trưởng An Huy nhận hối lộ, che giấu tài khoản gửi ở nước ngoài, lạm dụng chức quyền và giao dịch nội bộ chứng khoán. Bản khởi tố của Viện Kiểm sát Tế Nam...