Quan tâm chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời
Sở GD&ĐT Sơn La yêu cầu các phòng GD&ĐT các huyện, thành phố chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn triển khai thực hiện Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025.
Ảnh minh họa/internet
Trong đó nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bậc cha mẹ và cộng đồng về việc chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình.
Thực hiện lồng ghép tuyên truyền các dịch vụ giáo dục phù hợp với trẻ; hỗ trợ giáo dục sớm và triển khai giáo dục kỹ năng cho trẻ em trước tuổi đi học và học sinh tiểu học; hướng dẫn giáo dục phù hợp đảm bảo sự phát triển toàn diện trẻ em tại gia đình và cộng đồng.
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non, tiểu học về việc áp dụng phương pháp giáo dục gắn liền với sự tham gia hỗ trợ trẻ em, giáo dục về phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bạo lực, xâm hại.
Tích hợp, lồng ghép nội dung có sự tham gia của trẻ em vào Chương trình giáo dục mầm non, tiểu học, các môn học chính khóa, hoạt động ngoài trời phù hợp với cấp học, trình độ đào tạo và năng lực, sự phát triển chăm sóc trẻ em tại gia đình và cộng đồng.
Sở GD&ĐT yêu cầu mỗi phòng GD&ĐT chọn 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học để triển khai thí điểm mô hình giáo dục trẻ em phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng bậc học.
Lập Phương
Video đang HOT
Theo giaoducthoidai
Người lớn sai hết rồi, trẻ em không phải tờ giấy trắng để cha mẹ vẽ thành bức tranh theo ý muốn của mình
Quan niệm "trẻ em là tờ giấy trắng" chính là nguyên nhân khiến cho nhiều cha mẹ thất bại trong việc nuôi dạy con và biến chúng trở thành những "sản phẩm lỗi" ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời.
"Trẻ em như một tờ giấy trắng, chúng sẽ là những tác phẩm hay hoặc dở đều phụ thuộc vào những gì bạn viết lên trang giấy ấy" - là câu tôi đọc được trên fanpage của một phương pháp giáo dục sớm có hàng chục nghìn người theo dõi.
"Mọi đứa trẻ đều là những cái đầu trống toang toác cần được thêm vào" - là câu tôi vừa mới đọc được trong bài viết chia sẻ của một hotmom cũng có hàng nghìn người theo dõi.
"Mới tí tuổi đầu, biết gì đâu mà đọc sách với chả nghe nhạc" - là câu tôi đã phải nghe không biết bao nhiêu lần từ người thân, hàng xóm thậm chí bạn bè, đồng nghiệp.
Có bao nhiêu cha mẹ và những người lớn vẫn nghĩ rằng, con mình là "tờ giấy trắng", là tụi "vắt mũi chưa sạch thì biết gì?", là những "cái đầu trống toang toác" để ra sức, miệt mài, hăm hở nhồi nhét, lấp đầy cho con trong một cuộc đua hối hả, gấp gáp vì sợ bỏ lỡ mất "giai đoạn vàng", vì bị ám ảnh bởi khát khao con mình cần được "giáo dục sớm"?
Mọi đứa trẻ đều được sinh ra với bộ não của một thiên tài. Hành trình làm cha mẹ không phải là một cuộc chạy đua để lấp đầy cho trẻ, mà là một hành trình để khám phá và tận hưởng những năng lực tiềm ẩn kì diệu của trẻ. (Ảnh minh họa)
Vì con cái sẽ là "tác phẩm" của cha mẹ và cha mẹ thì luôn khao khát một tác phẩm hoàn hảo và đặc biệt, vì thế, dưới danh nghĩa của tình yêu thương, chúng ta sẽ vẽ lên "trang giấy trắng" của mình những tấm thẻ luyện trí não, những lớp học luyện giỏi toán từ nhỏ, những khóa dạy trẻ nói tiếng Anh như gió, hay những trung tâm tôi rèn kĩ năng sống và tất cả những khát khao và kì vọng của chúng ta.
Tôi vẫn tin rằng, điều trẻ nhỏ cần nhất chính là được THẤU HIỂU, sự thấu hiểu của cha mẹ là điều căn cốt để trẻ thể hiện và bộc lộ những năng lực tiềm ẩn kì diệu của mình. Thứ duy nhất để có được sự thấu hiểu, không phải là các công cụ kích hoạt não, các khóa đào tạo làm cha mẹ, các sản phẩm giúp rèn luyện trí thông minh... mà chỉ đơn giản là THỜI GIAN của bố mẹ mà thôi.
Trong một bài viết của mình, chị Phan Linh, tác giả cuốn "Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu"đã chia sẻ một thông tin rất thú vị như sau:
"Năm 1986, tại một số khu làng nghèo nhất ở Kingston Jamaica, một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Tây Ấn đã bắt tay vào thử nghiệm một nghiên cứu khá lớn, mà theo thời gian đã khiến chúng ta thay đổi suy nghĩ về cách giúp một đứa trẻ thành công, đặc biệt là những đứa trẻ phải sống trong cảnh nghèo đói, khó khăn. Các nhà nghiên cứu đã chia các gia đình của 129 trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi thành các nhóm.
- Nhóm đầu tiên được các nhà nghiên cứu được đào tạo thăm 1 tiếng mỗi tuần, người này khuyến khích cha mẹ dành nhiều thời gian hơn để chơi đùa với con cái của họ: đọc sách ảnh, hát bài hát, chơi ú òa...
- Nhóm thứ hai được nhận một số lượng sữa đều đặn mỗi tuần.
- Nhóm thứ ba là nhóm không nhận được gì cả.
Các biện pháp can thiệp kết thúc sau 2 năm, và các nhà nghiên cứu tiếp tục theo dõi những đứa trẻ. Kết quả thu được thật sự gây bất ngờ, sự can thiệp tạo ra khác biệt lớn trong cuộc sống của mỗi đứa trẻ không đến từ DINH DƯỠNG BỔ SUNG, mà đến từ việc khuyến khích, giúp đỡ và tạo cơ hội cho các bậc cha mẹ chơi với con mình. Những đứa trẻ có cha mẹ được hỗ trợ để dành thời gian chơi với chúng nhiều hơn đã phát triển tốt hơn suốt thời thơ ấu; có chỉ số cao hơn thông qua các bài kiểm tra về IQ, EQ; ít có hành vi hung hăng và có khả năng tự kiểm soát tốt hơn. Cho tới thời điểm này, khi đã trưởng thành, họ có khả năng làm việc và kiếm tiền cao hơn 25% mỗi năm so với những đối tượng còn lại."
Một câu chuyện nhỏ nhưng đầy thuyết phục về ý nghĩa của việc cha mẹ có thể dành thời gian cho con trong giai đoạn ấu thơ quan trọng như thế nào.
Thời gian dành cho con của cha mẹ là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự trường thành và trạng thái hạnh phúc của mọi đứa trẻ. (Ảnh minh họa)
Bố mẹ cần thời gian để thích nghi với tính cách của con.
Bố mẹ cần thời gian để chờ đợi con làm việc theo tốc độ của con.
Bố mẹ cần thời gian để lắng nghe từng lời con nói.
Bố mẹ cần thời gian để bao dung với những vụng về của con.
Bố mẹ cần thời gian để con được vui chơi tự do theo cách mà chúng muốn.
Bố mẹ cần thời gian để nhìn vào mắt con, nắm tay và ôm chúng mỗi ngày.
Bố mẹ cần thời gian để ăn bữa ăn ngon lành với con.
Thực sự, lũ trẻ không đợi đến lúc chúng ta rảnh rỗi, đến lúc chúng ta có thời gian để lớn lên. Đứa trẻ nào rồi cũng sẽ lớn lên, chỉ có những bố mẹ sẽ mãi mãi không bao giờ được nhìn thấy con mình đã lớn lên như thế nào và bỏ qua cơ hội để biến sự có mặt của mình trở thành một ký ức đẹp đẽ trong tiềm thức của con mà thôi.
Ai cũng được tạo hóa trao tặng cho 24 giờ mỗi ngày mà, các bố mẹ đang dành bao nhiêu phần trăm món quà đó của mình cho các con?
Theo Helino
Lấy ý kiến trẻ em khi xây dựng văn bản liên quan đến trẻ em Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 36/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em (văn...