Quán quân cuộc thi Jump Start 2020: Cô nữ sinh ‘năng lượng hơi cao quá’
Nguyễn Hà Trang, nữ sinh quán quân cuộc thi Jump Start 2020, cho biết cô bất ngờ với ngôi vị này, bởi những thí sinh khác đều hoàn hảo, trong khi bản thân mình có nhược điểm là “năng lượng hơi cao quá”.
Nguyễn Hà Trang (thứ 3 từ phải sang), quán quân cuộc thi Jump Start 2020 – ẢNH HOÀNG THU THẢO
Tại Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội vừa diễn ra đêm chung kết cuộc thi Jump Start 2020. Đây là cuộc thi năng lực tiếng Anh thường niên dành riêng cho sinh viên khối ngành ngôn ngữ Anh tại Hà Nội, do Trường ĐH Ngoại thương phối hợp với Học viện Tài năng Sao Khuê tổ chức. Cuộc thi năm nay có chủ đề “ Nhà phiên dịch tương lai”, được bắt đầu bởi vòng sơ khảo từ tháng 12.2020, kết thúc vào cuối tháng 1.
Ở vòng thi chung kết có sự hiện diện của top 8 thí sinh xuất sắc nhất đến từ các trường: ĐH Hà Nội, Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội, Thương mại, Ngoại thương. Chung cuộc, Nguyễn Hà Trang, sinh viên năm thứ 3 Khoa tiếng Anh thương mại (Trường ĐH Ngoại thương) đoạt ngôi vị quán quân.
Chia sẻ với Thanh Niên , Trang cho biết, năm ngoái cô đã từng dự thi cuộc thi này, nhưng rồi chỉ được nhận một giải phụ là giải thí sinh được yêu thích nhất. Vì rất thần tượng các anh chị đạt giải cao trong cuộc thi nên Trang quyết tâm năm nay phải dự thi, phải thật “ngầu” được như các anh chị, để được nhận giải cao về chuyên môn. Và cuối cùng ước mơ đã thành hiện thực.
Trang nói: “Đây là một cuộc thi rất khó khăn. Nhưng nó là khó khăn chung với tất cả các thí sinh, bởi chúng tôi sẽ luôn luôn phải tiếp cận đến những vấn đề mới. Mỗi vòng thi lại có một chủ đề khác nhau, yêu cầu các thí sinh phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Riêng tôi tự nhận thấy mình không có lợi thế về chuyên môn khi chỉ mới học năm thứ 3 (thường những thí sinh vào sâu vòng trong học năm 4 – PV). Vì vậy, trước mỗi vòng thi tôi đều tìm hiểu, để ý và tiếp thu những ý kiến của ban giám khảo để chuẩn bị cho phần sau tốt hơn”.
Trang cũng tâm sự, trước khi vào vòng chung kết, cô khá căng thẳng vì hồi hộp quá. Vừa là do lần đầu tiên cô đi giày cao gót, quan trọng nhất là cô không thể nào đoán được diễn giả sẽ nói gì nên rất bối rối. Khi được biết mình lọt vào tốp 3 cùng với 2 thí sinh “đàn chị”, tự nhiên cô thấy đỡ căng thẳng do xác định “mình làm sao bằng 2 chị ấy được!” (á quân 1 Vũ Thị Trà My, sinh viên khoa tiếng Anh thương mại, Trường ĐH Ngoại thương; á quân 2 Nguyễn Thị Trà Giang, sinh viên khoa Sư phạm Anh, Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội).
Trang chia sẻ: “Rất lạ là tôi lại thấy vô cùng phấn khích, bởi tôi đã để ý hai chị từ vòng đầu vì đây là hai chị rất là giỏi. Hai chị ấy đều bản lĩnh và có trải nghiệm đi dịch rồi. Tất nhiên là tôi cũng có trải nghiệm của riêng mình, nhưng cũng chưa thể bằng hai chị ấy được. Vì thế, tôi dự thi trong tâm trạng rất tôi thoải mái, vì nghĩ có thua cũng đáng. Giờ đây, kể cả khi đã chiến thắng chung cuộc, tôi vẫn rất nể và đánh giá rất cao chị My và chị Giang”.
Trang cũng chia sẻ không nghĩ là mình sẽ được quán quân, bởi vì các chị cùng vào tốp 3 luôn luôn có phong độ ổn định, cách làm việc chuyên nghiệp, kiến thức chắc chắn. “Với lại, tôi cũng tự nhận thấy nhược điểm của mình, đúng như ban giám khảo nhận xét là “năng lượng hơi cao quá”.
Video đang HOT
Tôi biết bản thân mình bị dư thừa năng lượng, nhưng tôi rất khó khăn để tiết chế được nguồn năng lượng đấy. Tiếng Việt của tôi vốn cũng không dễ nghe lắm. Nhưng trong quá trình dự thi, tôi đã chăm chú lắng nghe và ghi nhớ sâu sắc các nhận xét của ban giám khảo, không chỉ với tôi mà với các thí sinh khác, để từ đó rút ra kinh nghiệm khi dự thi các vòng sau”, Trang bộc bạch.
Ông Nguyễn Đăng Khuê, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tư vấn và phát triển Sao Khuê, một thành viên ban giám khảo cuộc thi, nhận xét ông vô cùng ấn tượng với khả năng tiếng Anh nói chung và kỹ năng phiên dịch nói riêng của các thí sinh, đặc biệt là Trang, thí sinh đoạt giải quán quân.
“Bạn ấy nổi bật lên giữa một giàn thí sinh mà nhìn chung là đều rất xuất sắc, đều có tiềm năng trở thành phiên dịch viên chuyên nghiệp”, ông Khuê nói.
Dù mới là sinh viên năm thứ 3 nhưng Nguyễn Hà Trang đã có cho mình kha khá “vốn liếng” trong việc chuẩn bị hàng trang trở thành nhà phiên dịch chuyên nghiệp như: được giải khán giả yêu thích nhất của Jump Start 2019; giải khán giả yêu thích nhất chương trình Ielts Face off VTV7; điểm Ielts speaking đạt 8.0; từng sang Thái Lan vừa dạy tiếng Anh, vừa học tiếng Thái Lan.
Cho đến nay, Trang đã có 5 năm kinh nghiệm trong hoạt động dạy học (môn tiếng Anh), tham gia dạy ở hơn 30 trung tâm tiếng Anh; cách đây gần 3 năm, khi vừa thi tốt nghiệp THPT xong cô đã mở ngay lớp dạy ôn thi đại học môn tiếng Anh.
Ngoài ra, Trang tham gia làm phiên dịch (từ dịch sân khấu cho đến dịch ca bin) ở nhiều sự kiện lớn.
Ngành ngôn ngữ Anh hút người học từ chất lượng đào tạo và hấp dẫn ngoại khoá
Tiếng Anh là ngôn ngữ có ảnh hưởng nhất thế giới, Ngôn ngữ Anh là trang bị cần thiết cho mỗi người trong kỷ nguyên hội nhập và Cuộc cách mạng 4.0. Trường Đại học Trà Vinh đang tạo sự hấp dẫn rất riêng.
Một giờ học vui nhộn với giảng viên nước ngoài
Hấp dẫn từ chất lượng
Sức hấp dẫn của ngành ngôn ngữ Anh tại Trường ĐH Trà Vinh đang "hot" vào loại nhất trong các ngành nghề trường này đào tạo. Những câu hỏi việc học tiếng Anh tại trường THPT khác gì so với chuyên ngành ngôn ngữ Anh ở bậc đại học; Sức hấp dẫn khi theo học ngành học này và sự cần thiết phải có tiếng Anh khi tốt nghiệp đã được các sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Trà Vinh giải đáp.
Tăng cường đối thoại trong giờ học
Theo TS Nguyễn Thị Phương Nam, Trưởng khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Trà Vinh: Theo học ngành ngôn ngữ tiếng Anh, ngoài phát triển các năng lực về ngôn ngữ Anh trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng ở các lĩnh vực dịch thuật, giảng dạy ngôn ngữ Anh, hợp tác quốc tế, truyền thông, báo chí, kinh tế, thương mại và dịch vụ. Những tiêu chí và mục đích đó là định hướng đào tạo của Khoa Ngôn ngữ Anh - Trường Đại học Trà Vinh.
Việc tăng cường chất lượng dạy - học là đích đến của khoa. Ngoài giờ học chính khoá, chúng tôi khuyến khích các bạn sinh viên tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Đây cũng là cơ hội để sinh viên thử sức mình từ khâu lên ý tưởng, kế hoạch, tổ chức, biên tập và dàn dựng, đạo diễn, thiết kế poster, truyền thông các hoạt động. Thông qua các tiết mục văn nghệ, sân khấu hóa các hoạt động sẽ giúp sinh viên tăng cường vốn tiếng Anh và khả năng giao tiếp.
Các tình nguyện viên quốc tế tham gia hỗ trợ dạy - học tại khoa
Nếu ở trường cấp ba thường chủ yếu dừng lại ở việc đọc, nghe và làm bài tập ngữ pháp trong đề cương soạn sẵn. Còn theo học chương trình bậc ĐH, sinh viên buộc phải rèn luyện cả bốn kỹ năng quan trọng là nghe, nói, đọc, viết trước khi bước vào những môn chuyên ngành đã giúp học sinh trau dồi được khả năng giao tiếp lưu loát và phát âm chuẩn. Ở đây, học tiếng Anh, bạn có thể trau dồi cho bản thân thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng khác nhau như làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Anh, lên kế hoạch, ý tưởng sáng tạo, tư duy phản biện.
Bạn Lê Thu Liễu, sinh viên lớp đại học ngôn ngữ Anh, khóa 2019, chia sẻ: Ngoài việc cần phải nắm vững bài giảng trên lớp, bổ sung vốn từ và nâng cao năng lực ngữ pháp. Để tăng khả nắng hội thoại, sinh viên sẽ thường xuyên thuyết trình trước lớp với nhiều chủ đề khác nhau. Nhờ đó, kỹ năng nghe nói tiếng Anh, phản biện, phân tích vấn đề... cũng được nâng cao. Các bạn còn có cơ hội thực hiện những dự án liên quan đến chuyên ngành và đặc biệt được học với các tình nguyện viên quốc tế.
Đa dạng các hoạt động
Ngoài những giờ học chuyên môn bổ ích, SV ngành ngôn ngữ Anh của Trường ĐHTrà Vinh còn trải nghiệm nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị và sôi nổi và tích lũy nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời SV. Với ý tưởng khởi nghiệp, quan cafe tiếng Anh English Innovative Coffee (EIC Shop) được Dương Thị Mỹ Quyên, sinh viên lớp Ngôn ngữ Anh khóa 2017 tổ chức. Bạn cho biết: EIC Shop kết hợp giữa việc đao tạo tiếng Anh va kinh doanh cà phê nhằm mang đến cho cộng đồng môi trường giúp nâng cao khả năng tiếng Anh cho mình.
Những cuộc giao lưu trải nghiệm văn hoá bổ ích và lý thú
Bạn trông chờ điều gì nhất khi vào đại học? Bạn có mong muốn mình sẽ được làm quen với nhiều người, tham gia các chương trình thiện nguyện cũng như hoạt động mang tính tập thể cao? Một nơi lý tưởng có thể giúp bạn thỏa sức làm những điều trên, đó là Câu lạc bộ tiếng Anh ESC. Câu lạc bộ tiếng Anh là một trong những CLB lâu đời trong Nhà trường, đã và đang thu hút số lượng lớn sinh viên từ các ngành tham gia tạo cơ hội tốt cho sinh viên tự tin hơn trong giao tiếp, có điều kiện giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nâng cao kĩ năng tiếng Anh của mình.
Đêm hội Get Together- một sân chơi hấp dẫn sinh viên
Còn với bạn Trần Thị Thu Tiên, lớp Ngôn ngữ Anh, khóa 2018, ESC không còn xa lạ đối với những SV đang sinh hoạt và học tập tại Trường ĐH Trà Vinh. Cứ định kỳ mỗi tháng 2 lần, Thu Tiên và các bạn học cùng nhau giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, tham gia trò chơi với nhiều chủ đề đa dạng.
Đúng như cái tên, ESC là điểm hẹn học thuật đầy thú vị, tập hợp những con người luôn tỏa ra nguồn năng lượng tích cực, sôi nổi, đầy cá tính và không kém phần sáng tạo. Đặc biệt, tất cả các hoạt động đều sử dụng tiếng Anh, đến với ESC mọi người đều có cơ hội cải thiện kỹ năng giao tiếp và nâng cao vốn sống.
Đêm hội Get Together là chương trình văn nghệ thường niên của Khoa Ngoại ngữ nhằm mục đích khuyến khích, tạo sân chơi bổ ích và khơi gợi niềm đam mê hứng thú trong việc học và sử dụng tiếng Anh trong SV. Bạn Nguyễn Ngọc Thảo, lớp Ngôn ngữ Anh khoá 2017 cho biết: "Get Together" la một liveshow độc đao, hoành tráng với hang loạt những bai hat, tac phẩm kinh điển. Hoạt động này không chỉ giúp SV trau dồi kỹ năng nói tiếng Anh mà còn giúp các bạn có thêm fon văn hoá thông qua những nhân vật, vai diễn từ kịch kinh điển phương Tây.
Tìm ra Quán quân cuộc thi "Tìm kiếm người dẫn chương trình I M C 2020" "Tìm kiếm người dẫn chương trình - I M C 2020" là một sân chơi dành cho các bạn sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc có sự yêu thích, niềm đam mê trở thành một người dẫn chương trình chuyên nghiệp. Đây là năm thứ 2 chương trình diễn ra do CLB Đại sứ Văn Hiến, trường ĐH...