Quận Phú Nhuận tái lập Bệnh viện điều trị COVID-19, kết hợp đông – tây y
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, quận Phú Nhuận (TP.HCM) quyết định thành lập Bệnh viện điều trị COVID-19 với quy mô 350 giường, đồng thời kích hoạt lại 13 trạm y tế lưu động trên địa bàn.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức (phải) trao quyết định thành lập Bệnh viện điều trị COVID-19 Phú Nhuận cho đại diện ban lãnh đạo bệnh viện – Ảnh: CẨM NƯƠNG
Sáng 3-12, quận Phú Nhuận khánh thành Bệnh viện điều trị COVID-19 số 3B. Bệnh viện được thành lập trên cơ sở triển khai mở rộng, cải tạo, sửa chữa cơ sở thu dung cách ly hiện có trước đó, với quy mô 350 giường (bao gồm 45 giường hồi sức cấp cứu).
Viện Y dược học dân tộc sẽ phụ trách công tác chuyên môn, đây là bệnh viện có kết hợp Đông – Tây y trong điều trị cho bệnh nhân COVID-19 mức độ vừa và nặng trên địa bàn TP.
Trước đó, Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 Phú Nhuận số 1 vừa kết thúc hoạt động vào ngày 31-10 để hoàn trả cho nhà trường chuẩn bị đón học sinh trở lại.
Tiếp quản điều hành Bệnh viện điều trị COVID-19 3B với vai trò giám đốc, BS CKII Nguyễn Thanh Tuyên – phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc – cho biết điểm mới trong việc điều trị ở Bệnh viện 3B là kết hợp Đông – Tây y trong điều trị người bệnh.
Video đang HOT
“Phối hợp phương pháp không dùng thuốc, như xông hơi, điều trị về tinh thần kết hợp tập vật lý trị liệu, cách điều trị này trước đó nhận được phản hồi tích cực của người bệnh. Thời gian tới sẽ có thêm nguồn lực tăng cường từ Sở Y tế, từ các đơn vị bạn trong khối y học cổ truyền cùng phối hợp, để công tác điều trị bệnh nhân được tốt nhất”, ông Tuyên chia sẻ.
Nói về bài học kinh nghiệm sau quá trình công tác ở Bệnh viện dã chiến Phú Nhuận vừa qua, ông Tuyên cho rằng khi tiếp nhận bệnh nhân cần có sự nhận định đánh giá tình trạng bệnh đúng, mạnh dạn phối hợp các phương pháp điều trị, không chỉ đảm bảo sức khỏe thể chất, mà còn là tinh thần cho bệnh nhân.
Không chỉ triển khai bệnh viện chuyên điều trị, quận Phú Nhuận còn kích hoạt lại 13 trạm y tế lưu động, các tổ phản ứng nhanh và tổ quản lý cung cấp oxy trên địa bàn.
BS CKII Nguyễn Thanh Tuyên (bìa trái) hướng dẫn đoàn lãnh đạo TP tham quan, kiểm tra các khu vực tại bệnh viện – Ảnh: CẨM NƯƠNG
Các trang thiết bị, máy móc và bình oxy được trang bị sẵn sàng cho công tác tiếp nhận và điều trị – Ảnh: CẨM NƯƠNG
TP.HCM gia hạn thí điểm, cho phép hàng quán ăn uống hoạt động qua đêm
Các cơ sở kinh doanh ăn uống ở TP.HCM được hoạt động theo cấp độ dịch, không giới hạn thời gian đóng cửa hàng quán, thí điểm đến cuối năm 2021.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng vừa có quyết định tiếp tục thí điểm cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động đến hết ngày 31.12.2021. Đồng thời, hàng quán phải tuân thủ các điều kiện đã nêu tại điểm a, điểm c, mục 1 Công văn số 3818 ngày 16.11 của UBND TP.HCM.
Cụ thể, các cơ sở phải đáp ứng quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn.
TP.HCM tiếp tục cho thí điểm kinh doanh ăn uống tại chỗ đến cuối năm 2021. Ảnh LÊ HỒNG HẠNH
Hàng quán được hoạt động theo từng cấp độ dịch. Đối với địa bàn cấp độ 1 (nguy cơ thấp) và cấp độ 2 (nguy cơ trung bình), cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động bình thường mới.
Đối với địa bàn cấp độ 3 (nguy cơ cao), cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phục vụ ăn, uống tại chỗ không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm; đồng thời không được bán, không để khách sử dụng đồ uống có cồn.
Riêng với địa bàn cấp độ 4, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán mang đi, không phục vụ ăn, uống tại chỗ.
Quyết định mới của UBND TP.HCM không còn giới hạn thời gian hoạt động đến 22 giờ như cách đây nửa tháng. Điểm mới này được kỳ vọng giúp các cơ sở kinh doanh ăn uống cải thiện doanh thu.
UBND TP.HCM yêu cầu tăng cường kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ đồ uống có cồn không đúng quy định; xử lý nghiêm đối với những trường hợp không chấp hành đúng quy định trong phòng, chống dịch Covid-19.
Sau thời gian thí điểm, chính quyền các quận, huyện và TP.Thủ Đức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm gửi Sở Công thương để tổng hợp, đề xuất thành phố.
Quán ăn ở TP.HCM không bị khống chế thời gian đóng cửa trước 22 giờ như nửa tháng trước. Ảnh CTV
Đây là lần gia hạn thí điểm thứ 2 của UBND TP.HCM đối với hoạt động kinh doanh ăn uống phục vụ tại chỗ.
Trước đó, từ ngày 28.10, TP.HCM cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống được phép phục vụ tại chỗ, phục vụ tối đa 50% công suất, không phục vụ đồ uống có cồn; riêng Q.7 và TP.Thủ Đức được phục vụ đồ uống có cồn. Thời gian thí điểm đến ngày 15.11.2021.
Sau đó, ngày 16.11, TP.HCM tiếp tục gia hạn thí điểm đến hết ngày 30.11, cho phép hàng quán được hoạt động theo cấp độ dịch, đóng cửa trước 22 giờ.
Tài xế xe thanh long mòn mỏi chờ phía Trung Quốc trả xe Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện chỉ có 4/12 cửa khẩu ở Lạng Sơn giáp biên giới Trung Quốc hoạt động. Khi xe chở thanh long vào cửa khẩu phải thay bằng tài xế Trung Quốc, sau đó họ mới quay lại trả xe cho tài xế VN. Ngày 3.12, Sở Công thương Bình Thuận cho biết vừa có văn bản gửi...