Quán phở ở Nhật của cô gái người Việt
Nguyễn Bảo Ngọc mở quán phở tại Nhật với tiêu chí sạch sẽ, thiết kế giản dị, món ăn chỉn chu, trình bày đẹp.
Nguyễn Bảo Ngọc, sinh năm 1984, hiện sống tại TP Tsukuba, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Năm 2018, Ngọc cùng gia đình theo chồng chuyển từ Đức sang Nhật để làm việc, tại đây cô và chồng cùng mở quán phở với mong muốn lan tỏa văn hóa ẩm thực Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Ngọc cho biết cô là người Hà Nội và sang Đức ở năm 14 tuổi. Vào những ngày cuối tuần, gia đình cô rất thường hay nấu phở, món ăn thân thuộc và đi sâu vào tiềm thức của cô nên khi mở quán, cô nghĩ đến phở đầu tiên.
Cô cho biết người nước ngoài mở quán ăn tại Nhật cần có thị thực vĩnh trú, theo quy định người được cấp thị thực này phải có thời gian sống và làm việc tại Nhật Bản 10 năm trở lên. Một năm trước khi Ngọc sang Nhật, chồng cô là nhà khoa học ở Đức, được Chính phủ mời sang làm việc tại TP Tsukuba và anh được cấp thị thực này.
“Quán mình nho nhỏ, phục vụ tầm 40 khách, khi mở quán thì chính quyền sẽ đến kiểm tra từ thiết kế đến vệ sinh, quán có tủ lạnh, đủ bồn rửa tay, máy nước nóng, đường cống thoát nước hoạt động bình thường… khi mọi thứ ổn thỏa họ mới cho mình giấy phép kinh doanh, thời gian cũng rất nhanh, chỉ khoảng vài tuần”, Ngọc kể.
Ngọc là người Hà Nội, chồng cô là người Sài Gòn, món phở tại quán cũng hòa quyện giữa miền Nam và Bắc. Trong ảnh là vợ chồng Ngọc tại quán phở ở TP Tsukuba. Ảnh: NVCC
Tsukuba là một thành phố khoa học, có nhiều cơ sở giáo dục và thương mại, các văn phòng, viện thử nghiệm, viện nghiên cứu. Nơi này không đông đúc hay đắt đỏ như ở Tokyo, nhưng để tìm thuê được một mặt bằng ưng ý là điều không dễ. Vợ chồng Ngọc mất khoảng 3 tuần để sửa sang quán và không có nhiều tiền để thuê người làm, đúng lúc diễn ra Tuần lễ Vàng tại Nhật, đồng nghiệp của chồng cũng là nhà khoa học người Việt đang công tác tại TP Tsukuba được nghỉ và đến giúp sức với gia đình cô. Để cảm ơn sự đóng góp của mọi người, chồng cô đặt tên quán là Doctor Phở.
Ngày khai trương, vợ chồng Ngọc thức từ 0h để nấu phở, nồi điện được cô nhập từ Việt Nam sang chứa gần 100 lít nước dùng với khoảng 20 kg xương bò và 15 kg thịt. Cô nói hai vợ chồng đã nấu phở rất nhiều lần trong đời nhưng đây là lần đầu tiên họ nấu cho nhiều người ăn nên khá hồi hộp và thấy mình thật liều lĩnh.
“Thời điểm mở quán là khoảng 2 tháng mình chuyển từ Đức sang Nhật sống nên không biết nhiều tiếng Nhật, chỉ kịp học chào, cảm ơn và tính tiền cho khách. Rất may hôm khai trương mọi việc diễn ra suôn sẻ, khách Nhật đến xếp hàng chờ mua phở làm mình rất vui”, Ngọc nhớ lại.
Video đang HOT
Để nấu tô phở đúng điệu, Ngọc nhập gia vị từ Việt Nam sang Nhật, cô không dùng phụ gia tạo mùi mà vẫn nấu với nước mắm, gừng nướng, hành nướng, thảo quả, quế, hồi… cô thử nhiều loại phở khô khác nhau rồi chọn bánh phở có sợi mềm, dai mà nấu. Thịt bò ở Nhật có giá khá cao nên Ngọc thay thế bằng thịt bò Mỹ. Riêng với nước dùng, Ngọc thấy tâm đắc vì chọn được loại xương ngon để nấu. Theo cô, xương bò tại Nhật sạch, trắng và có mùi thơm, chỉ cần rửa sạch rồi nấu sôi thì nồi nước dùng đã ngon và có rất ít bọt.
“Hồi còn ở Đức, xương bò mình mua về thường có mùi hôi, xong phải ngâm, đun nhiều giờ rồi lọc lại rất mất thời gian, còn ở Nhật xương bò ngon như vậy nên chỉ cần đun 5-7 giờ là nồi phở đã ngọt nước, đậm đà và thơm”, cô chia sẻ.
Tô phở bò tại quán có giá 650 JPY (khoảng 140.000 đồng). Ảnh: @ magenta_yoko/Instargam
Khi kinh doanh quán ăn tại Nhật, Ngọc thấy mình cần phải thay đổi trong khâu tiếp thị sản phẩm, những tô phở, món ăn của cô đều không trang trí ớt vì người Nhật không giỏi ăn cay: “Để một vài lát ớt đỏ lên trên thì tô phở sẽ đẹp hơn nhưng người Nhật sẽ nghĩ đây là món cay và họ có thể không ủng hộ, thế là tương ớt mình sẽ để riêng bên ngoài, ai muốn ăn họ sẽ thêm vào. Mình cũng có ớt tươi để phục vụ cho khách Việt”. Cô cũng nói thêm, người Nhật coi trọng vệ sinh, quán ăn sạch, trang trí giản dị, món ăn chỉn chu, trình bày đẹp là điều quan trọng với họ.
Bên cạnh món phở bò truyền thống, Ngọc cũng bán thêm món phở gà trộn tương tự như món mì lạnh của Nhật nhưng nước sốt trộn lại rất Việt Nam, có tương đen, xì dầu pha tỏi, đường, một ít ớt và giấm. Sợi phở mềm chần qua nước lạnh thêm thịt đùi gà, rau thơm và dưa chuột thái sợi ăn rất mát.
Trước khi mở quán phở, Ngọc là nhân viên văn phòng tại Đức, cô thích nấu ăn và không có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh. Sau 2 năm bán phở tại Tsukuba, gia đình Ngọc đã mở thêm một quán mới ở Tokyo và có một chiếc xe bán hàng lưu động. Mong ước của vợ chồng cô là có thể mở được một chuỗi cửa hàng phở tại Nhật.
“Kinh doanh ở nước ngoài rất cần sự nỗ lực và đồng hành cùng nhau, mình và chồng rất mong sẽ có một khu chợ người Việt tại đây để không chỉ riêng chúng mình bán phở mà người khác cũng có thể kinh doanh mặt hàng khác, quảng bá nhiều hơn văn hóa và ẩm thực Việt Nam ra thế giới”, Ngọc bày tỏ.
Phở Hà Nội, món ăn gắn bó bao thế hệ người Thủ đô
Hà Nội được biết tới với nhiều nét đẹp của ba mươi sáu phố phường cổ kính, với mười hai mùa hoa nồng nàn, kiều diễm, những địa điểm check-in ấn tượng...
Và hương vị khiến người ta lưu luyến Hà Nội chính là phở. Trong một ngày trời se lạnh khi đông đang về, được ngồi tại một quán phở xì xụp từng thìa nước dùng nóng hổi và thưởng thức bánh phở dẻo ngon, mềm mịn thì còn gì vui thú bằng. Nếu có bạn bè, đối tác sắp đến Hà Nội, đừng quên mời họ món phở truyền thống Hà Nội.
Chẳng ai biết phở Hà Nội có từ bao giờ, chỉ biết món ăn này đã gắn bó cùng bao thế hệ người Thủ đô.
Phở Hà Nội khiến người ta nhớ thương lưu luyến đất Thủ đô
Từ một món ăn giản dị có thể thưởng thức ở bất cứ đâu, phở Hà Nội đã từng bước ghi dấu ấn trong lòng người yêu ẩm thực.
Phở Hà Nội có cả hàng chục loại khác nhau nhưng tựu chung lại thì có 3 "trường phái" chính: Phở tái chín truyền thống, phở tái lăn hoặc sốt vang đầy đặn và phở cuốn thanh mát.
Phở cuốn
Đây là món ăn thanh mát, ăn khi còn nóng hoặc ăn nguội đều rất ngon. Yếu tố quyết định vị ngon của phở cuốn nằm ở nước chấm. Được pha chế từ nước mắm truyền thống, kết hợp với đu đủ ngâm, cà rốt và một chút tương ớt tự làm theo tỷ lệ hài hòa là bí quyết của nước chấm phở cuốn ngon.
Nơi thưởng thức phở cuốn Hà Nội là phố Ngũ Xã, quận Ba Đình. Đến con phố này bạn có thể thấy cảnh cả dãy phố đều bán phở cuốn, khách ta khách Tây qua lại đông vui như trẩy hội.
Phở cuốn là món ăn thanh mát, ăn khi còn nóng hoặc ăn nguội đều rất ngon
Phở tái lăn
Phở tái lăn là một món ăn thú vị của Hà Nội. Thịt bò được xào nóng hổi trên chảo nóng với tỏi đã phi thơm rồi mới cho vào bát phở. Chủ quán chỉ cần chan thêm nước dùng được ninh bằng xương bò hàng giờ đồng hồ là sẽ có ngay một tô phở thành phẩm. Thưởng thức mới thấy thịt vừa chín tới, ngon ngọt mọng nước. Hành thì chín vừa, không còn mùi hăng mà vẫn dậy hương thơm hấp dẫn.
Sự nóng hổi, cái vị béo ngậy và nước dùng đục mờ là những đặc trưng của phở tái lăn. Nếu muốn nếm thử món ăn này, bạn có thể đến các quán phở truyền thống ở đường Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, để thưởng thức phở tái lăn
Sự nóng hổi, cái vị béo ngậy và nước dùng đục mờ là những đặc trưng của phở tái lăn.
Phở tái chín
Phở tái chín có thịt bò được chần vừa chín tới, vẫn còn vị ngọt đặc trưng, nguyên bản không thêm gia vị. Hành được chần phần đầu trắng chín tới, vị giòn ngọt không hăng còn phần lá xanh thì chín vừa đủ ăn. Nước dùng trong vắt là đặc trưng của phở Hà Nội tái chín mà cũng là niềm tự hào của người chế biến. Phải bỏ rất nhiều công sức hầm xương ngày đêm, cộng với việc nêm nếm gia vị theo công thức bí truyền thì mới được nồi nước dùng trong vắt, ngọt lịm đầy say mê.
Bạn có thể đến các phố như Bát Đàn, Hàng Trống, Phùng Hưng hay Quang Trung để nếm thử món ăn đã gắn bó hàng thập kỷ với Thủ đô này.
Phở chín với vị ngọt đặc trưng, nguyên bản.
Phở - Gói văn hóa Việt vươn tầm thế giới Việc đưa bát phở Việt vươn tầm, không đơn thuần là giới thiệu món ăn tiêu biểu của Việt Nam mà còn gửi gắm tới bạn bè 5 châu về tinh hoa văn hóa và con người của dải đất chữ S. Từ 1 đất nước nhỏ bé, Phở - một món ăn đậm quốc hồn quốc túy của Việt Nam đã có...