Quán ốc kỳ lạ ở Hà Nội – Suốt 20 năm chủ quán và khách hàng chẳng bao giờ nói với nhau nửa lời
Quán được biết đến với món ốc nóng vô cùng thơm ngon, thế nhưng đây là một quán ốc vô cùng đặc biệt khi cả người bán lẫn người mua đều giao tiếp với nhau bằng cử chỉ.
Nằm trên con phố ẩm thực Tống Duy Tân, quán ốc nhỏ với đặc trưng ốc nóng vô cùng hút khách dường như là địa chỉ dừng chân cho những ai yêu thích món ăn dân giã này.
Với những người say mê ẩm thực Sài thành, quán ốc của cô Khánh, chú Hùng là một địa chỉ vô cùng quen thuộc để có thể thõa cơn thèm ốc mỗi buổi chiều.
Quán ốc cô Khánh là địa chủ yêu thích của nhiều người.
Quán cóc nhỏ lôi cuốn thực khách bởi vị béo ngậy của những con ốc quyện lẫn với thức nước chấm đặc trưng. Người ta vẫn thường bảo nhau rằng, đến ăn ốc ở quán cô Khánh là một trải nghiệm vô cùng thú vị khi tất cả chủ quán lẫn người phục vụ ở đây đều là người khiếm thính.
Họ không thể trao đổi với khách hàng bằng lời nói nên buộc lòng họ phải dùng ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt. Có lần, chị đồng nghiệp cùng từng nói chuyện về quán ốc này khi đưa cậu con trai nhỏ ghé quán. Cậu bé mới chỉ lên lớp 1 đã khóc nức nở khi nghe rằng chủ quán lẫn nhân viên đều là những người khiếm thính.
Những con ốc đã được sơ chế vô cùng sạch sẽ.
Dường như, việc trao đổi với nhau bằng cử chỉ đã là điều vô cùng quen thuộc nên khách ghé quán “cứ theo lệ mà làm”. Tất cả đều dùng tay hoặc chỉ tay và tấm bảng in sẵn để gọi món. Nhiều người ghé quán lần đầu chắc hẳn sẽ cảm thấy bỡ ngỡ nhưng sẽ dễ dàng quen ngay vì sự phục vụ nhiệt tình và cô cùng thân thiện của chủ quán.
Ở quán ốc cô Khanh, ốc mít và ốc vặn là 2 món nổi tiếng nhất. Nước chấm vô cùng đặc trưng dường như là thứ níu chân thực khách quay lại. Thông thường, mỗi suất ốc có giá từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng gồm 1bát ốc, 1 bát nước chấm, 1 bát sung ăn kèm.
Video đang HOT
Nguyên liệu được chuẩn bị vô cùng sạch sẽ để cô Khánh pha chế nước chấm.
Điểm vô cùng đặc biệt tại đây nữa là nếu thực khách nào có nhu cầu sẽ được phục vụ thêm một bát nước ốc kèm theo. Trà đá tại đây cũng là miễn phí.
Không thể giao tiếp bằng lời nói như người bình thường được nên khi thanh toán, nhân viên của quán cũng sử dụng tay để ra kí hiệu cho khách. Thường với những bàn ăn ít món, nhân viên sẽ ra kí hiệu bằng tay để báo giá cho thực khách.
Được biết, trước đây lúc còn trẻ, cô Khánh gồng gánh mưu sinh bằng nghề bán miến cua dạo trên phố cổ. Sau một lần bạo bệnh, do phải uống thuốc và điều trị kháng sinh quá liều nên cô Khánh hoàn toàn mất đi khả năng nghe.
Quán cô Khánh lúc nào cũng vô cùng đông khách.
Dường như, không chịu đầu hàng với số phận, một thời gian sau, người dân khu phố lại thấy cô Khánh trở lại với gánh miến cua nhưng hàng quán lại vô cùng ế ẩm. Một phần vì ế ẩm, một phần vì sức khỏe yếu dần nên cô chuyển qua bán ốc.
Thời điểm đầu quán ốc mở ra, khách hàng còn vô cùng thưa thớt, mọi thứ còn vô cùng khó khăn khi mọi giao tiếp đều rất hạn chế. Sau đó, “phát minh” viết tên các món ăn lên biển rồi treo lên đã khiến quán buôn bán khởi sắc hơn và dần dần người tìm đến ủng hộ nhiều hơn.
Điểm níu chân thực khách ghé quán không phải vì thương hại mà vì chất lương của những món ốc của cô Khánh. Mỗi sáng, cô Khánh thường thức dậy rất sớm để đi chợ chọn mua ốc cùng những nguyên liệu. Sau đó, ốc được chọn lựa kỹ. Cô Khánh còn chế biến ra thứ nước chấm đặc trưng mà chỉ quán của cô mới có.
Món ốc vô cùng hấp dẫn.
Tiếng lành đồn xa, giờ đây, quán ốc nhỏ của gia đình cô đã trở thành điểm đến của nhiều thực khách. Sau đó, gia đình cô Khánh quyết tâm nhận những người khiếm thính giống như mình vào làm ở quán.
20 năm trôi qua, hương vị quán ốc của cô Khánh dường như vẫn giữ nguyên như ngày nào. Khách hàng lẫn chủ quán vẫn dành cho nhau những nụ cười tươi như bày tỏ những lời mà họ muốn nói.
Quán hủ tiếu ngon "nổi đình nổi đám" ở đất Sài thành
Hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu mì cật, hủ tiếu Nam Vang... là những địa chỉ nhất định bạn phải ghi nhớ nếu trót phải lòng món hủ tiếu khi đến Sài thành.
Quán hủ tiếu Mỹ Tho 7 thập kỷ
Nằm trên đường Tôn Thất Thiệp, trung tâm quận 1, quán hủ tiếu Mỹ Tho Thanh Xuân khá nhỏ, không gây chú ý người đi đường. Tuy nhiên, điều khiến khách vãng lai phải lập tức dừng lại căng mũi hít hà chính là mùi thơm tỏa ra từ nồi nước lèo.
Không giống hủ tiếu Sài Gòn chỉ có thịt heo, xương heo, hủ tiếu Mỹ Tho gần giống với hủ tiếu Nam Vang nhưng khác vị. Hầm từ xương heo và một số loại củ theo công thức gia truyền, nước lèo hủ tiếu Mỹ Tho có màu vàng nhạt, luôn tỏa mùi thơm và vị ngọt tự nhiên. Sợi hủ tiếu Mỹ Tho hơi đục, hơi dễ vỡ nhưng khi nhai, người ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của tinh bột. Khi đến quán, người ăn có thể gọi hủ tiếu nước hoặc hủ tiếu khô.
Vẫn sợi hủ tiếu được trụng mềm cho vào tô, xếp lên trên là xá xíu heo, tôm, gan heo, tim heo, thịt cua, nếu khách ăn nước, chủ quán sẽ chan nước lèo và sốt thịt bằm vào. Riêng hủ tiếu khô, nước lèo được để riêng, phần hủ tiếu trong tô sẽ được chế loại sốt "gia truyền" rồi trộn đều lên.
Quán Hủ tiếu mỳ cật
Quán nằm tại số 62 Trương Định, phường Bến Thành, quận 1, nổi tiếng và có từ lâu đời, tuy không gian hơi nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách. Bát hủ tiếu đầy đặn, sợi dai được làm trong suốt như bột lọc, thực khách có thể lựa chọn ăn cùng thịt nạc, xí quách, thịt băm, hay thập cẩm đều rất lạ miệng.
Hủ tiếu có hai loại khô và nước. Nếu bạn không thích tim cật có thể gọi thay thế bằng thịt băm. Cật ở đây được cắt mỏng, làm sạch, khâu sơ chế kỹ càng, nên không hề có mùi hôi tanh. Nước lèo ngọt đậm đà, thêm hành lá cùng sa tế cay khiến cho bát mì càng có sức hút hơn. Giá cả khá hợp lý từ 40.000 đến 50.000 đồng.
Hủ tiếu Nam Vang Ba Hoàng
Quán không biển hiệu, nhưng luôn đông khách nằm trong hẻm 46 Võ Văn Tần, có nguồn gốc từ Campuchia. Hủ tiếu Nam Vang hay hủ tiếu xương ở đây đều rất ngon.
Thưởng thức hủ tiếu Nam Vang có hai cách là dùng nước và khô. Tô hủ tiếu nước nghi ngút khói với thịt bằm, thịt thái mỏng cùng tim, gan thơm lừng mùi tỏi phi có lẽ là cách thưởng thức phổ biến nhất. Chủ quán có thay đổi chút ít so với nguyên bản để làm hài lòng khách thập phương: phần nhân có thêm tôm, rau thì thêm cần, tần ô (người Nam Vang chỉ ăn giá và xà lách). Thích nhất là mấy miếng tóp mỡ trong tỏi phi cùng rau thơm, thêm xì dầu, vắt chanh vào rất vừa miệng. Giá mỗi bát khoảng 50.000 đồng.
Hủ tiếu mỳ Hoành Thánh
Thực khách sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng khi thưởng thức hủ tiếu mỳ tại đây. Không gian quán khá sạch sẽ và luôn đông đúc. Hủ tiếu mềm, nước dùng được ninh từ xương ống nên có vị ngọt thanh, không phải vị ngọt từ hạt nêm. Tùy khẩu vị của từng người nên gọi kèm thịt bằm hay trứng non. Quán có địa chỉ tại 44 Lê Quốc Hưng, quận 4.
Gợi ý cho bạn, quán còn bán tô hủ tiếu sườn non nóng hổi, sợi hủ tiếu dai, miếng sườn lớn, sườn ninh mềm, không bị khô. Thực khách đến ăn khá đông đã nói lên chất lượng hủ tiếu và nhân viên phục vụ thân thiện, nhiệt tình. Giá giao động trong khoảng 30.000 đến 55.000 đồng/bát.
Hủ tiếu mì sườn Lò Siêu
Quán mì nổi tiếng tại số 105 Lò Siêu, quận 11, mở cửa từ 6h sáng đến 11h30 trưa. Hủ tiếu mì ở đây rất được lòng thực khách bởi dẻ sườn khá dài, được hầm nhừ mềm. Sườn ở đây hầm rất khéo và chuẩn không bị dai cũng không rút hết thịt mà bên trong mềm. Sợi mì mềm mịn dai dai mà lại không bị khô cứng.
Không gian quán đơn giản, nhưng điểm nổi bật để thu hút khách hàng chính là chất lượng của hủ tiếu. Mỗi bát đều có sườn nạc, thịt mềm, sần sật, sườn chấm với nước chấm gừng thơm thơm. Giá cả từ 30.000-55.000 đồng/bát.
Ba đặc sản nước ngoài nổi tiếng ở Sài Gòn Giữ nguyên vị và lâu năm là những ưu thế khiến chè Campuchia, cháo Tiều, hay mì vịt tiềm hút khách ở Sài Gòn. Không thể phủ nhận sự nổi tiếng của ba món ăn dưới đây đối với người sành ăn ở Sài Thành. Chè Campuchia Đối với người chưa thử ăn thì những sợi mì vàng làm từ lòng đỏ trứng...