Quân Mỹ “muốn khóc” vì hệ thống tác chiến điện tử Nga ở Syria
Hệ thống tác chiến điện tử của Nga ở Syria đã chứng minh được tính vượt trội của mình so với Mỹ. Lí do là gì?
Ở Ukraine và Syria, quân đội Nga đang sử dụng các thiết bị điện tử tối tân để làm nhiễu sóng máy bay không người lái và chặn đứng khả năng giao tiếp trên chiến trường của các đơn vị chiến đấu – khiến Mỹ phải rơi vào tình cảnh khốn đốn.
Tín hiệu gây nhiễu đến vào những thời điểm khác nhau, cách thức riêng biệt. Quân đội Ukraine cũng như các máy bay không người lái do Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sở hữu đều lâm vào tình cảnh tương tự: quân đội Nga đang đẩy họ vào thế phải “dò dẫm tìm đường”.
Hệ thống tác chiến điện tử hiện đại Krasukha-4 của Nga
Đó chỉ là một tính năng của hệ thống tác chiến điện tử hiện đại phía Nga sử dụng khiến quân đội Mỹ phải giật mình. Đối diện với hệ thống hiện đại được sử dụng ở Ukraine và sau này là Syria – những thiết bị như Krasukha-4, máy làm nhiễu radar và máy bay chiến đấu – các sĩ quan quân đội Mỹ đã phải thừa nhận rằng họ đang rất vất vả để liên lạc với nhau.
Hệ thống Krasukha-4 được thiết kế để hạ gục các mục tiêu trên không như máy bay không người lái hoặc tên lửa dẫn đường radar thông qua phương pháp gây nhiễu điện từ. Thậm chí, nó còn đủ mạnh để vô hiệu hóa các vệ tinh do thám bay ở quỹ đạo thấp của trái đất cũng như phá hủy vĩnh viễn hệ thống vô tuyến điện tử của mục tiêu.
Một góc nhìn khác của hệ thống Krasukha-4
Video đang HOT
Tầm tác chiến hiệu quả của Krasukha-4 đạt từ 150km tới 300 km. Tuy nhiên, nó nằm trên một hệ thống di động nên Nga có thể thay đổi linh hoạt vị trí của Krasukha-4. Thiết bị này được coi là sát thủ của hệ thống chiến tranh điện tử đối phương.
Hệ thống này không chỉ có khả năng che giấu các hoạt động của quân đội Nga mà còn theo dõi vũ khí NATO cũng như hệ thống điện tử mà khối quân sự này sử dụng. Từ đó, Krasukha-4 dễ dàng vô hiệu hóa hoặc làm gián đoạn quá trình thu thập thông tin tình báo của đối phương. Máy bay không người lái do thám là mục tiêu dễ bị tổn thương nhất bởi Krasukha-4.
Đại úy Ben Hodge chỉ huy một đơn vị lính Mỹ tại châu Âu đã nói rằng hệ thống tác chiến điện tử tại Ukraine của Nga làm ông “muốn khóc”. Một sĩ quan khác là Ronald Pontius khẳng định, “không thể nghi ngờ rằng chúng ta đang tụt hậu so với nhu cầu tác chiến đòi hỏi”.
Chiến tranh điện tử bắt đầu được chú ý từ khi Nga tiến vào lãnh thổ Crimea mùa xuân năm 2014. Ngay khi quân đội Nga có mặt tại khu vực này, quân đội Ukraine phát hiện rằng radio, điện thoại không thể sử dụng được. Tổ chức OSCE thông báo rằng các máy bay không người lái lượn trên bầu trời miền Đông Ukraine “trở thành mục tiêu làm nhiễu sóng” và buộc phải hủy nhiệm vụ giữa chừng.
Đại tá Jeffrey Church, chủ nhiệm phòng tác chiến điện tử quân đội Mỹ trả lời phỏng vấn báo Foreign Policy: “Họ (quân đội Nga) có nhiều trung đội, tiểu đoàn, lữ đoàn tham gia vào nhiệm vụ tác chiến điện tử”. Những đơn vị đó “sử dụng thiết bị tác chiến điện tử riêng biệt, lệnh chỉ huy tác chiến riêng biệt,” ông nói.
Hiện tại trong một tiểu đoàn của quân đội Mỹ thường giao 2 lính phụ trách nhiệm vụ tác chiến điện tử, và họ “phải làm việc 24 giờ liên tục” chống lại các kẻ thù được trang bị hiện đại. Công việc bao gồm lập kế hoạch, hợp tác với các đơn vị tiểu đoàn khác, đảm bảo máy làm nhiễu và phương tiện liên lạc thông suốt. “Như thế là quá nhiều việc cho 2 người”, đại tá Church khẳng định. “Làm sao có thể duy trì một cường độ làm việc hiệu suất cao để chống trả quân thù được?”
Nhìn vào khả năng tác chiến của Moscow, Phòng nghiên cứu quân sự quốc tế Mỹ đánh giá Nga “sở hữu các trang thiết bị tác chiến điện tử hiện đại và tăng dần về số lượng; các chỉ huy và lãnh đạo hiểu được tầm quan trọng của những thiết bị này”. “Khả năng che mắt hoặc ngăn chặn giao tiếp, liên lạc giúp nắm lợi thế lớn trên chiến trường khi chiến đấu với những kẻ thù mạnh hơn.”
Hệ thống tác chiến điện tử của Ukraine quá thô sơ nên không thể so sánh được với các thiết bị hiện đại phía quân đội Nga sử dụng. Ông Dmitry Gorenburg, một nhà khoa học cấp cao thuộc tổ chức CNA đánh giá, “đây không phải là sự khiêu khích nhằm vào Ukraine, NATO mà thực ra là nhằm vào đối thủ khác đáng gờm hơn.”
Dù quân đội Mỹ đã cố gắng cập nhật và trang bị hệ thống tác chiến điện tử nhưng có vẻ tiến trình còn mất kha khá thời gian. Trong khi đó, đại tá Church nói rằng binh sĩ cần phải được tập huấn trong một cuộc chiến hoàn toàn mới – một thế trận phụ thuộc nhiều hơn vào các vũ khí điện-từ hiện đại là chủ lực của quân đội Nga trong tương lai gần.
“Chúng ta phải thử thách bản thân hơn nữa thôi,” đại tá Church nói. “Phải tập luyện như thể ngày mai đi chiến đấu vậy…Hiện tại thì vẫn chưa ổn chút nào!”.
Theo Danviet
Nga và cuộc "chiến tranh không tiếp xúc" với Mỹ-NATO
Có cảm giác như trong tác chiến điện tử, Nga đã có bí quyết gì mới đi trước MỹNATO và thế giới.
Nga đi trước một phát minh, hay công nghệ gì đó đột phá trong thế kỷ XXI này khiến họ rất tự tin.
Dù tác chiến ở chiến trường Syria với quân khủng bố hồi giáo, nhưng bắt đầu của chiến dịch thì Nga phải tác chiến trực tiếp với Mỹ-NATO mà giới quân sự ngày nay gọi nó bằng cái tên cuộc "chiến tranh không tiếp xúc", tức là tác chiến điện tử. 2- Thực chiến cuộc "chiến tranh không tiếp xúc" với Mỹ-NATO
Tác chiến điện tử hay chế áp điện tử: Là toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm 2 hình thức tiến hành là chế áp cứng và chế áp mềm.
Chế áp cứng là phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử bằng hỏa lực, bằng xung lực hoặc các năng lượng khác.
Chế áp mềm là sử dụng năng lượng điện từ trường phát xạ hoặc phản xạ lại, đánh lừa điện tử để ngăn cản, loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện điện tử của đối phương với các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả...
Tác chiến điện tử được coi như yếu tố quyết định sự thành bại của cuộc chiến tranh, chiến dịch quân sự.
Trong các cuộc chiến mà Mỹ tiến hành vừa qua thì do đối tượng tác chiến của Mỹ là một quốc gia mà ban đầu có đầy đủ lực lượng quốc phòng, cho nên đòn tấn công đầu tiên để chế áp điện tử là chế áp "cứng". Mỹ dùng tên lửa hành trình mở màn sau đó tiếp tục dùng không quân không kích để đánh sập hệ thống thông tin chỉ huy, phòng không, không quân của đối thủ nhằm mục đích là làm chủ không phận tác chiến.
Tại Syria thì khác, vì quân khủng bố không có hệ thống phòng không, không quân, cho nên, nhiệm vụ của tác chiến điện tử Nga ngoài việc gây nhiễu phá hoại thông tin liên lạc của quân khủng bố như đã từng tại Ukraine thì đối tượng tác chiến chính của Nga lại là Mỹ-NATO và cũng nhằm mục đích là khống chế làm chủ không phận tác chiến. Chỉ có làm chủ không phận tác chiến thì trên chiến trường Syria Nga mới không bị lực lượng phòng không quân khủng bố đe dọa gây tổn thất như ở Afghanixtan.
Bốn chiến hạm Nga thuộc các lớp tàu hộ vệ hạng trung và tàu hộ vệ cỡ nhỏ thuộc Hạm đội Caspian đã phóng tổng cộng 26 quả tên lửa hành trình Kalibr-NK, vượt quãng đường 1.500km tấn công chính xác những mục tiêu đã định của lượng khủng bố IS ở Syria.
Do đối tượng tác chiến của Nga là NATO nên Nga thực hiện đòn chế áp điện tử theo hình thức chế áp "mềm". Nga đã đưa sang đó các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại để làm "mù" hệ thống "nhìn" của đối phương mà đặc biệt là máy bay của NATO và hệ thông vệ tinh quân sự phục vụ cho trinh sát điện tử của Mỹ.
Chúng ta có cảm giác như trong tác chiến điện tử, Nga đã có bí quyết gì mới đi trước Mỹ-NATO và thế giới, một phát minh, hay công nghệ gì đó đột phá trong thế kỷ XXI này khiến họ rất tự tin.
Thực tế chiến trường Syria cho thấy, chế áp mềm của Nga đã rất hiệu quả và thành công trước Mỹ-NATO, luôn khiến Mỹ-NATO từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, có khi hoảng loạn.
Tất nhiên là cùng với nó, có sự đóng góp không thể thiếu của yếu tố chiến thuật như nghi binh lừa địch để chuyền hướng chú ý của đối phương...kết hợp biện chứng dưới sự chỉ huy của Bộ tham mưu Nga để khiến cho đối phương không biết, không nghe, không thấy trước và trong chiến dịch.
Có thể nói, tạo ra được một vùng cấm bay bắt đầu từ bờ biển Địa Trung Hải với phạm vi gần 300 km trong lãnh thổ phía Tây Syria mà không sử dụng chế áp cứng, đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật điện tử rất cao, rất độc đáo, rất lợi hại, mới khiến được máy bay Mỹ-NATO "bật trở lại" khi có ý định vào khu vực cấm bay Nga đã vạch ra, trong khi đó, thế giới này còn có sức mạnh nào có thể làm Mỹ-NATO, thế lực chuyên cấm bay người khác, chùn bước?
Theo_Báo Đất Việt
Không kích ở Syria: Nga cho Mỹ thấy sức mạnh khủng khiếp Việc thực hiện chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria, nước Nga đã cho Mỹ và cả thế giới thấy được một phần sức mạnh khủng khiếp của nước này. Việc thực hiện chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria, nước Nga đã cho Mỹ và cả thế giới thấy được một phần sức mạnh khủng khiếp của nước...