Quản lý lưu học sinh bằng phần mềm trực tuyến
Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ GD-ĐT bắt đầu triển khai thí điểm phần mềm trực tuyến quản lý lưu học sinh (LHS) Việt Nam ở nước ngoài và khuyến khích tất cả các LHS diện có học bổng và tự túc đăng ký để Cục có thể cập nhật thông tin.
Ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT cho biết như vậy tại buổi đối thoại trực tuyến giữa Hội Sinh Viên Việt Nam với sinh viên Việt Nam đang học tập sinh sống tại nước ngoài với chủ đề “Sinh viên Việt Nam đang học tập tại nước ngoài với Năm Thanh niên – 2011″ do Trung ương Hội Sinh Viên Việt Nam phối hợp báo Sinh Viên Việt Nam tổ chức chiều ngày 22/3.
ảnh minh họa
Chương trình giao lưu có sự tham gia của đại diện Ban Bí thư Trung ương, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, lãnh đạo Đảng ủy ngoài nước, Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ… Buổi giao lưu là cầu nối cung cấp thông tin, chia sẻ cùng các bạn trẻ Việt Nam ở ngoài nước về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước…
Trả lời nhiều câu hỏi thắc mắc của du học sinh về công tác quản lý LHS Việt Nam, đặc biệt là đối tượng đi du học theo hình thức tự túc, ông Nguyễn Xuân Vang cho hayhiện nay công tác quản lý LHS tự túc gặp nhiều khó khăn vì LHS đi học diện này qua nhiều kênh khác nhau và việc đi học của LHS không được đăng ký quản lý với Bộ GD-ĐT và đại sứ quán Việt Nam tại các nước. LHS khi đi học tự túc cũng cho rằng vì tự lo đi học nên việc học tập không phụ thuộc vào ai cả và không cần đăng ký quản lý với cơ quan nào. Chỉ đến khi gặp các khó khăn ở nước ngoài thì LHS mới liên hệ với ĐSQ và Bộ GD-ĐT.
Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ GD-ĐT bắt đầu triển khai thí điểm phần mềm trực tuyến quản lý LHS Việt Nam ở nước ngoài và khuyến khích tất cả các LHS diện có học bổng và tự túc đều đăng ký để Cục có thể cập nhật thông tin về tình hình LHS Việt Nam ở nước ngoài và cung cấp các thông tin, hỗ trợ, tư vấn cần thiết. Trên trang web của Cục có phần đăng tải cuốn “Cẩm nang dành cho LHS Việt Nam” là thông tin mà tất cả LHS Việt Nam đi học nước ngoài nên tham khảo để sử dụng khi chuẩn bị đi học nước ngoài, trong suốt thời gian học tập và đến khi về nước.
Trong buổi đối thoại, nhiều LHS thắc mắc về việc hiện nay có chương trình tư vấn cho du học sinh nước ngoài thích nghi lại với môi trường trong nước khi trở về làm việc hay không, cụ thể tư vấn tìm việc làm thích hợp với khả năng cũng như chuyên môn được đào tạo của LHS (vì hiện nay, hiện tượng chảy máu chất xám nhiều và cũng chưa có chính sách khuyến khích LHS một cách cụ thể).
Theo ông Vang, hiện nay Cục Đào tạo với nước ngoài thực hiện xử lý thủ tục giới thiệu LHS đã tốt nghiệp là cán bộ các cơ quan thì trở về cơ quan cũ công tác; đối với LHS trước khi đi học chưa có cơ quan công tác thì giới thiệu về các trường ĐH mà LHS là SV từ trường đó đi học nước ngoài để ưu tiên cho các trường tuyển dụng làm giảng viên. Trường hợp các trường không có nguyện vọng tuyển dụng thì Cục giải quyết giới thiệu cho các cơ quan có nhu cầu tuyển dụng gửi đến Cục,đề nghị giới thiệu LHS phù hợp hoặc căn cứ nguyện vọng của LHS để giới thiệu LHS xin việc tại các cơ quan khối nhà nước.
Hiện nay có hơn 65.000 LHS Việt Nam đang học tập, nghiên cứu ở gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Số LHS có học bổng khoảng 7.000 người, còn lại là du học tự túc.
Theo Dân Trí
Tăng sinh hoạt phí cho lưu học sinh Việt Nam
Đây là một trong những sửa đổi quan trọng nhất trong thông tư Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT, Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05/12/2007 hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước.
Cụ thể, mức sinh hoạt phí cho du học sinh được quy định như sau:
Tên nước
(A)
Mức SHP toàn phần
(USD EURO/1LHS/1tháng)
(B)
Mức cấp bù SHP diện Hiệp định (USD/1LHS/1tháng)
(C)
Bằng đồng đôla Mỹ
Bằng đồng EURO
Ấn Độ
Video đang HOT
420
300-420
Trung quốc
420
293
Đài Loan (Trung Quốc)
420
Căm-pu-chia, Lào
204
84
Mông Cổ
204
144
Hàn Quốc, Xin-ga-po
600
Hồng-kông (Trung Quốc)
Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a
360
Ba Lan
480
480
Bun-ga-ri
480
404
Hung-ga-ri
480
143-403
Séc
480
84
Xlô-va-ki-a
480
112
Ru-ma-ni
480
420
U-crai-na, Bê-la-rút
480
456
Nga
480
420
Cu-ba
204
198
Các nước Tây Bắc Âu
888
Hoa Kỳ, Ca-na-da, Anh, Nhật Bản
1.200
Úc, Niu Di-lân
1.032
Ai Cập
540
480
Ma-rốc, Mô-dăm-bích, Li-bi
250
Cũng theo thông tư này, chi phí làm hộ chiếu, visa của lưu học sinh được thanh toán theo mức quy định của Nhà nước đối với chi phí làm hộ chiếu và theo hóa đơn lệ phí visa thực tế của các nước nơi lưu học sinh được cử đi học đối với chi phí làm visa
Lưu học sinh bắt đầu nhập học khóa đầu tiên khi làm thủ tục đi học ở nước ngoài được cấp tạm ứng trước chi phí đi đường và không quá 3 tháng tiền sinh hoạt phí tại Việt Nam.
Riêng tiền tạm ứng chi phí đi đường, phí làm hộ chiếu, visa và sinh hoạt phí (không quá 3 tháng tiền sinh hoạt phí) cho lưu học sinh trước khi đi học thực hiện theo phương thức cấp bằng tiền mặt.
Trường hợp trong thời gian lưu học sinh về công tác hoặc nghỉ hè ở Việt Nam, nếu lưu học sinh có đơn đề nghị xin được cấp tiền sinh hoạt phí bằng tiền mặt theo chế độ được hưởng thì được Bộ GD&ĐT làm thủ tục cấp phát tiền sinh hoạt phí cho lưu học sinh. Số tiền sinh hoạt phí đã cấp phát tại Việt Nam sẽ được giảm trừ tương ứng trong tổng số kinh phí tiền sinh hoạt phí của lưu học sinh theo chế độ quy định.
Theo Giaoduc&thoidai
GS Ngô Bảo Châu "tiếp lửa" cho sinh viên TPHCM Hôm qua 11/3, GS Ngô Bảo Châu đã có buổi giao lưu thú vị với hàng nghìn học sinh, sinh viên thuộc ĐH Quốc gia TPHCM. Không chỉ dừng lại ở chủ đề nghiên cứu toán học, GS Ngô Bảo Châu còn chia sẽ những ước mơ, hoài bão và kinh nghiệm để thành công. Khán phòng của hội trường ĐH Quốc gia...