Quản lý, điều trị bệnh ung thư
Theo thống kê của Bệnh viện K, số ca mắc ung thư ngày càng tăng, năm 2000, cả nước ghi nhận khoảng 69.000 ca, năm 2010 khoảng 127.000 ca, năm 2024 ước tính gần 200.000 ca mắc mới.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, ngành Y tế Lâm Đồng đã tổ chức khám sàng lọc phát hiện ung thư cho 213.379 lượt người, phát hiện 525 người mắc ung thư, ghi nhận 300 người tử vong do ung thư.
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm Khoa Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng được đầu tư máy xạ trị gia tốc synergy năng lượng cao
Các trạm y tế trong tỉnh đang quản lý 3.484 bệnh nhân ung thư; khám bệnh ung thư cho 2.550 lượt người. Thực hiện chuyển tuyến 46 bệnh nhân; chăm sóc giảm nhẹ 3.230 lượt bệnh nhân; có 30.006 người có nguy cơ ung thư vú và cổ tử cung… Tổ chức 1 lớp tập huấn nâng cao năng lực về phòng, chống ung thư cho 24 cán bộ y tế cơ sở 12 trung tâm y tế huyện, thành phố.
Khoa Ung bướu -Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng được đầu tư xây dựng giai đoạn 2014 – 2018 với tổng mức kinh phí khoảng 38 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2020 – 2022 tiếp tục đầu tư mở rộng Khoa Ung bướu với tổng mức kinh phí là 22,5 tỷ đồng để có điều kiện lắp đặt các thiết bị chuyên ngành Ung bướu với tổng mức đầu tư 122 tỷ đồng trong giai đoạn 2021 – 2024. Đến nay, khoa Ung bướu đã được đầu tư các thiết bị hiện đại như: Hệ thống xạ trị áp sát 24 kênh; hệ thống máy gia tốc tuyến tính; hệ thống chụp CT dùng trong mô phỏng; hệ thống thu nhận y học hạt nhân SPECT-CT; hệ thống chụp CT dùng trong mô phỏng 32 lát cắt; hệ thống xạ trị áp sát liều cao… Như vậy, Khoa Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng đã được trang bị các thiết bị hiện đại để có thể triển khai điều trị các bệnh ung thư theo đa mô thức.
Video đang HOT
Điều trị đa mô thức là sự kết hợp điểm mạnh giữa nhiều phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích, liệu pháp miễn dịch, hormone trong điều trị ung thư… Tùy theo tình trạng, kích thước khối u, mức độ xâm lấn, tuổi tác, thể trạng người bệnh, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chuyên biệt nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh: Tiêu diệt và kiểm soát tế bào ung thư hiệu quả; bảo toàn các cơ quan lành trong cơ thể; cải thiện chất lượng sống; nâng cao tuổi thọ cho người bệnh.
Về nhân lực, Khoa Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng được thành lập vào năm 2017 với số nhân lực là 9 nhân viên (2 bác sĩ, 5 điều dưỡng, 1 kỹ sư, 1 hộ lý); đến nay, số nhân lực của khoa có 19 nhân viên (6 bác sĩ, 9 điều dưỡng, 3 kỹ sư, 1 hộ lý).
Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng đã tăng cường công tác đào tạo chuyên ngành Ung bướu như đã đào tạo 1 bác sỹ chuyên khoa I, đang đào tạo 1 bác sỹ chuyên khoa I chuyên khoa Ung bướu. Song song với đào tạo nhân lực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã triển khai Đề án bệnh viện vệ tinh chuyên khoa Ung bướu với Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh (giai đoạn 2016 – 2020), đã cử 29 lượt nhân viên y tế đào tạo và nhận chuyển giao kỹ thuật như: Thực hành ung thư cơ bản, nâng cao, xạ trị, xạ hình, phóng xạ, chăm sóc giảm nhẹ, mô phỏng xạ trị sáp sát. Bệnh viên Đa khoa Lâm Đồng cũng hợp đồng chuyển giao kỹ thuật lĩnh vực ung bướu với Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2023 đến nay đã cử 21 lượt nhân viên y tế đào tạo và tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật như: Phẫu thuật ung thư, xạ trị máy gia tốc, xạ trị phối hợp hóa trị, mô phỏng và lập kế hoạch xạ trị ngoài, xạ trị sử dụng CT mô phỏng, xạ trị trong di căn ung thư, sử dụng iode phóng xạ trong xạ hình và điều trị ung thư, SPECT/CT…
Từ năm 2020 đến 2023, Khoa Ung bướu đã tiếp nhận điều trị cho 1.200 – 1.500 lượt bệnh nhân nội trú, với công suất sử dụng giường bệnh hàng năm lần lượt là 84,4%; 71,1%; 51,8% và 70,6%. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Khoa Ung bướu tiếp nhận điều trị 1.097 lượt bệnh nhân nội trú với công suất sử dụng giường bệnh đạt 97,1% (có 35 giường bệnh kế hoạch), như vậy, Khoa Ung bướu vẫn bảo đảm tiếp nhận và điều trị bệnh nhân ung thư.
Theo Sở Y tế Lâm Đồng, với sự đầu tư của UBND tỉnh về cơ sở vật chất, thiết bị lĩnh vực ung bướu, đồng thời với việc tăng cường công tác đào tạo, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật đối với các bệnh viện tuyến trên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng từng bước đáp ứng nhu cầu khám và điều trị cho bệnh nhân ung thư tại địa phương theo hướng tiếp cận đa mô thức, giảm chuyển bệnh nhân lên tuyến trên cũng như góp phần giảm chi phí cho người bệnh và gia đình người bệnh. Trong quá trình triển khai điều trị bệnh nhân ung thư nếu có sự gia tăng người bệnh, vượt quá khả năng thu dung người bệnh của Khoa Ung bướu, Sở Y tế sẽ báo cáo UBND tỉnh xem xét, tiếp tục đầu tư cho Khoa Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa tỉnh đáp ứng nhu cầu của người bệnh ung thư tại địa phương.
Bé gái 3 tuổi bị ung thư âm đạo hiếm gặp
Bé gái 3 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh sarcoma cơ vân âm đạo, vị trí bướu nằm sâu ở 1/3 trên âm đạo rất hiếm gặp được cứu sống thành công nhờ phương pháp xạ trị áp sát.
Ngày 25/6, Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, bệnh viện vừa xạ trị thành công cho một ca bệnh 3 tuổi mắc ung thư âm đạo hiếm gặp bằng phương pháp xạ trị áp sát.
Theo đó, bệnh nhân sinh tháng 3/2021 ngụ tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 9 tháng trước, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh sarcoma cơ vân âm đạo, vị trí bướu nằm sâu ở 1/3 trên âm đạo. Được biết, đây là căn bệnh rất hiếm gặp.
Trước đó, bệnh nhi đã được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) theo phác đồ cập nhật nhất hiện nay. Sau khi phẫu thuật lấy phần lớn bướu chồi vào âm đạo và hóa trị đến liều tối đa (9 đợt) vẫn còn tồn lưu bướu trên vi thể.
Bệnh nhi 3 tuổi mắc sarcoma cơ vân âm đạo hiếm gặp. Ảnh:BVCC.
Do bệnh nhi còn quá nhỏ và vị trí bướu sâu nên không thể thực hiện phẫu thuật do nguy cơ để lại rất nhiều di chứng cho bệnh nhi. Chiều ngày 9/5, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM đã tiến hành hội chẩn trực tuyến liên bệnh viện với các chuyên gia đến từ Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) và thống nhất phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhi là xạ trị áp sát vào nền bướu ở âm đạo.
Dựa vào các hình ảnh chẩn đoán và điều trị của bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM đã dùng kỹ thuật in 3D tạo ra bộ dụng cụ đặc biệt phù hợp với cấu trúc giải phẫu của bé (bộ áp để cho nguồn phóng xạ đi vào).
Bệnh nhi được xạ trị áp sát mang lại hiệu quả cao và ít di chứng. Ảnh: BVCC.
Sau quá trình phối hợp và chuẩn bị, bệnh nhi đã được chuyển vào bệnh viện Ung Bướu TPHCM để điều trị.
Sáng ngày 4/6, đội ngũ các bác sĩ xạ trị, kỹ sư y vật lý, kỹ thuật viên xạ trị, và ê-kíp gây mê đã tiến hành xạ trị thành công lần đầu cho bé.
Sau khi gây mê, đặt dụng cụ, chụp CT-scan mô phỏng, lập kế hoạch điều trị đủ liều vào mô bướu, bảo tồn cơ quan lành, bệnh nhi được nạp nguồn xạ trị, bé tỉnh táo và hồi phục hoàn toàn. Liệu trình điều trị sẽ là 9 đợt xạ trị trong vòng 5 ngày. Với phương pháp điều trị tiên tiến này, triển vọng khỏi bệnh của bé là rất cao và rất ít để lại di chứng.
Dấu hiệu khi đi tiểu giúp người đàn ông phát hiện ung thư thận Người đàn ông 53 tuổi thấy dấu hiệu lạ trong nước tiểu nên đến bệnh viện kiểm tra. Kết quả chụp CT cho thấy ông có khối u thận. Phát hiện nước tiểu có lẫn máu, người đàn ông đã đi khám và được chẩn đoán ung thư thận. Ảnh minh họa: Sundial Clinics. Ông T.Q.B. (trú tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú...