Quản lý dạy thêm, học thêm: Vẫn lúng túng
Theo Quyết định 2499, cả nước sẽ ngừng cấp phép dạy thêm. Không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức dạy thêm, học thêm (DTHT) ngoài nhà trường. Điều này gây lúng túng cho các địa phương trong quản lý DTHT.
Việc quản lý dạy thêm, học thêm vẫn còn nhiều bất cập. Ảnh minh họa.
Thiếu hành lang pháp lý
Quyết định số 2499 ban hành ngày 26/8/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc công bố hết hiệu lực các điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư 17 ban hành ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định về DTHT. Trong khi đó, chưa có quy định khác thay thế nên hiện nay, mỗi địa phương quản lý DTHT theo quy định riêng từng nơi.
Tại TP Hồ Chí Minh, Sở GDĐT ban hành văn bản yêu cầu các trường tuyệt đối không DTHT đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp như bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Đồng thời, yêu cầu các phòng GDĐT giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy định về DTHT; xử lý nghiêm các trường hợp giáo viên ép học sinh học thêm dưới bất cứ hình thức nào.
Như vậy, trừ giáo viên cấp tiểu học thì quy định không cấm các giáo viên khác dạy thêm tại những nơi có đăng ký hoạt động dạy thêm. Ngoài ra, theo Điều 4 Thông tư 17, đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, không được tổ chức DTHT ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Dù hoạt động DTHT hiện nay không cấp phép nữa, nhưng theo quy định vẫn phải có đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trước đó, Bộ GDĐT đã 2 lần gửi văn bản kiến nghị với Bộ Kế hoạch – Đầu tư đưa việc cấp phép tổ chức DTHT văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để trình Quốc hội thông qua. Mục đích là để tăng cường công tác quản lý hoạt động này.
Đề nghị này của Bộ GDĐT không được chấp nhận. Đến nay, trong văn bản của Bộ GDĐT khi trả lời cử tri về vấn đề này cũng thừa nhận: “Công tác quản lý DTHT còn gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân do trong luật sửa đổi, bổ sung điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của luật Đầu tư năm 2014, không có nội dung về DTHT. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thông tư quy định về DTHT không được quy định các điều kiện về hoạt động, nên không có căn cứ để cấp phép mới cho hoạt động DTHT cũng như xử lý khi có sai phạm trong thời gian qua”.
Video đang HOT
Giảm tải chương trình, tăng cường tự học
Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc học chính khóa bị gián đoạn. Theo tìm hiểu của phóng viên, việc tổ chức các lớp dạy thêm cũng giảm do lo ngại dịch bệnh lây lan. Song khi năm học 2020-2021 bắt đầu cũng là lúc các lớp học thêm tái khởi động lại. Không phải mọi học sinh và gia đình đều tự nguyện đăng ký học thêm song người nọ nhìn người kia, lo ngại thầy cô phân biệt đối xử với học sinh học thêm/học sinh không học thêm nên nhiều phụ huynh lại đăng ký cho con theo học dù biết không có bao nhiêu hiệu quả.
Cũng không phủ nhận có những thầy cô dạy ngày 2-3 ca, kín lịch cả tuần với học sinh từ rất nhiều nơi khác nhau theo học. “Hữu xạ tự nhiên hương” chính là chỉ những lớp học như vậy, khi giáo viên có hoặc không dạy các em trên lớp học chính khóa nhưng với cách giảng bài cuốn hút, kiến thức truyền tải dễ hiểu… vẫn thu hút rất nhiều học sinh tự nguyện theo học. Cấm dạy thêm tràn lan, không hiệu quả còn những lớp học như vậy, cần có hành lang pháp lý để quản lý hoạt động này thay vì cấm một cách cơ học để ra đời những “lớp học chui” càng khó kiểm soát hơn.
Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đã khởi động từ năm học này với kỳ vọng tạo ra sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá; kiểm tra, đánh giá, thi cử nhẹ nhàng, không nặng về kiểm tra kiến thức mà tập trung đánh giá sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Từ đó, tạo ra đòn bẩy thúc đẩy việc dạy và học trong nhà trường hướng đến kiến thức và kỹ năng thực chất thay vì thang đo duy nhất là điểm số.
Ở một góc nhìn khác, GS. TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng: Học tập ngày nay không chỉ gói gọn trong nhà trường hay ở các bậc học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học… mà là quá trình học tập suốt đời. Khi nhà trường rèn cho người học được kỹ năng tự học thì khi đó, sẽ không còn tồn tại hình thức dạy thêm như ngày nay. Bởi với công nghệ số phát triển, việc học tập có thể diễn ra ở bất cứ nơi đâu không phụ thuộc vào thời gian, khoảng cách địa lý…. Về phía giáo viên cũng phải “cạnh tranh” với những “ông thầy” khác như google… nên nếu giữ cách giảng dạy truyền thống sẽ khó lòng theo kịp thời đại.
NGƯT Lê Tiến Thành, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục của Thực nghiệm Victory cũng ủng hộ quan điểm cần trang bị cho học trò kỹ năng tự học, một trong những năng lực tiên quyết của công dân toàn cầu và công dân thời đại số. Điều này sẽ hạn chế được hoạt động DTHT tràn lan bởi khi đã hình thành được kỹ năng tự học, người học sẽ có khả năng tư duy độc lập, tích cực để thu thập, chọn lọc, phân tích, phản biện và từ đó hình thành kiến thức mới. Giáo viên sẽ đóng vai trò là người giao việc, hướng dẫn mà không phải truyền thụ một chiều…
Bộ GDĐT đang soạn thảo thông tư quy định hoạt động DTHT đảm bảo phù hợp với Luật Đầu tư và quy định tại Luật Giáo dục 2019. Dự kiến sắp tới chương trình DTHT cũng phải được kiểm duyệt, không để tình trạng “trăm hoa đua nở” như hiện nay.
Dạy thêm, học thêm: Những quy định phụ huynh cần biết
Giáo viên tuyệt đối không được phép dạy thêm với học sinh tiểu học, học sinh được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày và học sinh chính khóa.
Trường hợp không được dạy thêm
Điều 4, thông tư 17/2012/TT của Bộ GD-ĐT, quy định các trường hợp không được dạy thêm.
Thứ nhất, không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Thứ hai, không dạy thêm với học sinh được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày.
Thứ ba, giáo viên đang giảng dạy tại các đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.
Thứ tư, không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Bộ GD-ĐT cấm tuyệt đối dạy thêm bậc tiểu học. (Ảnh:N.D)
Nguyên tắc dạy thêm, học thêm
Điều 3, thông tư 17 quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm:
- Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng quá sức tiếp thu của người học.
- Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
- Hoạt động dạy thêm phải được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
- Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
- Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Mức thu và quản lý tiền học thêm
Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường.
Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.
Mất hàng trăm triệu đồng chạy biên chế để được dạy thêm học sinh chính khóa? Dạy thêm thu nhập gấp 5 - 10 lần lương, dù lương 15 triệu đồng/tháng, giáo viên những môn dạy thêm được như hiện nay cũng khó mà bỏ dạy thêm! Chuyện dạy thêm, học thêm là câu chuyện chưa hề cũ trong dư luận của nước ta. Có rất nhiều lý giải cho nguyên nhân học trò chúng ta phải quay cuồng...