Quản lý đào tạo đại học: Tránh công khai nửa vời
Liên quan đến những lùm xùm của Trường Đại học Đông Đô trong việc đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp văn bằng 2, ngày 17/8 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức khẳng định chưa cho phép trường này đào tạo văn bằng 2.
Cũng từ việc này cho thấy cần phải siết lại việc đào tạo, cấp văn bằng 2, cũng như đào tạo đại học nói chung.
Một văn bằng 2 do Trường ĐH Đông Đô cấp bị cơ quan công an thu giữ.
Chậm phát hiện sai phạm vì hoãn thanh tra?
Cụ thể Bộ GDĐT cho hay, Quyết định số 22/QĐ-BGDĐT quy định về đào tạo để cấp văn bằng 2, việc đào tạo này chỉ được thực hiện ở những cơ sở được sự cho phép của Bộ GDĐT với những ngành đã được đào tạo hệ chính quy sau khi có ít nhất hai khoá sinh viên chính quy của ngành đó tốt nghiệp. Theo đó, cơ sở đào tạo phải có văn bản đề nghị với Bộ GDĐT về việc cho phép đào tạo văn bằng 2.
Dẫu thế, đối với Trường ĐH Đông Đô, Bộ GDĐT chưa nhận được bất cứ văn bản đề nghị nào liên quan đến việc cho phép đào tạo văn bằng 2 của trường. Do vậy Bộ chưa có văn bản cho phép trường này được đào tạo văn bằng 2.
Kể từ năm 2016 đến năm 2018, Trường ĐH Đông Đô có thực hiện báo cáo thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy. Tuy nhiên, trong Báo cáo kết quả tuyển sinh các năm từ 2016 đến 2018 gửi về Vụ GDĐH (Bộ GDĐT) của trường này không có thông tin về việc đào tạo văn bằng 2.
Điều đáng nói là mặc dù chưa được phép của Bộ GDĐT trong đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh, nhưng Trường ĐH Đông Đô vẫn ngang nhiên thông báo tuyển sinh một cách công khai. Đơn cử như trong năm 2017, trường này còn công khai tuyển sinh đến 17 ngành đào tạo văn bằng 2 gồm: Công nghệ kỹ thuật Môi trường; Công nghệ Sinh học; Công nghệ thông tin; Kỹ thuật điện tử truyền thông; kỹ thuật xây dựng; Kiến trúc; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Quản trị kinh doanh; Tài chính Ngân hàng; Quan hệ quốc tế; Luật kinh tế; Việt Nam học; Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Trung; Thông tin học; Kế toán; Quản lý nhà nước.
Không phải cho đến khi xảy ra những lùm xùm trong việc đào tạo văn bằng 2 ở Trường ĐH Đông Đô, mà lâu nay trước những lỗ hổng, sự dễ dãi trong đào tạo liên kết, đào tạo văn bằng 2, nhiều câu hỏi đã được đặt ra, liệu Bộ có thường xuyên thanh tra, giám sát việc đào tạo văn bằng 2 hay không và việc giám sát ấy có thực sự chặt chẽ? Bộ GDĐT lý giải, trong kế hoạch thanh tra 2018, Bộ đã xây dựng Kế hoạch và tổ chức thanh tra công tác tuyển sinh năm 2018 của Trường ĐH Đông Đô (Quyết định 80/QĐ-TTr ngày 19/9/2018). Tuy nhiên, Trường ĐH Đông Đô đã có văn bản đề nghị hoãn thanh tra, với lý do là vào thời điểm đó trường chuyển trụ sở, toàn bộ hồ sơ giấy tờ đều đã đóng gói niêm phong…
Siết chặt quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Ảnh: Phạm Quang Vinh.
Video đang HOT
Cần công khai những trường được đào tạo văn bằng 2
Qua sự việc Trường ĐH Đông Đô, dù đại diện Bộ GDĐT cho biết công tác thanh tra, kiểm tra văn bằng 2 vẫn được thực hiện trong chương trình kế hoạch chung về thanh tra, kiểm tra; nhưng thực tế lại cho thấy rõ những sai phạm này chưa được phát hiện sớm. Với việc dễ dàng cấp văn bằng 2 như vậy, liệu rằng còn bao nhiêu trường đang vi phạm giống như Trường ĐH Đông Đô? Đây là một câu hỏi đặt ra cần sớm có lời giải đáp từ cơ quan chức năng. Đồng thời cần giải pháp nào trong việc kiểm soát, quản lý việc cấp bằng, cũng như chất lượng của văn bằng 2?
Quy định của Bộ GDĐT nói rõ: Việc đào tạo văn bằng 2 của cơ sở giáo dục ĐH hiện nay vẫn thực hiện theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT, đồng thời, việc đào tạo bằng ĐH thứ hai chỉ được thực hiện ở những cơ sở đào tạo được phép của Bộ GDĐT hoặc của các ĐH quốc gia, ĐH vùng. Sự việc của Trường ĐH Đông Đô vừa qua khiến dư luận đặt câu hỏi lớn: Các quy định chặt chẽ đến vậy, tại sao vẫn có chuyện trường này thực hiện hoạt động đào tạo văn bằng 2 trái phép mà Bộ hoàn toàn không hề hay biết?
Câu hỏi được đặt ra lúc này là hiện nay trên cả nước bao nhiêu trường đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh nói riêng và những ngành khác được coi là hợp pháp? Người học cũng đang rất cần Bộ GDĐT công bố danh sách các trường được cấp phép đào tạo văn bằng 2. Bởi đây cũng là yêu cầu thực hiện công khai đối với cơ sở GDĐT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đã được ban hành tại các văn bản, Thông tư của Bộ GDĐT: Các cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm phải thực hiện công khai để người học, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội tham gia giám sát, đánh giá cơ sở GDĐT theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tự chủ và siết hậu kiểm – bài toán đã và đang đặt ra riết róng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ĐH hiện nay – đòi hỏi không chỉ nỗ lực của riêng ngành giáo dục, cụ thể là Bộ GDĐT với nhân lực mỏng, rất khó khăn mà còn từ phía các cấp quản lý, các cơ quan chức năng trong việc kiểm định chất lượng của các trường từ cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên… Nếu không làm tốt khâu hậu kiểm thì việc “siết đầu ra” trong bối cảnh đầu vào thoáng như hiện nay sẽ là một kỳ vọng quá khó thực hiện.
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT), từ sự việc sai phạm ở Trường ĐH Đông Đô, ngoài cảnh báo về quản lý lỏng lẻo trong việc tuyển sinh, đào tạo với các cơ sở ĐH, còn nên xem lại các quy định về bằng cấp mang tính hình thức. Giờ đây yêu cầu công khai tuyển sinh thể hiện giữa việc nói và làm của các cơ sở đào tạo với xã hội, với người học. Với xu thế tự chủ, việc công khai và minh bạch thông tin lại càng quan trọng. Kiểu “công khai nửa vời” như hiện nay đi ngược lại với chủ trương đổi mới và cho thấy sự buông lỏng quản lý nhà nước của ngành chức năng.
Minh Quang
Theo daidoanket
Vì sao trường Đại học Đông Đô lại ngang nhiên thông báo tuyển sinh văn bằng 2?
Dù chưa được cấp phép đào tạo văn bằng 2 ngôn ngữ Anh nhưng trường Đại học Đông Đô lại vẫn ngang nhiên thông báo tuyển sinh một cách công khai.
Điều đáng nói cơ quan quản lý Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) lại không phát hiện ra điều này mà thậm chí còn bộc lộ "lỗ hổng" để trường Đại học Đông Đô hợp thức hóa thông tin đến với học viên.
Như chúng ta đã biết, việc đào tạo văn bằng 2 hiện nay vẫn phải thực hiện theo Thông tư 22/2001/QĐ-BGDĐT do Bộ GD-ĐT vẫn chưa có một văn bản nào điều chỉnh hoặc có văn bản thay thế cho dù các điều khoản của thông tư này không còn phù hợp với Luật giáo dục Đại học.
Tại điều 3 của Thông tư 22/2001//QĐ-BGDĐT nêu rất rõ về điều kiện để được đào tạo bằng đại học thứ hai. Theo đó, việc đào tạo bằng đại học thứ hai chỉ được thực hiện ở những cơ sở đào tạo được phép của Bộ GD-ĐT (hoặc của Đại học Quốc gia, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng đối với các trường đại học thành viên, các khoa trực thuộc) ở những ngành đã được phép đào tạo hệ chính quy sau khi có ít nhất hai khoá chính quy của ngành đó tốt nghiệp.
Cơ sở đào tạo phải có văn bản đề nghị với Bộ GD-ĐT (qua Vụ Đại học và Vụ Kế hoạch và Tài chính) và với Đại học Quốc gia, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng (đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc Đại học). Trong văn bản cần nêu rõ số lượng đào tạo bằng đại học thứ hai cho từng ngành, quy mô hệ chính quy đang đào tạo của ngành này; điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo như đội ngũ giảng viên (số lượng, trình độ, tỷ lệ sinh viên/1giảng viên), trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy và học tập.
Trên cơ sở đề nghị của các cơ sở đào tạo, chỉ tiêu đào tạo đại học hệ chính quy hàng năm và các điều kiện bảo đảm chất lượng, Bộ GD-ĐT sẽ giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bằng đại học thứ hai cho các cơ sở có đủ điều kiện. (Các Đại học giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bằng đại học thứ hai cho các trường đại học thành viên và các khoa trực thuộc).
Một quy trình quản lý đào tạo văn bằng 2 khá chặt chẽ nhưng điều đáng nói là Bộ GD-ĐT chưa một lần công bố danh sách công khai các trường được phép đào tạo văn bằng 2 cho dư luận được biết, đây có thể là tiền đề giúp trường Đại học Đông Đô thực hiện sai quy định.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, năm 2017 trường Đại học Đông Đô công khai tuyển sinh đến 17 ngành đào tạo văn bằng 2 gồm: Công nghệ kỹ thuật Môi trường; Công nghệ Sinh học; Công nghệ thông tin; Kỹ thuật điện tử truyền thông; kỹ thuật xây dựng; Kiến trúc; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Quản trị kinh doanh; Tài chính Ngân hàng; Quan hệ quốc tế; Luật kinh tế; Việt Nam học; Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Trung; Thông tin học; Kế toán; Quản lý nhà nước.
Năm 2018, trường Đại học Đông Đô có đưa ra thông báo về tuyển sinh văn bằng 2 ở ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung.
Đặc điểm chung của các thông báo tuyển sinh văn bằng 2 của trường Đại học Đông Đô đều có dòng thông báo áp dụng theo Phương thức tuyển sinh riêng, triển khai theo "Đề án tuyển sinh Đại học năm 2017" đối với ngành tuyển sinh năm 2017; Triển khai theo "Đề án tuyển sinh Đại học năm 2018" đối với các ngành tuyển sinh năm 2018.
Trong khi đó, theo Đề án tuyển sinh Đại học năm 2017 của trường Đại học Đông Đô thì nhà trường tự xác định chỉ tiêu đào tạo văn bằng hai hệ đại học chính quy là 150 dành cho khối ngành III,V và VII.
Chỉ tiêu xác định trong đề án tuyển sinh năm 2018 của trường Đại học Đông Đô.
Năm 2018 trường tự xác định chỉ tiêu văn bằng 2 hệ đại học chính quy là 400, vừa học vừa làm là 150 ở các khối ngành III,V và VII.
Không chỉ đưa thông tin chỉ tiêu tuyển sinh hệ văn bằng 2, trường Đại học Đông Đô còn tự đưa cả chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, liên thông, từ xa vào trong đề án. Đáng chú ý quy mô đào tạo thạc sĩ cũng khá lớn khi chỉ tiêu năm 2017 là 500; 2018 là 550.
Năm 2019 trường cũng tự xác định chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 chính quy là 500; vừa học vừa làm là 150. Còn số chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ tăng lên 750.
File đề án tuyển sinh năm 2019 của trường Đại học Đông Đô được công bố trên cổng thông tin tuyển sinh - Bộ GD-ĐT tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh văn bằng 2, chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ , liên thông, từ xa.
Phần chỉ tiêu tuyển sinh của đề án năm 2019.
Điều đáng nói, Đề án tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường công khai hàng năm đó là hình thức đào tạo đại học chính quy; nhóm ngành đào tạo cao đẳng giáo viên hệ chính quy nhưng trường Đại học Đông Đô đã "khôn khéo" lồng ghép cả việc đào tạo thạc sĩ, văn bằng 2, liên thông, từ xa vào trong đề án này để công bố lên công thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Chính việc công bố đó đã khiến nhiều thí sinh lầm tưởng trường đã được cấp phép khi đề án đã được Bộ GD-ĐT thẩm định.
Theo Quy chế tuyển sinh tuyển sinh hệ đại học chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên thì tất cả các trường đều phải xây dựng và công khai Đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT trước khi thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia; chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của Đề án; đồng thời, gửi về Bộ GDĐT để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
Yêu cầu là thế nhưng không hiểu sao Bộ GD-ĐT lại không phát hiện ra để "tuýt còi" trước những sai phạm của trường Đại học Đông Đô. Câu hỏi này chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển đến Bộ GD-ĐT để sớm có lời giải đáp.
Liên quan đến "khuất tất" dẫn đến sai phạm nghiêm trọng của trường Đại học Đông Đô, Dân trí đã gửi các câu hỏi sang Bộ GD-ĐT để tìm câu trả lời.
Trả lời Dân trí sáng 13/8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An cho hay, hiện đã giao cho các đơn vị liên quan nghiên cứu trả lời, chậm nhất trong ngày hôm nay các đơn vị phải hoàn thành.
Nguyễn Hùng
Theo Dân trí
Đại học Đông Đô cấp 'chui' văn bằng 2: Không báo cáo nên Bộ không biết Theo Bộ GD-ĐT, Trường đại học Đông Đô không xin phép, không báo cáo nên Bộ không biết trường này đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai, việc Bộ cấp phối bằng cho trường chỉ như cung cấp một dịch vụ in ấn. Văn phòng Trường đại học Đông Đô - Ảnh Long Nguyễn Sau gần 2 tuần nhiều...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nước cống tràn vào nhà dân sau mưa lớn ở Hà Nội
Netizen
06:38:34 22/05/2025
Full màn thuyết trình của Ý Nhi ở Miss World: "Bắn" tiếng Anh đỉnh nhưng tại sao vẫn bị nói là "khá nông"?
Sao việt
06:12:01 22/05/2025
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh Nhật Bản 2025
Thế giới
06:09:21 22/05/2025
Nam ca sĩ sở hữu biệt phủ 4000m2 nói thẳng: "Gia đình không phải nơi tính toán lời lỗ"
Tv show
06:04:03 22/05/2025
Cú twist không ngờ trong vụ nữ diễn viên gen Z nghi bại lộ file ghi âm nói xấu rúng động showbiz
Sao châu á
05:59:39 22/05/2025
5 phim lãng mạn Hàn tuyệt hay gần đây nhưng ít người biết đến: Không xem thì quá đáng tiếc!
Phim châu á
05:56:20 22/05/2025
Sốc visual đẹp như búp bê Pháp của Song Hye Kyo, 100 năm nữa vẫn là huyền thoại
Hậu trường phim
05:53:02 22/05/2025
11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người
Pháp luật
23:48:09 21/05/2025
Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM
Tin nổi bật
23:41:38 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
Sức khỏe
23:32:29 21/05/2025