Quản lý bệnh đái tháo đường hiệu quả bằng thiết bị theo dõi đường huyết liên tục
Cùng với sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số, các ứng dụng và thiết bị theo dõi đường huyết đã ra đời, hỗ trợ hiệu quả cho người bệnh đái tháo đường và các bác sĩ trong quá trình điều trị.
Ông Nguyễn Văn M. (53 tuổi, ngụ tại TPHCM) đang theo dõi điều trị bệnh đái tháo đường tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM). Phát hiện mắc đái tháo đường từ tháng 7.2018, sau thời gian điều trị và điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, sức khỏe của ông M. ngày càng ổn định. Ông được chỉ định tiếp tục dùng thuốc, theo dõi đường huyết và duy trì tái khám.
Đầu năm 2020, để giúp ông có thể thuận tiện hơn trong việc kiểm tra đường huyết mỗi ngày mà không cần trích máu từ ngón tay, các bác sĩ hướng dẫn ông sử dụng thiết bị theo dõi đường huyết liên tục. Với thiết bị này, ông có thể chủ động kiểm soát được chỉ số đường huyết thông qua một cảm biến gắn ở da và thiết bị đọc kết quả đường huyết. Ông thường cung cấp các chỉ số đường huyết của mình cho bác sĩ để nhận được lời khuyên khi đường huyết không ổn định.
Vai trò của thiết bị theo dõi đường huyết liên tục
Theo BSCKI Mã Tùng Phát (Khoa Nội tiết BV ĐHYD TP.HCM), đối với người bệnh đái tháo đường, việc tuân theo phác đồ điều trị, chế độ ăn uống hợp lý đồng thời theo dõi đường huyết chính là yếu tố then chốt giúp người bệnh chủ động hơn trong kiểm soát tình trạng bệnh. Đây là cơ sở để bác sĩ điều chỉnh các thuốc điều trị cũng như các thói quen sinh hoạt ăn uống, tập luyện nhằm giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
BSCKI Mã Tùng Phát khám cho người bệnh . BV CUNG CẤP
Phần lớn người bệnh đái tháo đường sẽ theo dõi đường huyết tại nhà bằng các máy thử đường huyết mao mạch. Để thử đường huyết, người bệnh sẽ dùng kim để trích máu từ đầu ngón tay nên thường gây đau, sợ hãi và đôi khi là e ngại khi phải thử đường huyết trước mặt người khác. Trong những năm gần đây, thiết bị theo dõi đường huyết liên tục đã được sử dụng rộng rãi, giúp tự động đo đường huyết liên tục mỗi vài phút, trong suốt 24 giờ và trong nhiều ngày (thường là từ 7-14 ngày).
Tại BV ĐHYD TP.HCM, các Bác sĩ khoa Nội tiết đã thí điểm sử dụng phương pháp theo dõi đường huyết liên tục từ năm 2020. Trong khoảng nửa năm trở lại đây, số người bệnh được sử dụng tăng lên khá nhiều, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, giảm nguy cơ hạ đường huyết cho người bệnh. Chi phí sử dụng thiết bị này tuy không thấp, nhưng nếu so với chi phí phải nhập viện để điều trị tình trạng tăng hay hạ đường huyết thì sẽ thấp hơn rất nhiều.
Ngoài ra, điều này còn đảm bảo sự an toàn cho người bệnh, cải thiện niềm tin và sức khỏe tinh thần cho người bệnh.
Video đang HOT
Ưu, nhược điểm của thiết bị theo dõi đường huyết liên tục
BSCKI Mã Tùng Phát cho biết, thiết bị theo dõi đường huyết liên tục thường gồm một cảm biến gắn ở da (thường ở vùng bụng hoặc mặt dưới cánh tay) và một thiết bị đọc kết quả đường huyết để đo đường huyết liên tục 24/24. Ngoài ra, người bệnh còn có thể sử dụng điện thoại thông minh để đọc kết quả từ các cảm biến.
Với thiết bị này, người bệnh và người nhà người bệnh có thể xem đường huyết mỗi vài phút, bất kể khi nào, người bệnh không cảm giác đau khi phải trích máu từ ngón tay, có thể xem đường huyết bất kể nơi đâu với thao tác đơn giản (chỉ cần quan sát màn hình điện thoại) mà không cần phải đem theo kim, gòn, cồn và phải nghĩ cách xử lý các vật dụng này khi thử đường.
Ngoài ra, các thiết bị theo dõi đường huyết liên tục cho thấy diễn tiến đường huyết chi tiết, phản ánh những thay đổi đường huyết sau ăn khá rõ, từ đó giúp Bác sĩ có thêm cơ sở tư vấn cho người bệnh, nhất là chế độ ăn. Một số người bệnh chủ động hơn, khi thấy được những thay đổi đường huyết sau ăn với từng loại món ăn, thức uống họ dùng, họ có thể tự rút kinh nghiệm rồi điều chỉnh để tự quản lý đường huyết mình tốt hơn mà chưa phải đợi đến lịch khám.
Cải tiến của thiết bị này so với phương pháp đo đường huyết mao mạch chính là thay vì đo đường huyết trực tiếp từ máu, thì người bệnh đo đường huyết gián tiếp trong dịch mô kẽ. Đây là một ưu điểm vì ít xâm lấn hơn, dữ liệu đường huyết liên tục, đầy đủ hơn để có thông tin trong quản lý, điều trị. Một điểm mạnh của các thiết bị theo dõi đường huyết liên tục chính là khả năng lưu trữ và chuyển tiếp các dữ liệu. Với kết nối internet, các dữ liệu này được đồng bộ hóa đến một điện thoại hay máy tính khác ở rất xa. Chính vì vậy, bác sĩ hoặc người nhà người bệnh có thể truy cập trực tiếp dữ liệu đường huyết của người bệnh để đưa ra các hỗ trợ và tư vấn cần thiết, kịp thời.
Khuyết điểm của phương pháp này là giá thành hiện tại khá cao, chưa phù hợp khả năng chi trả cho phần lớn người bệnh. Mặt khác, để sử dụng các thiết bị này hiệu quả, người bệnh cần phải có những hiểu biết cơ bản về công nghệ, cần được hướng dẫn, tư vấn kĩ càng để có khả năng xử lý những thông tin và dữ liệu từ kết quả đường huyết.
Lưu ý giúp người bệnh đái tháo đường quản lý đường huyết hiệu quả
Các biến chứng của đái tháo đường như mắt, thận, não, tim… có thể xuất hiện ngay khi vừa mắc đái tháo đường. Việc theo dõi và kiểm soát đường huyết là chìa khóa để ngăn ngừa sự xuất hiện mới cũng như làm chậm diễn tiến của các biến chứng đái này. Quản lý và điều trị của đái tháo đường không chỉ đơn thuần là kiểm soát đường huyết mà con kết hợp với việc tầm soát và điều trị các biến chứng liên quan đái tháo đường.
BSCKI Mã Tùng Phát lưu ý, các thiết bị theo dõi đường huyết là một phương tiện, không phải một phương thức điều trị. Dù sử dụng thiết bị theo dõi đường huyết nào, hiệu quả chỉ thực sự đạt được khi kết hợp với chế độ điều trị hợp lý, bao gồm thay đổi chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực và dùng thuốc. Do đó, người bệnh không nên quá lệ thuộc vào những công nghệ này mà bỏ quên các bước theo dõi, tái khám, điều trị cơ bản như bác sĩ hướng dẫn.
Người cao tuổi, mắc bệnh nền có nên tiêm vaccine Covid-19?
Người nhà tôi 80 tuổi, bệnh đái tháo đường, đau dạ dày, nhân viên y tế khuyên nên tiêm vaccine Covid-19.
Xin hỏi bác sĩ vì sao nên tiêm, ảnh hưởng sức khỏe không? (Hùng, TP HCM)
Trả lời:
Khả năng nhiễm bệnh, nguy cơ nhập viện, nguy cơ diễn tiến nặng trong điều trị Covid-19 thường tăng ở người cao tuổi. Nguyên nhân là ở người cao tuổi, hàng rào bảo vệ hệ miễn dịch bị suy giảm so với người trẻ tuổi, nên virus dễ dàng xâm nhập, nhân lên, gây tổn thương. Hệ thống đáp ứng miễn dịch kém kéo theo không kiểm soát được các cơn viêm, các triệu chứng nặng xảy ra thúc đẩy các bệnh đồng mắc nặng hơn.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế hiện nay, người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính thuộc nhóm ưu tiên trong 16 nhóm được tiêm chủng phòng ngừa. Theo thống kê của nhiều nước trên thế giới, nhóm này tiêm vaccine sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh, nguy cơ nhập viện và nguy cơ tử vong.
Tuy nhiên người trên 65 tuổi, người có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào, tiền sử bệnh nền mạn tính đang điều trị ổn, tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông, cần tiêm chủng theo dõi tại bệnh viện.
Hiện nay, tùy chỉ định, chống chỉ định của từng loại vaccine và nhà sản xuất, người bệnh và nhân viên y tế nên sàng lọc khai báo đầy đủ để được theo dõi đúng.
Dưới đây là các nhóm người cao tuổi thường được nhân viên y tế thăm dò trước khi tiêm chủng phòng ngừa.
Tim mạch
Những người đang có các bệnh lý tim mạch nên tiêm chủng tại bệnh viện, để theo dõi và xử trí kịp thời các tác dụng phụ nặng như phản vệ, viêm màng ngoài tim... nếu có xảy ra sau tiêm. Bệnh nhân tim mạch tiêm chủng Covid-19 sớm sẽ giảm nguy cơ thúc đẩy bệnh nghiêm trọng phải nhập viện.
Trừ các chống chỉ định, tiêm vaccine sớm ở người mắc bệnh tim mạch sẽ có lợi hơn so với không tiêm.
Đái tháo đường
Người cao tuổi bệnh đái tháo đường dễ mắc nCoV hơn so với người không bị đái tháo đường, triệu chứng cũng nặng nề hơn do không kiểm soát được đường huyết làm giảm miễn dịch của cơ thể. Do đó tiêm vaccine Covid-19 cho nhóm này là cần thiết.
Bệnh gan mạn tính
Theo nghiên cứu, bệnh nhân gan mạn tính nên được ưu tiên tiêm chủng phòng ngừa Covid-19. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các trường hợp xơ gan mất bù, ung thư gan giai đoạn cuối đã cắt lách, cần trì hoãn tiêm chủng.
Bệnh cơ xương khớp mạn tính
Các thuốc kháng viêm, corticoid mà người mắc các bệnh cơ xương khớp đang dùng có thể làm giảm đáp ứng hiệu quả của vaccine Covid 19.
Do đó, quyết định có tiêm chủng khi đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hay không tùy thuộc vào liều đang sử dụng và thời gian sử dụng thuốc của từng người. Người đang dùng các thuốc này với liều 20mg/ngày trong vòng 2 tuẩn trở lên và trên 40mg/ngày trong một tuần trở lên, không được phép tiêm vaccine Covid-19 vì đây là liều ức chế miễn dịch.
Như vậy, người cao tuổi kèm hay không kèm bệnh nền, không phải là nhóm chống chỉ định trong tiêm chủng phòng ngừa Covid-19, mà là đối tượng ưu tiên.
Bác sĩ khám sàng lọc cho người cao tuổi tại hành lang bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, TP HCM, trước khi tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: Hà An
Sau tiêm vaccine Covid-19 không nên vận động mạnh ngay 166 Có nên kiêng rượu bia sau tiêm vaccine Covid-19? Làm gì khi ngứa họng, tê lưỡi sau tiêm vaccine Covid-19 ? Cần test dị ứng trước tiêm vaccine Covid-19? 65 Mắc bệnh tim mạch có nên tiêm vaccine Covid-19?
Bác sĩ Lê Nhất Duy - bác sĩ Bùi Phạm Minh Mẫn
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Cơ sở 3
Ngồi nhiều- "Bí kíp" để... chết sớm! Ngồi nhiều tăng nguy cơ tử vong, gây ra tác dụng có hại lên chuyển hóa đường và chất béo, khiến bạn dễ mắc bệnh đái tháo đường và tim mạch. Ngay cả khi bạn tập thể dục thường xuyên một giờ một ngày cũng sẽ không bảo vệ bạn khỏi chết sớm, nếu bạn dành hầu hết thời gian còn lại trong...