Quản lý bệnh đái tháo đường bằng thiết bị theo dõi đường huyết liên tục
Những năm gần đây, thiết bị theo dõi đường huyết liên tục đã được sử dụng rộng rãi, giúp tự động đo đường huyết liên tục mỗi vài phút, trong suốt 24 giờ và trong nhiều ngày (thường là từ 7 – 14 ngày).
Theo bác sĩ (BS) Mã Tùng Phát, Khoa Nội tiết – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, thiết bị gồm một cảm biến gắn ở da (vùng bụng hoặc mặt dưới cánh tay) và một thiết bị đọc kết quả đường huyết. Người bệnh có thể sử dụng điện thoại thông minh để đọc kết quả từ cảm biến.
Bác sĩ Mã Tùng Phát khám cho người bệnh. Ảnh ẢNH: BV ĐHYD TP.HCM
Cải tiến của thiết bị này so với phương pháp đo đường huyết mao mạch chính là thay vì đo đường huyết trực tiếp từ máu thì người bệnh đo đường huyết gián tiếp trong dịch mô kẽ. Đây là một ưu điểm vì ít xâm lấn hơn, dữ liệu đường huyết liên tục, đầy đủ hơn để có thông tin trong quản lý, điều trị. Với kết nối internet, các dữ liệu này được đồng bộ hóa đến một điện thoại hay máy tính khác ở xa. Nhờ đó, BS có thể truy cập trực tiếp dữ liệu đường huyết của người bệnh để đưa ra các tư vấn kịp thời.
Video đang HOT
BS Mã Tùng Phát lưu ý, các thiết bị theo dõi đường huyết là một phương tiện, không phải một phương thức điều trị. Dù sử dụng thiết bị theo dõi đường huyết nào, hiệu quả chỉ thực sự đạt được khi kết hợp với chế độ điều trị hợp lý, bao gồm thay đổi chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực và dùng thuốc.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM thực hiện chương trình tư vấn với chủ đề: “Ứng dụng công nghệ mới theo dõi đường huyết liên tục trong quản lý đái tháo đường”, theo dõi tại: https://bit.ly/congnghemoitheodoiduonghuyet.
Không ăn đồ ngọt, cô giáo trẻ vẫn bị tiểu đường vì thường ăn 2 món này
Cô giáo 36 tuổi thường ngày không dám ăn đồ ngọt nhưng vẫn mắc chứng tiểu đường và phải nhập viện cấp cứu. Cô bị hôn mê và cuối cùng đã qua đời sau 8 giờ điều trị.
Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Bệnh có tỉ lệ mắc rất cao, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Người bệnh chỉ có thể duy trì đường huyết ở mức độ bình thường bằng cách tiêm insulin hoặc dùng thuốc hạ đường huyết. Tiểu đường nếu sinh ra biến chứng có thể gây tổn thương các nội tạng, dây thần kinh và nhiều cơ quan khác của cơ thể.
Một thực tế đáng lo ngại là bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Mới đây, tại Trung Quốc. một cô giáo tiểu học mới 36 tuổi nhưng đã qua đời vì biến chứng tiểu đường.
Theo đó, cô Lương, năm nay 36 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Trung tại một trường tiểu học. Cuối năm ngoái, công việc của cô khá căng thẳng, lịch làm việc kín mít vì phải dạy bù sau thời gian nghỉ dịch. Thời điểm này, cô Lương thường xuyên gặp phải tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, tim đập nhanh và đau bụng. Tuy nhiên do bận ôn thi cho học sinh nên cô đã không đến viện khám.
Ngày môn thi cuối cùng kết thúc, cô Lương đột nhiên ngất xỉu trước cửa lớp. Sau khi được đưa đến bệnh viện, kết quả kiểm tra cho thấy chỉ số đường huyết lúc đói của cô lên tới 21,8 mmol/L, trong khi của người bình thường chỉ là 3,9 - 6,1 mmol/L.
Cô Lương được chẩn đoán tiểu đường nặng và qua đời sau 8 tiếng cấp cứu. (Ảnh minh họa)
Nữ giáo viên được chẩn đoán mắc tiểu đường nặng. Sau đó, cô đột ngột hôn mê và cuối cùng đã qua đời sau 8 giờ điều trị. Chồng cô Lương vội vã đến bệnh viện, nghe thông báo từ bác sĩ, anh bật khóc và gặng hỏi lý do vì sao vợ mình không bao giờ ăn ngọt nhưng lại có thể bị tiểu đường.
Để giải đáp thắc mắc của người nhà bệnh nhân, bác sĩ đã tìm hiểu chế độ ăn của cô Lương và đưa ra nhận định rất có thể cô đã ăn quá nhiều 2 món là cà tím kho và súp lơ xào.
Cà tím vốn là loại thực phẩm ít calo, giàu chất xơ và vitamin nhưng cô Lương thường kho cà tím để ăn. Khi chế biến theo cách này, món ăn sẽ chứa lượng lớn gia vị và dầu ăn. Cô Lương cao 1m55, nặng gần 65kg, có thể nói là khá mũm mĩm, lại ăn nhiều mỡ nên ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất, tăng lượng đường trong máu.
Món thứ hai cô Lương thường dùng súp lơ trắng xào. Súp lơ trắng nổi tiếng với tác dụng giảm cân. Tuy nhiên, cô Lương lại xào bằng mỡ lợn. Cách làm này tuy giúp súp lơ trắng thơm ngon, đậm vị nhưng đồng thời gia tăng lượng chất béo. Ăn hàng ngày sẽ khiến sức khỏe ngày càng sa sút.
Như vậy có thể thấy chọn thực phẩm lành mạnh thôi là chưa đủ mà quan trọng không kém là phương pháp chế biến món ăn. Bản thân cô Lương chọn được thực phẩm có lợi song khi nấu lại cho nhiều dầu mỡ, gia vị, là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu đường.
Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn gì trước khi tiêm Covid-19? Bố tôi bị cao huyết áp, có tiền sử tim mạch, chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19. Bố nên ăn gì để ổn định đường huyết trước tiêm, tránh rối loạn đông máu? (Diệu Vy) Trả lời: Thông thường, người có các bệnh lý như bố bạn sẽ sử dụng thuốc thường xuyên. Do đó, lưu ý trong những ngày trước khi đi tiêm...