Quặn lòng trước cảnh trẻ em Yemen oằn mình trong nạn đói triền miên
Khi Mỹ đưa Houthi trở lại danh sách thực thể khủng bố do lực lượng này liên tục tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ và Vịnh Aden, một lần nữa nỗi lo về cuộc khủng hoảng an ninh lương thực vốn đã trầm trọng ở Yemen nhiều năm qua lại dấy lên.
Một em bé bị suy dinh dưỡng nặng tại Yemen. Ảnh: AFP
Trong bối cảnh hy vọng đạt được một thỏa thuận hòa bình chấm dứt nội chiến đang ngày càng mờ nhạt do các diễn biến mới nhất ở Gaza và Biển Đỏ liên quan đến lực lượng Houthi, cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Yemen đã trở nên xấu đi chưa từng có.
Theo số liệu thống kê năm 2022 của Nhóm Phát triển Bền vững Liên hợp quốc (UNSDG), hơn một nửa dân số Yemen, tương đương 17,4 triệu người, đang trong tình trạng bị mất an ninh lương thực. Tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất ở các khu vực đang có xung đột hoặc các khu vực lân cận, nơi việc tiếp cận nhân đạo bị hạn chế do tình hình an ninh.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em Yemen thuộc hàng cao nhất thế giới, với 75% trẻ em Yemen bị suy dinh dưỡng cấp tính. Bên cạnh đó, số lượng trẻ em và phụ nữ suy dinh dưỡng ở Yemen còn gia tăng sau mỗi năm xung đột, do tỷ lệ mắc các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp và dịch tả cao. Năm 2022, UNICEF đã ghi nhận tiếp nhận 366.358 trẻ em vào điều trị với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng.
Trong khu suy điều trị dinh dưỡng cấp tính của bệnh viện Al Sadaqah, Abdo (4 tuổi) được người thân chăm sóc. Bất chấp những nỗ lực hết sức của nhân viên bệnh viện, Abdo đã qua đời 10 ngày sau đó. Ảnh: UNSDG
Cậu bé 1 tuổi ăn cùng gia đình trong trại dành cho người di tản ở Aden, Yemen. Ảnh: WEP
Abdullatif cùng hai người con út. Cả hai bé đều có dấu hiệu suy dinh dưỡng cấp tính.
Ảnh: WFP
Video đang HOT
Một em bé ăn thực phẩm bổ sung tại điểm phân phát lương thực của WFP ở Mokha, Yemen.
Ảnh: WFP
Kể từ xung đột, giá các mặt hàng cơ bản cũng tăng mạnh, tăng từ 30 đến 70%, khiến cuộc khủng hoảng lương thực trở nên tồi tệ hơn. Kéo theo đó, nền kinh tế Yemen suy giảm hơn một nửa, với hơn 80% người dân hiện đang sống dưới mức nghèo khổ. Sự sụp đổ của nền kinh tế thể hiện rõ nhất ở việc người dân mất thu nhập, chính phủ mất doanh thu, giá hàng hóa tăng cao và hàng hóa nhập khẩu bị hạn chế, bao gồm nhiên liệu.
Với chỉ 50% cơ sở y tế của Yemen còn hoạt động, nạn đói cùng các bệnh dịch kéo theo đang gây thêm sức ép lên hệ thống y tế vốn đã mong manh của đất nước.
Theo LHQ, ngay cả với mức hỗ trợ nhân đạo hiện tại, 12 trong số 22 tỉnh của Yemen vẫn có khoảng cách lớn về tiêu dùng thực phẩm. Vào năm 2021, thông qua việc khôi phục cơ sở hạ tầng nước và hệ thống thủy lợi, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) đã cung cấp hỗ trợ khẩn cấp về nông nghiệp và chăn nuôi để giúp khôi phục và bảo vệ sinh kế dễ bị tổn thương cũng như thúc đẩy khả năng phục hồi của cộng đồng nông thôn.
Trẻ em Yemen ra đường ăn xin, nhặt rác trong hoàn cảnh đói nghèo. Ảnh: AFP
Người dân Yemen nhận hàng cứu trợ lương thực từ một tổ chức. Ảnh: AFP
Cô Hayat, một phụ nữ Yemen 30 tuổi, chia sẻ lại cảm giác khi gia đình cô phải tháo chạy do cuộc nội chiến: “Tôi không thể tìm thấy bất cứ thứ gì để cho các con mình ăn. Tôi không thể diễn tả được cảm giác đói đó”. Ảnh: WFP
Tình trạng mất an ninh lương thực sẽ tiếp tục gia tăng ở Yemen nếu các tổ chức, chính phủ toàn cầu ngừng hỗ trợ nhân đạo. Giới phân tích chỉ ra chỉ ra có hòa bình mới có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn đói khát và xung đột. Tuy nhiên, hy vọng về một nền hòa bình bền vững tại Yemen đang dường như tan biến khi cuộc xung đột tại Gaza giữa Israel và Hamas có nguy cơ lan rộng ra khu vực, kéo theo sự tham gia của lực lượng Hồi giáo Houthi.
Houthi là lực lượng kiểm soát những khu vực đông dân nhất ở Yemen. Sau khi xung đột Israel – Hamas bùng nổ, từ tháng 10/2023, Houthi đã tấn công các tàu thương mại trong khu vực mà họ cho rằng có liên quan đến Israel, nhằm ủng hộ người Palestine và nhóm Hamas trong cuộc xung đột với Israel ở Dải Gaza.
Nỗi lo khủng hoảng nhân đạo Yemen gia tăng sau khi Mỹ trừng phạt Houthi
Chính phủ Mỹ cam kết họ sẽ đưa ra các hình phạt tài chính nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen nhưng không gây thiệt hại tới 32 triệu dân ở quốc gia vốn dĩ đối mặt với nạn đói nghiêm trọng sau nhiều năm xung đột kéo dài.
Các gia đình Yemen nhận khẩu phần bột mì từ các tổ chức từ thiện. Ảnh: AFP
Theo hãng tin Reuters, ngày 17/1, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố đưa phong trào Hồi giáo Houthi ở Yemen trở lại danh sách các thực thể khủng bố do lực lượng này liên tục tấn công tàu thuyền trên các tuyến hàng hải quốc tế ở Biển Đỏ.
Trong tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu rõ: "Hôm nay Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo coi Ansarallah, thường được gọi là Houthi, là một nhóm khủng bố toàn cầu được chỉ định đặc biệt (SDGT), hành động này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ hôm nay".
Các biện pháp trừng phạt đi kèm với việc liệt Houthi vào danh sách khủng bố nhằm mục đích cắt đứt nhóm này khỏi nguồn tài chính của họ.
Tuy nhiên, trước quyết định trên của Washington, các quan chức viện trợ bày tỏ lo ngại. Phó giám đốc tổ chức Oxfam America Scott Paul cho biết quyết định này sẽ chỉ làm gia tăng mức độ bất ổn và mối đe dọa khác đối với người dân Yemen vẫn đang vướng vào một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất thế giới.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, chính phủ Mỹ đã liệt kê nhóm Houthi vào danh sách tổ chức khủng bố toàn cầu. Tuy nhiên, đến khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, nhà lãnh đạo đã đảo ngược quyết định, viện dẫn lý do các lệnh trừng phạt gây ra mối đe dọa nhân đạo đối với dân thường Yemen.
Các cuộc tấn công quân sự mới đây của Mỹ và Anh nhằm vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen đã không ngăn được các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của lực lượng Houthi đối với các tàu thương mại đi qua tuyến đường Biển Đỏ.
Ngay cả khi các quan chức chính quyền Tổng thống Biden xem xét các lệnh trừng phạt mới, lực lượng Houthi trong tuần này tiếp tục phát động cuộc tấn công thứ hai nhằm vào một con tàu thuộc sở hữu của Mỹ bằng máy bay không người lái. Con tàu và thủy thủ đoàn an toàn sau khi dập tắt đám cháy do vụ tấn công.
Theo hãng tin AP, giới phê bình cho rằng các biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ có thể ít ảnh hưởng đến Houthi. Bên cạnh đó cũng xuất hiện lo ngại việc đưa Houthi vào danh sách khủng bố có thể làm phức tạp các nỗ lực quốc tế nhằm đạt được một thỏa thuận hòa bình trong cuộc chiến hiện tạm lắng xuống với Saudi Arabia.
Theo Liên hợp quốc, xung đột và những chính sách sai lầm của chính phủ đã khiến 24 triệu người Yemen đứng trước nguy cơ nghèo đói và bệnh tật, trong đó 14 triệu người đang rất cần được hỗ trợ nhân đạo. Các nhóm viện trợ trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc chiến ở Yemen đã đưa ra nhiều cảnh báo hàng triệu người Yemen đang trên bờ vực nạn đói.
Các tổ chức viện trợ chỉ ra nỗi sợ vi phạm các quy định trừng phạt của Mỹ cũng đủ khiến các chủ hàng, ngân hàng và những bên khác trong chuỗi cung ứng thương mại mà người Yemen phụ thuộc muốn né tránh quốc gia này. Yemen nhập khẩu 90% lương thực.
Biết rõ nỗi lo ngại từ các tổ chức viện trợ, các quan chức Mỹ nêu rõ các lệnh trừng phạt mới sẽ không áp dụng đối với các chuyến hàng thương mại thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu và hỗ trợ nhân đạo vào các cảng của Yemen. Các lệnh trừng phạt cũng sẽ có hiệu lực 30 ngày kể từ ngày công bố, giúp các công ty vận tải biển, ngân hàng, công ty bảo hiểm và những bên khác có thời gian chuẩn bị.
Trong một tuyên bố mới nhất, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nhấn mạnh sẽ đưa ra các miễn trừ chưa từng có đối với các mặt hàng chủ lực, bao gồm thực phẩm, để giúp giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đối với người dân Yemen, đồng thời nói thêm những người dân này không nên phải trả giá vì hành động của Houthi.
Hiện tại, chính quyền không tái áp dụng việc chỉ định nghiêm khắc hơn về tổ chức khủng bố nước ngoài đối với Houthi. Điều đó sẽ ngăn cản người Mỹ, cùng với những người và tổ chức thuộc quyền tài phán của Mỹ, cung cấp "hỗ trợ vật chất" cho Houthi. Các nhóm viện trợ cho rằng bước đi đó có thể có tác dụng hình sự hóa hoạt động thương mại và hỗ trợ thông thường cho người Yemen.
Ông Sullivan nói thêm Mỹ sẽ đánh giá lại quyết định nếu lực lượng Houthi tuân thủ trật tự hàng hải quốc tế.
Tuần trước, Jared Rowell, Giám đốc Ủy ban Cứu hộ Quốc tế tại Yemen, cho biết các cuộc tấn công và phản công đã làm gián đoạn việc vận chuyển hàng hóa và viện trợ vào Yemen, khiến gia thực phẩm và nhiên liệu tăng cao.
Houthi nêu cách tàu bè tránh bị tấn công ở Biển Đỏ Lực lượng Houthi ở Yemen yêu cầu tàu bè đi qua Biển Đỏ phải báo trước cho họ về điểm đến và khẳng định không dính dáng gì tới Israel để tránh bị tấn công. ArabNews hôm nay (8/1) dẫn lời lãnh đạo Houthi Mohammed Ali Al-Houthi khẳng định các con tàu có thể di chuyển an toàn qua Biển Đỏ, Eo biển...