Quân khu 7 tăng cường công tác giáo dục quốc phòng, an ninh
Thời gian qua, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) đã được Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và các địa phương trên địa bàn triển khai thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đạt kết quả cao.
Theo đó, Quân khu tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động của hội đồng GDQPAN các cấp, phát huy vai trò tham mưu của cơ quan thường trực hội đồng đối với công tác GDQP AN; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên, giáo viên, giảng viên giảng dạy GDQPAN tại các trường; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các trường đại học, cao đẳng thực hiện nghiêm túc; tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác GDQPAN ở các cấp.
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: HÀ AN
Năm 2020, Hội đồng GDQPAN Quân khu 7 đã thực hiện 10 nội dung trọng tâm và năm biện pháp chủ yếu gồm: Tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai, thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của ảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quân sự, quốc phòng và giáo dục quốc phòng, an ninh. Tập trung bồi dưỡng, GDQPAN cho cán bộ đối tượng 4; chức sắc, nhà tu hành, người đứng đầu các tổ chức tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưởng các họ tộc và người có uy tín trong cộng đồng dân cư trên địa bàn. Các trung tâm GDQPAN, trường liên kết và cơ quan quân sự địa phương thực hiện tốt công tác giảng dạy môn học GDQPAN cho hơn 600 nghìn học sinh, sinh viên. Các địa phương đã tổ chức hội thao, kiểm tra công tác giảng dạy GDQPAN tại các trường THPT, tiêu biểu như TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Phước, Long An. Cơ quan quân sự nhiều địa phương phối hợp oàn thanh niên tổ chức chương trình “Học kỳ Quân đội”, “Trải nghiệm Quân ngũ”, “Em yêu chú bộ đội”, thu hút hàng nghìn học sinh tham gia. Các địa phương tập trung tuyên truyền về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên phương tiện thông tin đại chúng và kết hợp phổ biến kiến thức quốc phòng, an ninh trong hoạt động của các đoàn thể, các lễ hội.
* Tỉnh Bắc Ninh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính; rà soát, bổ sung các quy hoạch có chất lượng, thể hiện tầm nhìn; huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định, ban hành các cơ chế, chính sách, từng bước tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn.
Video đang HOT
Theo kết quả khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ công tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, tỷ lệ người dân đánh giá hài lòng về các dịch vụ công đạt hơn 90% vào năm 2018 và hơn 98% vào năm 2020. Những tiêu chí có tính chất cản trở người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) hiện nay đã giảm đáng kể so với năm 2018. Rõ nét nhất là tỷ lệ công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình giải quyết TTHC giảm từ 14,04% (năm 2018) giảm xuống còn 2,35%; tỷ lệ trả thêm chi phí khác ngoài phí/lệ phí quy định giảm từ 2,03% xuống còn 0,94%; tỷ lệ phải sang sở, đơn vị chuyên ngành giải quyết TTHC giảm từ 9,56% xuống còn 6,67% trong năm 2020.
Hiện nay tỉnh đang đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, lấy sự hài lòng của người dân và nhà đầu tư làm mục tiêu phấn đấu và thước đo mức độ hoàn thành công việc.
Chất lượng giáo dục QP-AN góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược ở Hà Tĩnh
Những năm qua, Hà Tĩnh luôn là địa phương dẫn đầu của Quân khu IV về công tác giáo dục quốc phòng - an ninh (QP-AN) cho các đối tượng. Nhiệm vụ này luôn được các cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới cả nội dung lẫn hình thức.
Một buổi thực hành kiến thức QP - AN cho đối tượng 3 tại Trung đoàn 841 - Bộ CHQS Hà Tĩnh.
Mới đầu giờ sáng nhưng trên bãi huấn luyện chuyên ngành giáo dục QP-AN của Trường Đại học Hà Tĩnh, các sinh viên trong bộ quân phục màu xanh đã say sưa, miệt mài thực hành kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, kỹ thuật chiến đấu tiến công với những động tác khá thuần thục và chuẩn xác.
Sinh viên Hồ Thị Phương Thảo, K12 Khoa Sư phạm chia sẻ: "Tham gia lớp học kiến thức về quân sự, chúng em không chỉ tiếp thu những kiến thức về QP-AN, bảo vệ Tổ quốc, những kỹ năng cơ bản về quân sự mà còn được rèn luyện nếp sống kỷ luật, tác phong quân sự, tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, trách nhiệm cộng đồng".
Cơ quan quân sự huyện Can Lộc phối hợp với chính quyền và đại diện Ban hành giáo xứ Hòa Mỹ, xã Xuân Lộc tuyên truyện, vận động gia đình giáo dân chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đại tá Lê Hồng Nhân - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh cho rằng: "Để công tác giáo dục QP-AN đi vào nền nếp, đạt chất lượng, hiệu quả, cơ quan quân sự các cấp đã làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, trong đó, quân sự và công an đóng vai trò nòng cốt trong việc tham mưu, chỉ đạo công tác giáo dục QP-AN ở cơ sở".
Bộ CHQS tỉnh đã chủ động tham mưu triển khai toàn diện, đồng bộ, hiệu quả công tác giáo dục QP-AN cho các đối tượng theo đúng kế hoạch, đạt chất lượng, hiệu quả. Theo đó, Hội đồng Giáo dục QP-AN từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn đủ số lượng, đúng thành phần; các thành viên phát huy tốt vai trò trách nhiệm trong tham mưu, tổ chức thực hiện.
Mạng lưới giáo viên giáo dục QP-AN các cấp từng bước được chuẩn hóa; trong đó, giáo viên chuyên trách giáo dục QP-AN cho học sinh, sinh viên chiếm 28%, giáo viên kiêm nhiệm 72%.
Cán bộ, nhân viên Ban CHQS huyện Lộc Hà phối hợp với cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động chủ tàu thuyền, ngư dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Ông Võ Tá Lân - Bí thư Đảng ủy xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: "Cùng với việc phát huy vai trò của hệ thống chính trị, tăng cường mạng lưới báo cáo viên, chúng tôi đã xây dựng và nhân rộng mô hình "Tổ dân phố liên kết", "Tổ liên gia đoàn kết", "Tổ an ninh nhân dân"... Cùng với đó, tăng cường đối thoại, trao đổi, giải đáp những vấn đề nảy sinh ngay từ cơ sở nên mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được chuyển tải đến tận người dân".
Điểm nhấn trong việc đổi mới nội dung, hình thức giáo dục QP-AN ở các địa phương trong toàn tỉnh đó là phát huy vai trò, hiệu quả của hệ thống các thiết chế văn hóa ở cơ sở, đặc biệt là mạng lưới thông tin đại chúng, truyền thanh nhằm chuyển tải thông tin đến với Nhân dân bằng tinh thần: "Mỗi cán bộ, đảng viên ở từng khối phố, thôn, bản là những "báo cáo viên" ngay tại cơ sở".
Học sinh trường THPT Hồng Lĩnh thực hành kiểm tra bài "5 kỹ thuật băng bó vết thương" tại Hội thao giáo dục QP - AN năm 2020.
Theo số liệu thống kê hằng năm, công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức QP-AN cho các đối tượng trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra từ 4,5-30%. Riêng năm 2020, Trung đoàn 841 đã mở 4 lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho 328 cán bộ đối tượng 3; 13 huyện, thành phố, thị xã mở 51 lớp cho 6.404 cán bộ đối tượng 4; các trường đại học, cao đẳng, THPT trong toàn tỉnh đã bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho trên 54.500 học sinh, sinh viên...
Hà Tĩnh là một trong những địa phương được Hội đồng Giáo dục QP - AN Quân khu IV tặng bằng khen về công tác giáo dục QP - AN năm 2020.
Nhờ đổi mới nội dung, hình thức gắn với nâng cao chất lượng giáo dục QP-AN, các địa phương trong tỉnh đã làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về 2 nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng tiềm lực khu vực phòng thủ vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã Dân Lý Với mục tiêu "về đích" nông thôn mới (NTM) nâng cao trong năm 2021, xã Dân Lý (Triệu Sơn) đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động trong toàn đảng bộ, của mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Phát huy tính năng động, sáng tạo, vai trò chủ...